Mỹ rầm rập đưa vũ khí đến “khiêu chiến” với Nga
Mỹ sẽ lần đầu tiên đưa vũ khí đến sát nách Nga với một quy mô rất lớn, lên đến hàng trăm xe tăng và xe bọc thép. Phải chăng Mỹ rầm rập đưa vũ khí đến để “khiêu chiến” với Nga trong bối cảnh cuộc đối đầu Đông-Tây đang nóng bỏng chưa từng có.
Ảnh minh họa
Washington hôm qua (23/6) thông báo, nước này sẽ lần đầu tiên triển khai hàng loạt vũ khí hạng nặng ở Trung và Đông Âu. Động thái này diễn ra khi mà giữa Nga và phương Tây đang có cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
“Chúng tôi sẽ triển khai một lực lượng phương tiện bọc thép tương ứng một lữ đoàn chiến đấu cùng với những vũ khí đi kèm theo đến các nước Trung và Đông Âu”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cho biết như vậy trong một cuộc họp báo chung với 3 người đồng cấp của các quốc gia Baltic trước thềm cuộc họp NATO sắp tới.
“Những vũ khí được Mỹ triển khai đến Châu Âu sẽ bao gồm các xe tăng, phương tiện chiến đấu bộ binh và pháo binh”, ông Carter cho hay đồng thời thêm rằng Estonia, Lithuania, Latvia, Bulgaria, Rumania và Ba Lan “đã nhất trí cho phép triển khai các vũ khí tương đương cấp tiểu đoàn và trung đội trên lãnh thổ của nước họ”. Những vũ khí đó sẽ “được di chuyển khắp khu vực cho các cuộc tập trận và huấn luyện”.
“Trong khi chúng tôi không tìm kiếm một cuộc chiến tranh lạnh chứ đừng nói là một cuộc chiến tranh nóng thì chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh của mình”, ông Carter tuyên bố.
Lầu Năm Góc tiết lộ, họ sẽ triển khai 250 vũ khí hạng nặng đến Châu Âu, trong đó có 90 xe tăng Abrams, 140 phương tiện bọc thép Bradley và 20 bích kích pháo tự hành.
“Động thái của Mỹ là nhằm để phát đi thông điệp với Nga, các đồng minh của Mỹ cũng như các cường quốc thế giới khác rằng, Mỹ vẫn đang là cường quốc dẫn đầu về quân sự trên toàn cầu và có thể đối phó với những mối đe dọa từ Nga trong khu vực. Mỹ cũng muốn rằng họ không phải là một cường quốc đang suy giảm về sức mạnh”, ông Marcin Terlikowski – một nhà phân tích thuộc Viện Các Vấn đề Quốc tế Ba Lan, đã đưa ra nhận định như vậy.
Thông báo gây giật mình về hoạt động triển khai vũ khí của Mxy được đưa ra sau khi NATO hôm thứ Hai đầu tuần (22/6) cam kết sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu trong bối cảnh đang xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine.
Trong khi đó, lực lượng nổi dậy Ukraine hôm qua cáo buộc quân chính phủ giết hại 3 dân thường trong những cuộc tấn công được phát động vài giờ trước thềm một cuộc đàm phán mới ở thủ đô Paris về việc chấm dứt cuộc chiến tranh ly khai kéo dài 15 tháng qua ở miền đông Ukraine.
Video đang HOT
Bộ chỉ huy quân sự của Kiev được phương Tây hậu thuẫn thì cho biết, họ mất một binh lính vì đạn pháo và súng cối hạng nặng của quân ly khai.
Tình trạng bạo lực leo thang trở lại ở miền đông Ukraine trong tháng này có nguy cơ phá vỡ lệnh ngừng bắn đạt được hồi tháng 2 và nó cũng nhắc người ta nhớ đến những thất bại của các nhà ngoại giao trong việc tìm kiếm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng đã cướp đi sinh mạng của 6.500 người ở Ukraine trong vòng hơn một năm qua.
