Mỹ ra luật ‘hỗ trợ’ Đài Loan, Trung Quốc nói sẽ trả đũa
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một đạo luật tăng cường hỗ trợ của Mỹ cho Đài Loan trên trường quốc tế, khiến Trung Quốc ngay lập tức lên án, tuyên bố sẽ trả đũa nếu luật được thực thi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng
Trong khi Mỹ, giống như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ chính thức với Đài Loan, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã tăng cường ủng hộ hòn đảo này, với việc bán vũ khí và thông qua các điều luật giúp Đài Loan đối phó với áp lực từ Trung Quốc. Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Quốc tế Đồng minh Đài Loan (TAIPEI), được ông Trump ký thành luật hôm thứ Năm (giờ Mỹ) với sự ủng hộ của lưỡng đảng, yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo trước Quốc hội về các bước thực hiện để tăng cường quan hệ với Đài Loan, theo Reuters.
Điều này cũng đòi hỏi Mỹ điều chỉnh quan hệ với các quốc gia khác trong mối liên hệ tương quan với Đài Loan. Vùng lãnh thổ này phàn nàn rằng Trung Quốc đang “ve vãn” các quốc gia duy trì mối quan hệ chính thức với Đài Loan, ngăn hòn đảo này tham gia các cơ quan quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trung Quốc nói rằng Đài Loan chỉ là một trong những tỉnh của họ, không có quyền đầy đủ của một quốc gia.
Trung Quốc đã tăng cường các cuộc tập trận quân sự quanh Đài Loan trong những tuần gần đây bất chấp sự bùng phát của coronavirus, xuất hiện ở một tỉnh miền trung Trung Quốc vào cuối năm ngoái, nay đã trở thành đại dịch toàn cầu. Đài Loan nói rằng Trung Quốc nên tập trung nhiều hơn vào việc chống dịch hơn là đe dọa hòn đảo nay.
Video đang HOT
Trung Quốc tỏ ra tức giận về những cáo buộc của Mỹ rằng họ đã xử lý kém sự bùng phát của coronavirus và luật mới càng khiến quan hệ đôi bên thêm căng thẳng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói hành động của Mỹ trái với luật pháp quốc tế, là một sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, cản trở các quốc gia có chủ quyền khác phát triển quan hệ bình thường với Trung Quốc.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ sửa chữa những sai lầm của mình, không thực thi bộ luật hoặc cản trở sự phát triển quan hệ giữa các quốc gia khác với Trung Quốc, nếu không chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự đáp trả cương quyết của Trung Quốc”, ông Cảnh nói, mà không đưa ra chi tiết.
Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc Trung Quốc tăng cường quan hệ với các đồng minh Đài Loan ở Thái Bình Dương và châu Mỹ Latinh, các khu vực mà Washington thường coi là vùng ảnh hưởng của mình.Đài Loan hiện chỉ có quan hệ ngoại giao với 15 nước, hầu hết là quốc gia nhỏ và đang phát triển như Nauru, Belize và Honduras.
ANH MINH
Mỹ có thể thành tâm dịch toàn cầu
WHO cảnh báo Mỹ có thể là tâm dịch Covid-19 toàn cầu, khi số ca nhiễm và chết tăng kỷ lục trong một ngày, lên lần lượt gần 55.000 và gần 800.
"Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng rất lớn số ca nhiễm ở Mỹ. Bởi vậy, Mỹ có tiềm năng trở thành tâm dịch", Margaret Harris, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua cho biết khi được hỏi liệu Mỹ có khả năng trở thành tâm dịch toàn cầu.
Theo bà Harris, số ca nhiễm ở Mỹ đã tăng lên rất nhiều. Trong 24 giờ qua, 85% ca nhiễm mới nCoV được ghi nhận ở châu Âu và Mỹ, trong đó Mỹ chiếm khoảng 40%.
Mỹ ghi nhận thêm 11.074 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số lên 54.808. Trong khi số người chết tăng thêm 222, mức tăng cao nhất trong 24 giờ từ khi Covid-19 xuất hiện tại nước này, khiến tổng số người chết tăng lên 775.
Số ca nhiễm thực tế có thể cao hơn con số được công bố. Ít nhất 18 bang của Mỹ với hơn 176 triệu dân, tương đương 54% dân số Mỹ, đã hoặc sẽ được lệnh yêu cầu ở nhà để ngăn đại dịch lây lan.
Bang New York chịu ảnh hưởng nặng nhất với 26.348 ca nhiễm, tăng 5.473 ca, và 271 người chết. "Chúng ta chưa kìm hãm tốc độ lây lan của nCoV. Covid-19 đang tự tăng tốc, lan rộng và nhanh như đoàn tàu cao tốc", Thống đốc New York Andrew Cuomo cảnh báo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận các nguồn cung cấp chăm sóc y tế quan trọng để bảo vệ nhân viên tuyến đầu điều trị cho bệnh nhân đang trở nên khó khăn. "Thị trường khẩu trang và máy thở trên thế giới trở nên điên rồ. Chúng tôi sẽ giúp các bang có thiết bị, nhưng không dễ dàng gì", Trump đăng Twitter hôm 24/3.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch tại sân bay quốc tế Los Angeles ở bang California, Mỹ hôm 5/3. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên trong khi các thống đốc Mỹ kêu gọi người dân ở nhà, Trump nói rằng ông đang xem xét các biện pháp khởi động lại nền kinh tế trong những tuần tới và tránh để đại dịch trở thành "vấn đề tài chính lâu dài". "Người dân của chúng ta muốn trở lại làm việc. Họ sẽ thực hiện cách biệt cộng đồng và tất cả những biện pháp khác. Người lớn tuổi sẽ được bảo vệ và chăm sóc. Chúng ta có thể làm hai việc cùng nhau", Trump cho hay.
Các cố vấn cấp cao của Trump gọi hạn chế hiện tại của chính phủ là "thách thức 15 ngày" và cam kết sẽ xem xét lại nhu cầu áp dụng các biện pháp để ngăn virus lây lan. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cảnh báo dịch bệnh tại Mỹ có thể tiếp tục trong nhiều tháng, trong khi Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley cho rằng đánh giá kinh nghiệm từ các nước khác, Covid-19 có thể kéo dài đến tận tháng 7.
Covid-19 đã xuất hiện tại 197 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán hồi tháng 12/2019, khiến hơn 420.000 người nhiễm bệnh và hơn 18.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Italy.
Huyền Lê
Tổng thống Mỹ thừa nhận khó khăn về thiết bị y tế chống dịch Covid-19 Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay thừa nhận khó khăn trong việc cung cấp trang thiết bị hỗ trợ y tế khi đại dịch Covid-19 đang lan rộng. Chia sẻ trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump khẳng định không dễ dàng để giúp các bang bổ sung thiết bị y tế cần thiết như khẩu trang và máy thở...