Mỹ ra đòn chưa từng thấy trong quan hệ tay ba Nga-Mỹ-Trung
Việc Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì Trung Quốc hợp tác với Nga là chuyện xưa nay chưa từng thấy trong lịch sử quan hệ của Mỹ với Nga và Trung Quốc.
Bà nhà lãnh đạo từ trái sang Nga, Mỹ, Trung Quốc.
Cách đây mấy ngày, Mỹ tiến hành áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với doanh nghiệp và cá nhân của Trung Quốc bị phía Mỹ cho là có liên quan đến việc Trung Quốc mua của Nga 10 chiếc tiêm kích phản lực Su-35 và hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại S-400. Động thái này của Mỹ là diễn biến bất ngờ mới trong bối cảnh tình hình chung là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc càng ngày càng thêm căng thẳng và trắc trở. Dù vậy, cho tới nay Mỹ chưa từng lần nào trừng phạt Trung Quốc vì Trung Quốc duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác với Nga trên mọi lĩnh vực trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Trong khi đó, việc Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga về kinh tế, thương mại, tài chính và đầu tư lại đã được tiến hành từ nhiều năm nay. Theo số liệu của phía Nga, từ năm 2011 đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã 60 lần có quyết định trừng phạt Nga. Việc Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì Trung Quốc hợp tác với Nga là chuyện xưa nay chưa từng thấy trong lịch sử quan hệ của Mỹ với Nga và Trung Quốc.
Ở đây trước hết có chuyện “giận cá chém thớt”. Mỹ trừng phạt Nga vì nhiều chuyện mà phía Mỹ đưa ra làm lý do để biện luận. Vì Nga tiếp nhận Crimea. Vì Nga hậu thuẫn phe nổi dậy ly khai chính phủ ở Ucraine. Vì Nga can thiệp quân sự vào Syria và hậu thuẫn chính thể của tổng thống Syria Basher al-Assad. Vì cáo buộc Nga đã can dự vào chuyện bầu cử tổng thống và quốc hội ở Mỹ hồi tháng 11.2016. Vì cho rằng Nga đe doạ an ninh của các nước thành viên Nato.
Video đang HOT
Mỹ hận Nga về việc Nga cùng một số nước thành viên EU hợp tác thực hiện dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga xuyên ngầm qua lòng Biển Bắc sang Tây Âu – không còn phải quá cảnh qua Ucraine nữa. Mỹ trừng phạt Trung Quốc với lý do Trung Quốc thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự với Nga là một cách thức của Mỹ phân rẽ Trung Quốc với Nga, ngăn cản khả năng hai đối tác này liên minh hay liên kết, liên thủ hay đơn giản chỉ hợp sức về quân sự để đối trọng với Mỹ ở những nơi khác trên thế giới. Phân hoá được Trung Quốc với Nga sẽ giúp Mỹ dễ dàng hơn với việc gây khó cho cả Trung Quốc lẫn Nga.
Nhưng xem ra ở đây không chỉ có mỗi chuyện “giận cá chém thớt”. Mỹ quyết định trừng phạt Trung Quốc với lý do rất vô lý nói trên gần như đồng thời với việc tăng thêm 200 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc bị phía Mỹ áp thuế quan bảo hộ thương mại khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn doạ sẽ chơi tiếp vòng xung khắc thương mại thứ 3 với Trung Quốc bằng biện pháp áp thuế quan bảo hộ thương mại thêm 267 tỷ USD với hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Gộp lại ba vòng với nhau thì Mỹ áp thuế quan bảo hộ thương mại với giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ còn cao hơn cả giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ năm ngoái.
Chỉ mấy ngày sau đó, khi phát biểu trước khoá họp thứ 73 của ĐHĐ LHQ năm nay ở New York cũng như khi điều hành phiên họp của HDBA LHQ, ông Trump không chỉ phê phán Trung Quốc rất nặng nề về bù trợ xuất khẩu, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quy định về bảo vệ bản quyền phát minh sáng chế, sở hữu trí tuệ công nghiệp, khép kín thị trường,….. mà còn cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ sắp tới ở Mỹ. Như thế có nghĩa là phía Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị dư luận và nhằm đến xung khắc với Trung Quốc cả trên những lĩnh vực khác nữa chứ không phải chỉ có trên lĩnh vực trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế. Như thế có nghĩa là mối bất hoà và trắc trở giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có bản chất khác. Như thế có nghĩa là vấn đề xoay quanh xung khắc lợi ích chiến lược cơ bản lâu dài chứ không phải chỉ là chuyện xuất siêu hay nhập siêu hàng năm. Vì thế có thể dự liệu thấy là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tới đây còn diễn biến phức tạp, còn căng thẳng và gay cấn chứ chưa thế sớm được thuận buồm xuôi gió.
Theo Danviet
Trung Quốc triệu tập Đại sứ Mỹ để phản đối lệnh trừng phạt vì mua vũ khí Nga
Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 22/9 triệu tập đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Terry Brandstad để phản đối quyết định trừng phạt một cơ quan quân sự Trung Quốc của Mỹ vì mua máy bay chiến đấu Nga và hệ thống phòng không của Nga.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm khẳng định quyết định mua máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa từ Nga là một hành động hợp tác bình thường giữa các quốc gia có chủ quyền và Mỹ "không có quyền can thiệp".
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 20/9 cho biết sẽ ngay lập tức áp đặt lệnh trừng phạt với Cục Phát triển Thiết bị Trung Quốc (EDD) thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc và giám đốc EDD Li Shangfu sau khi cơ quan này tham gia vào các giao dịch quan trọng với Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.
Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang sau khi Mỹ tuyên bố trừng phạt cơ quan quân sự của Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Các biện pháp trừng phạt có liên quan tới thương vụ EDD mua 10 máy bay chiến đấu Su-35 vào năm 2017 và các thiết bị liên quan tới hệ thống phòng không S-400 của Nga vào năm 2018.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ áp đặt trừng phạt theo Đạo luật chống đối thủ Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAASTA) được ký năm 2017, trong đó ngăn cản một cá nhân, tổ chức thuộc bên thứ ba giao dịch hoặc có liên đới với các tổ chức, cá nhân Nga bị liệt vào danh sách đen của Washington.
Tuy nhiên, quan chức này cũng nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt nhắm vào Matxcơva chứ không phải Bắc Kinh.
Mặc dù vậy, Trung Quốc khẳng định Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực căn bản trong quan hệ quốc tế và làm ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ sửa sai và hủy lệnh trừng phạt nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 21/9 nhấn mạnh.
Những tranh cãi qua lại giữa Washington và Bắc Kinh liên quan tới lệnh trừng phạt EDD diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang tiếp tục leo thang.
Trong một diễn biến mới nhất, Bắc Kinh đã hủy kế hoạch cử phái đoàn sang Mỹ đàm phán thương mại vào 2 ngày 24-25/9.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Mỹ trừng phạt cơ quan quân sự Trung Quốc: Bắc Kinh tức giận, Nga nói Mỹ đang 'đùa với lửa' Bắc Kinh và Matxcơva phản ứng trước thông báo của Washington về việc áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên một cơ quan quân sự Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa Nga. Trung Quốc ngày 21/9 cảnh báo Mỹ nên rút lệnh trừng phạt với tổ chức quân sự nước này vì mua vũ khí Nga, nếu...