Cuộc đàm phán ở Paris là cuộc gặp gỡ của Bộ Tứ Normandy gồm Pháp, Đức, Nga và Ukraine. Tuy nhiên, các bên vẫn chẳng đạt được kết quả gì ngoài những tuyên bố, phát biểu quen thuộc. Cuộc họp ở Paris đã ra một tuyên bố chung, trong đó kêu gọi “nhanh chóng làm dịu căng thẳng, hạ nhiệt” tình trạng bạo lực mới nhất đang nổ ra và “thực hiện ngừng bắn ngay lập tức” cũng như rút vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến tuyến.
“Chúng tôi rất quan ngại về tình hình an ninh ở Donbass”, Ngoại trưởng 4 nước Nga, Pháp, Đức và Ukraine cho biết, ám chỉ đến khu vực miền đông Ukraine.
“Chúng tôi kêu gọi nhanh chóng tiến làm dịu căng thẳng và ngừng bắn ngay lập tức để tạo điều kiện cho việc đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế- xã hội và nhân đạo”, tuyên bố do chủ nhà Pháp đưa ra đã nói như vậy.
Dương oai diễu võ
Kể từ sau khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát kéo theo vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, NATO đang liên tục phô trương sức mạnh, dương oai diễu võ ở các nước láng giềng xung quanh Nga gồm Ba Lan và các nước Baltic.
Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang tiến hành một loạt các cuộc tập trận tập trung vào đội quân mũi nhọn mà họ dựng lên với mục tiêu được tuyên bố là để tăng cường an ninh cho sườn phía đông của NATO nhưng thực tế là nhằm vào Nga.
Tham gia cuộc tập trận ở Ba Lan hồi tuần trước, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang “thực hiện hoạt động triển khai, tăng cường lực lượng cho phòng thủ tập thể lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh”.
Những thông tin về việc Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng đến miền đông Châu Âu đã khiến Moscow không thể ngồi yên, tuyên bố sẽ đáp trả bằng việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân chiến lược đáng sợ của mình.
Tổng thống Putin thẳng thắn cáo buộc liên minh do Mỹ dẫn đầu “đang áp sát biên giới của chúng tôi “. (tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Giải pháp nào cho Donbass đang trên bờ vực chiến tranh?
Các cuộc xung đột ở miền Đông Nam Ukraina có thể leo thang bất cứ lúc nào thành một cuộc chiến tranh. Giải pháp nào cho Donbass?
Các quân nhân Ukraina triển khai vũ khí tại bờ biển Azov ở Shyrokyne
Các lực lượng Kiev đã phát động một hành động quân sự chống lại những người ủng hộ nền độc lập ở các khu vực Donetsk và Lugansk vào tháng 4/2014. Trong tháng 2, hai bên đã ký một thoả thuận ngừng bắn, nhưng các cuộc giao tranh lẻ tẻ vẫn tiếp diễn ở Donbass bất chấp thoả thuận.
"Thực tế chúng ta đang ở trên bờ vực của một cuộc chiến tranh. Cuộc xung đột của chúng ta không phải là trong nội bộ Ukraina, nó hoàn toàn phù hợp với những gì đang diễn ra ở Syria, Yemen, các cuộc nổi dậy ở Macedonia,... và có thể dẫn tới các hậu quả rất bi thảm, kết quả là mọi thứ có thể leo thang trong vài giờ."
Pushilin -đại diện của nước Cộng hoà tự xưng Donetsk (DPR) đã nói với hãng tin RIA Novosti rằng lập trường của cộng đồng quốc tế về cuộc xung đột tại Donbass có thể xác định liệu các cuộc giao tranh tại miền Đông Nam Ukraina sẽ hoàn toàn chấm dứt hay không.
"Một số quốc gia đang phát triển đang đưa ra một tín hiệu nào đó, thậm chí thông qua thái độ trung lập và không can dự của họ [về cuộc xung đột], rằng họ sẽ không ủng hộ các giải pháp quân sự, họ theo đuổi tiến trình hoà bình. "
Phương Tây và Kiev đã đang cáo buộc Nga đổ thêm dầu vào cuộc xung đột ở miền đông nam Ukraina, mặc dù các tuyên bố này đã không dẫn ra bất cứ bằng chứng thực tế cụ thể nào. Moscow đã liên tục nhấn mạnh rằng nước này không liên quan tới cuộc xung đột và đã tham gia với các vai trò khác nhau trong các cuộc đàm phán hoà bình cho Ukraina.
