Mỹ rầm rập điều quân đến Trung Đông, khiến kẻ thù “lạnh gáy”
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan hôm qua (17/6) cho biết trong một tuyên bố rằng, Lầu Năm Góc đã thông qua việc triển khai thêm 1.000 quân cho mục đích phòng vệ “nhằm đối phó với các mối đe dọa trên không, trên biển và trên đất liền ở Trung Đông”.
Ảnh minh họa
Theo Bộ trưởng Shanahan, “các cuộc tấn công của Iran gần đây của Iran đã cho thấy thông tin tình báo đáng tin cậy mà chúng tôi nhận được về hành vi thù địch của các lực lượng Iran và các nhóm thân Iran. Những lực lượng đó đang đe dọa đến sự an toàn của người Mỹ và đe dọa đến các lợi ích của Mỹ trên khắp khu vực “.
Bộ trưởng Shanahan cũng nhấn mạnh trong tuyên bố rằng, Washington “không tìm kiếm một cuộc xung đột với Iran” và “hành động mà Mỹ đang tiến hành là nhằm để đảm bảo sự an toàn cho các lực lượng quân sự Mỹ làm việc trong khu vực cũng như để bảo vệ các lợi ích quốc gia của chúng tôi “.
Trước đó, hồi tuần trước, hai tàu chở dầu mang tên Kokuka Courageous và Front Altair được cho là đã bị tấn công ở vùng Vịnh Oman gần Eo biển Hormuz. Trong khi nguyên nhân vụ việc chưa được xác định thì Mỹ cáo buộc Iran đứng đằng sau các cuộc tấn công nói trên.
Video đang HOT
Sau các cuộc tấn công, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho tàu chiến USS Mason đến triển khai tại khu vực, tăng cường thêm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở trong khu vực.
Lầu Năm Góc gần đây đã điều động đến khu vực vùng Vịnh Persian một số tàu chiến gồm tàu sân bay USS Abraham Lincoln, tàu khu trục và tuần dương hạm; một khẩu đội tên lửa Patriot, một đơn vị Thủy quân Lục chiến cùng nhiều máy bay chiến đấu, trong đó có máy bay ném bom hạt nhân B-52.
Mỹ đã dàn một lực lượng quân sự thiện chiến đến khu vực vùng Vịnh Persian. Đáp lại, Iran cũng triển khai lực lượng quân sự gồm tàu chiến và tên lửa để sẵn sàng đối đầu với siêu cường số 1 thế giới.
Bước đi mới nhất của Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Washington và Tehran đang căng thẳng ở mức cao độ. Mỹ đang ra sức gây sức ép quyết liệt và mạnh mẽ đối với Iran sau khi năm ngoái bất ngờ rút khỏi một thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Quan hệ Mỹ-Iran đã đảo chiều từ hòa dịu sang đối đầu kể từ khi ông Trump lên nắm quyền. Chính quyền của Tổng thống Trump áp dụng một lập trường cứng rắn với Iran, khác hẳn với chính sách của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama. Ngay khi còn đang tranh cử, ông Trump đã phản đối thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với 6 cường quốc. Ông Trump từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng, ông này sẽ xé nát thỏa thuận hạt nhân mà 6 cường quốc ký với Iran năm 2015, miêu tả đó là “thảm họa”, là “thỏa thuận tồi tệ nhất từng được đàm phán từ trước đến nay”. Ông Trump nhấn mạnh, “ưu tiên số 1″ của ông khi lên cầm quyền là hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Quan hệ giữa Mỹ và Iran bắt đầu đổ vỡ thực sự khi Iran tiến hành thử tên lửa đạn đạo hồi đầu năm 2017. Mỹ đã tuyên bố đặt Iran vào “tầm ngắm” đồng thời nhanh chóng tung ra các biện pháp trừng phạt nước Cộng hòa Hồi giáo. Trong diễn biến đẩy tình hình căng thẳng leo thang lên một cấp độ mới, Tổng thống Trump hồi tháng Năm năm ngoái cuối cùng cũng đã “xé toạc” thỏa thuận hạt nhân từng được các cường quốc Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc miêu tả là bước đột phá mang tính lịch sử. Kể từ sau hành động trên của Tổng thống Trump, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran xấu đi trầm trọng và làm gia tăng nguy cơ đụng độ quân sự giữa hai nước này.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMesia.vn
Mỹ điều thêm 1.000 quân đến Trung Đông giữa căng thẳng với Iran
Lầu Năm Góc điều thêm binh sĩ đến Trung Đông trong khi Iran đe dọa tăng làm giàu uranium.
Mỹ sắp gia tăng lực lượng ở Trung Đông .
QUÂN ĐỘI MỸ
Hãng Reuters ngày 18.6 dẫn lời quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan thông báo về việc điều thêm 1.000 binh sĩ đến Trung Đông "vì mục đích phòng vệ" giữa quan ngại gia tăng đối với Iran.
"Các vụ tấn công gần đây của Iran chứng minh thông tin tình báo đáng tin cậy mà chúng tôi nhận được về hành vi thù địch của các lực lượng Iran và các nhóm liên quan đe dọa lực lượng và lợi ích của Mỹ trên khắp khu vực", ông Shanahan nói.
Lo ngại về khả năng xung đột xảy ra giữa Iran và Mỹ dâng cao kể từ sau vụ tấn công 2 tàu dầu trên vịnh Oman vào ngày 13.6, hơn 1 năm sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.
Washington khẳng định Tehran đứng sau vụ tấn công dù phía Iran luôn bác bỏ các cáo buộc này.
Trong diễn biến liên quan, AP dẫn lời một quan chức Iran tuyên bố nước này sẽ làm giàu uranium với số lượng vượt thỏa thuận trong vòng 10 ngày tới. Động thái này được cho là nhằm gây áp lực buộc các nước châu Âu phải cứu vãn thỏa thuận.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani trước đó cảnh báo châu Âu rằng nước này sẽ gia tăng làm giàu uranium nếu không đạt được thỏa thuận mới trước ngày 7.7.
Phát ngôn viên Bộ Năng lượng nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi cho hay uranium làm giàu có thể đạt đến 20%, gần với cấp độ vũ khí.
Theo Thanhnien
Điều gì xảy ra khi Eo biển Hormuz - "yết hầu" dầu mỏ thế giới bị bóp nghẹt? Với vai trò được ví như "yết hầu" trên tuyến đường biển quan trọng bảo đảm tới hơn 30% lượng dầu thô và 33% lượng khí hóa lỏng của thế giới, điều gì sẽ xảy ra khi Eo biển Hormuz bị phong tỏa bởi cuộc đối đầu Mỹ-Iran? Chiếm toàn bộ khu vực phía Bắc Eo biển Hormuz, Iran có lợi thế án...