Mỹ ra “tối hậu thư” về S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả cứng rắn
Một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ đã kêu gọi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ngừng sử dụng các hệ thống phòng không của Nga, cho rằng đây là một giải pháp căn cơ để đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại chương trình máy bay tiêm kích tàng hình F-35.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga
“Thổ Nhĩ Kỳ cần hành động để quay trở lại bàn đàm phán. Họ phải phá hủy, trả lại hoặc loại bỏ các hệ thống phòng không S-400 của Nga”, vị quan chức này nói và cho biết thêm rằng Mỹ có thể áp đặt các lệnh trừng phạt nếu Thổ Nhĩ Kỳ từ chối hợp tác.
Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga vào tháng 9-2017. Quyết định này đã khiến Mỹ đình chỉ việc giao máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh trong khối NATO.
Mỹ từ chối cung cấp tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, với lý do hệ thống phòng không S-400 của Nga không tương thích với các thiết bị quân sự của liên minh và có thể làm tổn hại đến hoạt động của các máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm mới.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên định với thỏa thuận mua S-400 của Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar ngày 21-11 tuyên bố nước này sẽ kích hoạt và sử dụng các hệ thống phòng không mà họ đã mua theo hợp đồng ký kết vào năm 2017 với Nga.
“S-400 sẽ được đưa vào nhiệm vụ trực chiến. Hiện tại, các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ đang được huấn luyện về việc sử dụng S-400. Sau khi kết thúc, kế hoạch sử dụng S-400 sẽ bắt đầu. Đừng ai nghi ngờ về điều đó”, ông Akar nhấn mạnh.
“Chúng tôi đang nghiên cứu khả năng tương thích của F-35 và S-400. Tôi hy vọng những nỗ lực này sẽ mang lại kết quả tích cực. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ vũ khí này để sử dụng vũ khí kia. Nếu ngay cả khi các hệ thống của Nga không thể hoạt động song song với F-35, chúng tôi sẽ tìm ra cách thức giải quyết vấn đề này”, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Video đang HOT
Theo anninhthudo.vn
"Sóng ngầm" ở Biển Đen: Thiếu vắng Thổ Nhĩ Kỳ, NATO mất đi "tướng tiên phong" ứng chiến với Nga?
Chỉ riêng hợp đồng mua S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm suy yếu NATO. Ở phía ngược lại, liên minh quân sự phương Tây lại không thể đánh mất Ankara vì mặt trận quan trọng ở Biển Đen.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Thổ đã không mang đến kỳ vọng mới.
NATO đau đầu vì Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mới đây đã không mang lại tiến bộ nào trong giải quyết hai vấn đề đang làm nản lòng các thành viên NATO.
Theo đó, Ankara đã nhất quyết từ chối yêu cầu không kích hoạt hệ thống phòng không S-400 của Nga cũng như không dừng lại cuộc tiến công ở Syria như mong muốn từ đồng minh.
Mặc dù giới chức NATO vẫn tin rằng, những bất đồng nói trên sẽ không thể ảnh hưởng đến tính bền vững của liên minh, vẫn có ý kiến lo ngại nó đã vượt qua khỏi khuôn khổ chịu đựng của nhiều người, theo Business Insider.
"Chỉ riêng việc mua S-400, NATO đã vượt qua những giới hạn trong mối quan hệ giữa các thành viên", theo Omar Lamrani, nhà phân tích quân sự cấp cao của công ty phân tích địa chính trị Stratfor.
Lamrani cho rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ trang bị vũ khí Nga sẽ làm xói mòn "khả năng tương tác - điều vốn được coi là khá cần thiết - để có thể làm việc với các thành viên NATO, cũng như trong phối hợp giải quyết các mục tiêu chung".
Thổ Nhĩ Kỳ không cần phải rời NATO để làm suy yếu liên minh. Chỉ cần thiếu đi sự hợp tác từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể làm suy yếu liên minh trong một khu vực quan trọng chiến lược.
Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là quân đội lớn thứ hai của NATO, sau Mỹ, quốc gia này còn là sự hiện diện của NATO ở Đông Địa Trung Hải và Biển Đen.