Kiev vẫn tiếp tục yêu cầu chính phủ các nước phương Tây, cụ thể là Mỹ hỗ trợ quân sự trong bối cảnh các cuộc chiến lẻ tẻ ở miền Đông Nam Ukraina. Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã không chấp thuận viện trợ cho Kiev, mặc dù Quốc hội nước này đã nhấn mạnh rằng Washington cho phép việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho chính phủ Ukraina.
Các hoạt động của Kiev ở Donbass nhằm che đậy sự bất lực về chính trị
"Sự bất lực chính trị và cấu trúc nền kinh tế của đất nước là bằng chứng. Cuộc chiến ở đây là một cách để che đậy sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu tự chủ trong việc đưa ra quyết định." Pushilin đã cho biết thêm rằng cuộc xung đột ở Donbass có thể tiếp diễn trong hàng chục năm.
"Đó không có nghĩa là chúng ta sẽ phải chịu cảnh súng đạn trong 10 năm. Ý tôi ở đây là liệu một giải pháp đầy đủ cho các vấn đề chính trị sẽ được đưa ra trong cuộc xung đột. Điều này có thể mất một thời gian dài. Quá trình này không thể đoán trước được," Pushilin giải thích.
Theo Pushilin, DPR đang thực hiện mọi thứ để có thể chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Nam Ukraina.
Kiev trì hoãn việc thực thi thoả thuận Minsk bằng cách kéo dài việc trao đổi tù nhân
"Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi hiện nay là vấn đề về trao đổi tù nhân và sự hiện diện của một vài đại diện từ phía bên kia, những người mà không cho là có sự cần thiết để tăng cường quá trình trao đổi tù nhân theo phương thức "toàn bộ đổi toàn bộ" [tù nhân], họ đang cố tìm kiếm một phương thức khác và sẽ làm chậm tiến trình với những hành động này của mình," Denis Pushilin đã nói với hãng tin RIA Novosti.
Các nhà thương thuyết DPR đã nhấn mạnh rằng việc trao đổi tù nhân là vấn đề chính của cuộc thảo luận giữa các thành viên của phân nhóm cứu trợ nhân đạo thuộc Nhóm liên lạc ở Ukraina, nhóm này bao gồm các đại diện từ Kiev, các nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk, Moscow và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Một loạt các cuộc họp nhóm nhỏ đã được tổ chức từ đầu năm 2015 để bảo đảm rằng cả Kiev và DPR và LPR đang hướng tới việc thực thi thoả thuận hoà bình Minsk đã đạt được hồi tháng hai.
Dỡ bỏ lệnh phong toả kinh tế Donbass sẽ được thảo luận ở Minsk
Việc dỡ bỏ lệnh phong toả kinh tế đã ban hành ở Donbass bởi Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko trong bối cảnh giao tranh giữa các lực lượng Kiev và những người ủng hộ nền độc lập cục bộ sẽ là chủ đề chính trong các cuộc đàm phán sắp tới ở Minsk, các đặc phái viên DPR cho biết.
"Việc dỡ bỏ phong toả kinh tế," Pushilin đã trả lời khi được hỏi về các vấn đề chính sẽ được thảo luận trong suốt các cuộc đàm phán.
Uy Phong
Theo_Báo Đất Việt
"Mỹ bắt đầu đổ tiền vào cựu thù - Quân đội Việt Nam" "Khi đánh nhau với bộ đội Việt Nam, tướng tá, chỉ huy quân đội TQ thường xuyên phải xin tăng viện kể cả quân sỹ lẫn đạn dược. Trong khi đó, lực lượng của Việt Nam toàn đánh "trên tầm với"" Trang Medium - một dự án sáng tạo báo chí hiện đại ngày 11/6/2015 đã đăng tải một bài viết phân tích...