Mỹ ra mắt thiết giáp có thể diệt cả xe tăng lẫn máy bay
Mẫu thiết giáp mới của lục quân Mỹ được trang bị cả tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không AIM-9X.
Mẫu xe thiết giáp Stryker MLS mới của Mỹ. Ảnh: General Dynamics Land Systems.
Công ty quốc phòng General Dynamics Land Systems (GDLS), Mỹ vừa giới thiệu mẫu xe thiết giáp Stryker MLS cải tiến có khả năng tiêu diệt cả máy bay không người lái (UAV) và máy bay chiến đấu của đối phương, theo Scout.
Stryker MSL được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội Mỹ về năng lực phòng không tầm gần trong kịch bản chiến tranh cơ giới hóa hoặc phi đối xứng.
Theo Kendall Linson, đại diện của GDLS, điểm đặc biệt của phiên bản Stryker mới nhất này là nó được tích hợp bệ phóng Avenger do Boeing phát triển, có thể mang tên lửa chống tăng AGM-114 Longbow Hellfire và tên lửa phòng không AIM-9X Sidewinder.
“Để nâng cao khả năng phòng thủ cho thiết giáp Stryker, chúng tôi đã tháo dỡ phần phía sau của xe và lắp đặt bệ phóng Avenger. Một chiếc Stryker không chỉ có thể đi xa mà phải có khả năng phòng thủ”, ông Linson nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngoài ra, các kỹ sư Mỹ cũng đang lên kế hoạch trang bị cho Stryker MLS pháo ATK 30 mm mới có tầm xa và uy lực hơn so với các khẩu súng máy 12,7 mm hiện nay.
So với súng máy M2 12,7 mm, pháo ATK XM 81330mm có tầm bắn gấp đôi và mức sát thương lớn hơn do có thể bắn đạn sức công phá lớn, đạn xuyên giáp và đạn nổ văng mảnh có tầm bắn tới 3000 m.
Stryker là dòng xe chiến đấu bánh lốp 8 bánh, bắt đầu được biên chế từ tháng 10/2003. Xe nặng gần 19 tấn, tốc độ tối đa 99 km/h và tầm hoạt động tối đa 502 km, được bọc lớp giáp dày 14, 5 mm bảo vệ kíp lái hai người và tổ bộ binh 9 người trước đạn pháo, đạn cối của địch. Ngoài ra, xe cũng được trang bị lớp giáp chuồng để đối phó với súng chống tăng RPG.
Các đơn vị bộ binh được triển khai bằng xe Stryker là một trong các lực lượng chiến đấu mũi nhọn đầu tiên cơ động đến các khu vực mà xe hạng nặng như tăng Abrams và xe chiến đấu Bradley khó tiếp cận.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ nuôi tham vọng gắn pháo điện từ, súng laser lên xe tăng
Xe tăng mới dự kiến được trang bị những công nghệ đột phá như pháo điện từ và vũ khí laser để thay thế dòng M1 Abrams.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ. Ảnh: TQN.
Lục quân Mỹ đang lên phương án chế tạo một mẫu xe tăng mới thay thế xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams hiện nay. Tham mưu trưởng lục quân Mỹ Mark Milley mong muốn xe tăng thế hệ mới được trang bị pháo điện từ, kíp lái dưới 4 người hoặc tự động hoàn toàn, sở hữu hệ thống phòng thủ chủ động và giáp siêu bền, nhưng vẫn phải bảo đảm tính gọn nhẹ, theo Popular Mechanics.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng những bất cập trong công nghệ hiện nay khiến xe tăng Mỹ quá cồng kềnh, thiếu tính cơ động. Dòng M1 Abrams bắt đầu được biên chế từ năm 1980, nặng khoảng 60 tấn, trang bị pháo chính M68 cỡ nòng 105 mm và lớp giáp có thể chịu được nhiều loại đạn chống tăng của Liên Xô khi đó.
Tuy nhiên, khối lượng của phiên bản M1A2 mới nhất đã tăng tới 70 tấn, sau khi lắp pháo chính M256 cỡ nòng 120 mm và nhiều hệ thống giáp mới. Pháo lớn, động cơ công suất mạnh và giáp dày là những thành phần làm tăng khối lượng xe tăng. Chỉ những công nghệ đột phá mới có thể giúp xe tăng linh hoạt hơn, trong khi vẫn giữ được uy lực sẵn có.
Dù coi việc tích hợp giáp siêu nhẹ là ưu tiên số một, tướng Milley nhấn mạnh hai công nghệ khác có thể tạo ra cuộc cách mạng trong thiết kế xe tăng gồm pháo điện từ và vũ khí laser.
Pháo điện từ sử dụng nam châm điện để tạo ra từ trường khổng lồ, đẩy đầu đạn rời nòng với tốc độ siêu vượt âm và động năng đủ lớn để diệt nhiều loại xe tăng hiện đại, trong khi vũ khí laser có thể thiêu đốt mục tiêu một cách chính xác và nhanh chóng.
Hiện nay, vũ khí laser và pháo điện từ chỉ được phát triển với mục đích phòng thủ. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, các xe thiết giáp có thể được tích hợp vũ khí laser tiến công.
M1 Abrams khó lòng cạnh tranh với xe tăng hiện đại như T-14 Armata. Ảnh: Dmitry Shulgin.
Theo tướng Milley, mẫu xe tăng mới cần có công nghệ tự động hóa như trí tuệ nhân tạo để giảm số người vận hành hoặc không cần người lái, tùy thuộc tình hình nhiệm vụ. Xe điều khiển từ xa có thể triển khai trong các tình huống nguy hiểm, trực tiếp đe dọa mạng sống của kíp lái.
Việc đề xuất mẫu tăng mới của Mỹ được đánh giá là động thái đối phó với siêu tăng T-14 Armata Nga. Dù M1 Abrams vẫn được coi là mẫu xe tăng có uy lực, lục quân Mỹ sẽ cần một mẫu xe mới trong 25 năm tới.
Đây là lần thứ ba lục quân Mỹ đề xuất chế tạo xe tăng mới thay thế dòng M1 Abrams. Trong giai đoạn 1999-2008, quân đội Mỹ đã chi 18,1 tỷ USD cho chương trình Hệ thống chiến đấu tương lai và Xe chiến đấu lục quân để thay thế tăng M1 Abrams, xe chiến đấu M2 Bradley và các nền tảng thiết giáp khác, nhưng cả hai dự án đều bị hủy trước khi kịp hoàn thiện.
Duy Sơn
Theo VNE
Hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc vẫn khó đủ sức đọ với Nga, Mỹ Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc đang hiện đại hóa mạnh mẽ quân đội, nhưng chưa thể sánh ngang các cường quốc quân sự hàng đầu. Việc hiện đại hóa chưa bù đắp được năng lực tác chiến cho Trung Quốc. Ảnh: SCMP. Quân đội Trung Quốc duyệt binh quy mô lớn hôm 30/7 để kỷ niệm 90 năm ngày thành lập,...