Thổ Nhĩ Kỳ "có mặt ở Bosphorus, ở Dardanelles. Họ bảo vệ lối ra vào ở Biển Đen", nhà phân tích Lamrani nói. "Quốc gia này như sườn của NATO mà trong lịch sử đã ngăn chặn người Nga khỏi các khu vực dầu mỏ quan trọng ở Trung Đông".
"Đó là lực lượng hải quân lớn nhất ở Biển Đen, thậm chí tương đương với Nga. Vì vậy, nó mang lại sự tiếp cận mang tính quyết định của NATO ở khu vực Biển Đen", chuyên gia này nhận định thêm.
Nga có nhiều lực lượng không quân và tên lửa trong khu vực - chẳng hạn như khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập, với sự có mặt của hệ thống phòng không tân tiến S-400 ở Crimea, nhưng về mặt hải quân, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có lợi thế hơn.
"Nếu NATO không thể dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ khi đối đầu với Nga, thì họ thực sự đã mất đi lực lượng hải quân quan trọng nhất ở Biển Đen", Lamrani đánh giá.
Lực lượng quan trọng
Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng hải quân sừng sỏ ở Biển Đen.
Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn quan trọng hơn cả hải quân Mỹ, vì lực lượng này không bị hạn chế về số lượng tàu có thể cử đến Biển Đen bất kỳ lúc nào.
"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không hợp tác với liên minh thì về cơ bản, Biển Đen sẽ trở thành hồ nước của Nga", Lamrani nói thêm.
"Các thành viên NATO ở Biển Đen như Romania, Bulgaria có lực lượng hải quân, và không quân ở quy mô nhỏ. Họ không phải là mối đe dọa đối với Nga. Nga sẽ chiếm ưu thế trong khu vực đó", Lamrani nêu quan điểm. "Mối đe dọa thực sự duy nhất đối với người Nga ở Biển Đen chỉ là Thổ Nhĩ Kỳ".
Nếu không có sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Bulgaria sẽ là hai quốc gia thành viên NATO duy nhất trên Biển Đen. Cả hai đều là những thành viên tham gia tích cực vào các hoạt động ngăn chặn của NATO đối với Nga từ trước đến nay.
Nhưng với sự vắng mặt của Thổ Nhĩ Kỳ, "Romania và Bulgaria có thể cảm thấy như họ không thể thách thức Nga nhiều như trước đây", Lamrani nói.
Trong khi đó, với sự hiện diện của Nga ở Crimea, đồng thời tiến hành kiểm soát lối vào Biển Azov, lực lượng hải quân vốn đã nhỏ bé của Ukraine sẽ càng bị thu hẹp phạm vi hoạt động.
Ngoài ra, bất đồng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở thành viễn cảnh trầm trọng đối với NATO. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vốn có tranh chấp lịch sử về lãnh hải và không phận.
"NATO đã hoạt động như một cơ chế kìm nén xung đột ở mức nhỏ nhất trong thời gian dài", nhà phân tích Lamrani nói. "Nếu Thổ Nhĩ Kỳ chuyển hướng và trôi dạt về phía Nga hay bị loại ra khỏi liên minh, sẽ có nguy cơ va chạm gia tăng với Hy Lạp trong khu vực".
"Chúng ta đang nói về hai quốc gia rất hùng mạnh. NATO phản ứng thế nào trước sự thù địch đó, đặc biệt trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ có thể vẫn còn trong liên minh?", Lamrani đặt câu hỏi.
Theo nguoiduatin.vn
Đã trả tiền cho Nga, Ấn Độ sắp nhận toàn bộ 5 khẩu đội S-400 Hệ thống S-400 mà Ấn Độ đặt mua của Nga đang được sản xuất và việc bàn giao sẽ được hoàn tất vào năm 2025. Việc Ấn Độ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga trị giá hơn 5 tỉ USD mà Mỹ đang cố ngăn cản đang được thúc đẩy với việc Ấn Độ đã thanh toán trước, người đứng đầu...