Mỹ ra tối hậu thư cho Tổng thống Syria
Bất chấp các nỗ lực hóa giải bạo lực của Nga và Chính phủ Syria, Mỹ cảnh báo quyền lực của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ chỉ còn được tính bằng ngày.
Lên phương án tấn công Syria
CNN ngày 8.2 cho biết, trong một bình luận trực tiếp về Tổng thống Syria, Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice tuyên bố: “Quyền lực của ông al – Assad chỉ còn được tính bằng ngày. Đã đến lúc ông phải chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và có trách nhiệm”. Bình luận của bà Rice được đưa ra cùng thời điểm Mỹ gia tăng trừng phạt về kinh tế – chính trị lên Syria.
Người dân Syria đón chào Ngoại trưởng Nga tới thủ đô Damascus.
CNN tiết lộ nguồn tin của 2 quan chức cấp cao của Mỹ yêu cầu được giấu tên cho biết, Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh chuyên trách khu vực Trung Đông (USCC) của Mỹ đang chuẩn bị các phương án huy động binh lực sẵn sàng trong trường hợp Tổng thống B.Obama phát lệnh tấn công Syria.
Video đang HOT
Tuy nhiên một quan chức nói rằng, hiện Mỹ vẫn duy trì chính sách gây sức ép lên chính quyền Syria bằng biện pháp ngoại giao và cấm vận kinh tế.
Phát biểu sau cuộc gặp với ông Assad tại Damascus ngày 7.2, Ngoại trưởng Nga S.Lavrov cho biết, ông Assad đã hoàn toàn cam kết chấm dứt tình trạng đổ máu và nhà lãnh đạo Syria sẽ sớm công bố thời gian biểu cho một cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới của nước này, được hoàn tất việc sửa đổi trong ngày 7.2. Sửa đổi hiến pháp là một trong những yêu cầu chính của người biểu tình tại Syria suốt gần một năm qua.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa năm 2008, cho rằng, đã đến lúc Washington nên cân nhắc cung cấp vũ khí cho phe đối lập, giải pháp mà ông lập luận là “để chấm dứt ngay tình trạng đổ máu”. Tuy nhiên, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố, Chính phủ Mỹ hiện loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho phe đối lập tại Syria, thay vào đó đang thảo luận với các đồng minh về cách thức hỗ trợ nhân đạo cho người dân Syria.
6 nước vùng Vịnh trục xuất đại sứ Syria
Đài Truyền hình nhà nước Saudi Arabia cho biết, 6 nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm Saudi Arabia, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait và Oman đã quyết định rút đại sứ của mình khỏi Syria, đồng thời yêu cầu đại sứ của Syria rời khỏi những nước này ngay lập tức. “Không có lý do gì để họ ở lại sau khi Damacus phớt lờ mọi nỗ lực của cộng đồng Arập nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay” – tuyên bố của GCC cho biết.
Tính đến nay, quân đội trung thành với Tổng thống Assad đã có 5 ngày nã pháo liên tiếp vào thành phố Homs, làm ít nhất 43 người thiệt mạng. Hiện đã có hơn 6.000 người thiệt mạng sau 11 tháng xảy ra các vụ xung đột trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Syria.
Tuyên bố chung của GCC cũng lên án các hành động liên quan tới cuộc thảm sát hàng loạt dân thường 11 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này. GCC cũng đang hối thúc các nước Arập khác thông qua mọi biện pháp cứng rắn để đáp trả hành động leo thang bạo lực nguy hiểm nhằm vào dân thường Syria. Nghị quyết sẽ được thảo luận tại cuộc họp của Liên đoàn Arập trong tuần tới. Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Anh và Bỉ đã cho triệu đại sứ của họ tại Syria về nước để tham vấn. Mỹ cũng đã đóng cửa hoàn toàn đại sứ quán nước này ở Damacus.
Theo Dân Việt
Liên đoàn Arab ra tối hậu thư với Syria
Một ủy ban các bộ trưởng Liên đoàn Arab vừa hạn cho Syria trong ngày 4/12 phải chấp nhận các quan sát viên vào nước này để giám sát tình trạng bất ổn.
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Sheikh Hamad bin Jassim (phải) trao đổi với Tổng thư ký Liên đoàn Arab Nabil al-Arabi trong cuộc họp tại Doha, thủ đô Qatar, hôm qua. Ảnh: AFP
Hạn chót mới này được đưa ra trong bối cảnh có thêm 23 người thiệt mạng trong làn sóng bạo lực mới trên khắp Syria, và không lâu sau khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thúc giục những biện pháp cứng rắn hơn đối với Damascus, cũng như lên án sự vi phạm trắng trợn quyền con người tại Syria, AFP đưa tin.
Thông báo về hạn chót tại Doha hôm qua, Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassim thúc giục Syria chấp nhận sự xuất hiện của các quan sát viên. "Chúng tôi đang chờ câu trả lời của Syria", thủ tướng Qatar nói. "Là những người Arab, chúng tôi e ngại rằng nếu tình hình hiện nay tiếp diễn, mọi chuyện sẽ vượt ra ngoài tầm quyền soát của thế giới Arab".
Phát biểu nói trên được đưa ra sau một cuộc họp để bàn về những lệnh trừng phạt của Liên đoàn Arab đối với Syria, vì những cuộc đàn áp đẫm máu trong hơn 8 tháng qua đối với những cuộc biểu tình chống chính phủ. Liên đoàn Arab đã lên một danh sách gồm 19 quan chức Syria bị cấm nhập cảnh vào các nước Arab, đồng thời đóng băng tài khoản của những người này tại các nước thuộc liên đoàn. Hơn một nửa số chuyến bay đi và đến Syria từ các nước Arab cũng bị cắt giảm từ ngày 15/12.
Gần như đồng thời với việc Liên đoàn Arab ra thời hạn chót mới với Syria, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cho hay Washington đang mất dần sự kiên nhẫn với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng thời cáo buộc ông này đang đe dọa "thổi lửa" vào những mâu thuẫn tôn giáo tại quốc gia Trung Đông.
Syria gần đây trở thành điểm nóng thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Sức ép với Tổng thống Assad ngày một lớn hơn khi hàng loạt lệnh trừng phạt được Liên đoàn Arab đưa ra. Liên Hợp Quốc mới đây nhận định Syria đã lâm vào tình trạng nội chiến. Nga, Mỹ và một số nước khác liên tiếp có những động thái quân sự liên quan tới Syria, khiến dư luận e ngại một kịch bản kiểu Libya sẽ tái diễn tại quốc gia Trung Đông.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền Navi Pillay cho hay hơn 4.000 người đã chết và 10.000 người bị bắt trong các cuộc trấn áp. Ít nhất 12.400 người được cho là đã bỏ chạy khỏi Syria kể từ khi quốc gia này chìm trong những làn sóng bạo lực đẫm máu.
Theo VNExpress
Syria không trả lời tối hậu thư Ngày 26-11, Liên đoàn Ả Rập thảo luận các biện pháp trừng phạt Syria. Ngày 25-11, tối hậu thư của Liên đoàn Ả Rập gửi cho Syria đã hết thời hạn. Tuy nhiên, Syria đã không trả lời. Hôm trước đó, hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao của Liên đoàn Ả Rập tại Cairo (Ai Cập) đã ra tối hậu thư gia...