Mỹ quyết trị chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc ở biển Đông
Theo các nhà phân tích Mỹ và Úc, Washington sẽ có nhiều biện pháp sẵn sàng hơn đối phó chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trang The South China Morning Post (Hồng Kông) hôm 8-2 cho biết.
Đánh giá trên được đưa ra sau lời kêu gọi hôm 6-2 của Đô đốc Hải quân Mỹ John Richardson về các hành động cứng rắn hơn chống lại sự khiêu khích “vùng xám” của Trung Quốc như một cách để ngăn chặn căng thẳng trên biển không leo thang thành những cuộc xung đột bùng nổ.
Chiến thuật vùng xám mà Bắc Kinh thực hiện bao gồm việc triển khai các tàu bảo vệ bờ biển phi quân sự hay tàu dân quân để mở rộng sự hiện diện của Trung Quốc tại vùng biển Đông và Hoa Đông. Ảnh: AP
Chiến thuật “vùng xám” được Trung Quốc áp dụng trên biển được xác định là “sử dụng kỹ thuật để đạt được các mục tiêu của một quốc gia và làm nản lòng các đối thủ của mình bằng cách sử dụng các công cụ sức mạnh – thường có tính chất không cân xứng và mơ hồ – mà không phải sử dụng trực tiếp các lực lượng quân sự thông thường đã biết”.
Đô đốc Richardson nói rằng Mỹ cần tìm cách thực thi các luật lệ đối với lực lượng cảnh sát biển và tàu cá dân quân biển của Trung Quốc – hai ví dụ điển hình về các tàu phi quân sự “vùng xám” mà Hải quân Mỹ có thể đối mặt với những hành động tiếp cận thiếu chuyên nghiệp.
Lyle Morris, một nhà phân tích chính sách cao cấp của công ty Rand Corporation ở Washington nhận định phát ngôn nói trên của ông Richardson phản ánh sự biến chuyển quan trọng trong suy nghĩ của Mỹ. Ông cho rằng giới chức Mỹ nên chủ động hơn trong cách tiếp cận với thách thức “vùng xám”.
Nhà phân tích này chỉ rõ các hành động kiểu “vùng xám” thường xóa mờ ranh giới giữa khái niệm quân sự và phi quân sự, được Trung Quốc sử dụng như một chiến thuật khẳng định yêu sách lãnh thổ.
Chiến thuật vùng xám mà Bắc Kinh thực hiện bao gồm việc triển khai các tàu bảo vệ bờ biển phi quân sự hay tàu dân quân để mở rộng đáng kể sự hiện diện của Trung Quốc tại vùng biển Đông và Hoa Đông.
Video đang HOT
Theo phân tích của ông Morris – vốn nghiên cứu sâu tình hình ở các vùng biển nói trên, sự hiện diện phi quân sự kiểu này có thể buộc quốc gia khác không thể hoạt động trong các khu vực tranh chấp.
Các chuyên gia từ Mỹ và Úc cũng tán đồng với nhận định này. Trong báo cáo công bố hôm 8-2 từ Đại học Sydney và Diễn đàn Pacific – một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Honolulu, giới chuyên gia đã hối thúc Washington hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh để đẩy lùi các hành động cưỡng ép “vùng xám” của Bắc Kinh.
Báo cáo nêu rõ các biện pháp có thể bao gồm thiết lập các lằn ranh đỏ rõ ràng và tham gia cùng các đồng minh như Úc, Nhật, Hàn Quốc để tăng cường khả năng răn đe.
Đỗ Quyên (Theo SCMP)
Theo SGGP
Biển Đông: Lý do Trung Quốc triển khai 'Vùng xám'
Bắc Kinh vừa muốn thay thế Washington, vừa không muốn làm thay đổi mạnh mẽ trật tự khu vực theo hớng bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế.
Sự trỗi dậy của lực lượng cảnh sát biển (hải cảnh) cũng như dân quân biển Trung Quốc (TQ), nhất là tại các vùng biển tranh chấp, cho thấy nước này đang áp dụng một cách tiếp cận mới trong vấn đề tranh chấp hàng hải.
TQ muốn đẩy Mỹ nhưng không gây chiến
Các hành vi gây hấn ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở biển Đông nói chung và bên trong Chuỗi đảo thứ nhất nói riêng cho thấy TQ đang chuyển đổi tư duy chiến lược với mong muốn trở thành cường quốc biển thực thụ ở khu vực. Thay thế vị trí thống trị về mặt địa chiến lược của Mỹ là mục tiêu, song có những yếu tố hạn chế mà TQ phải chú ý.
Thứ nhất, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế khiến cho TQ không thể phá vỡ hoàn toàn cấu trúc an ninh truyền thống ở khu vực. Làm như vậy sẽ khiến cho mục tiêu quan trọng của TQ - một môi trường hòa bình để phát triển - bị đe dọa. Phát triển thịnh vượng trong một môi trường thuận lợi luôn là mục tiêu đối ngoại hàng đầu.
Thứ hai, trong ngắn hạn, bản thân TQ nhận thấy sức mạnh về mặt quân sự của mình, đặc biệt là về hải quân, chưa thể so sánh với Mỹ. Đối đầu trực diện với Mỹ về mặt hải quân sẽ là một lựa chọn chiến lược sai lầm. Hải quân TQ trong ngắn hạn sẽ vẫn dựa trên học thuyết phi đối xứng và phòng thủ chủ động. Đi kèm với đó là một chương trình hiện đại hóa tương xứng nhưng tham vọng.
Nói cách khác, TQ vừa mong muốn dần dần thay thế Mỹ như một cường quốc biển ở Tây Thái Bình Dương, vừa không muốn sự trỗi dậy của mình phá vỡ hệ thống trật tự quốc tế vốn giúp TQ trở nên thịnh vượng trong suốt 40 năm qua.
Tàu chiến và máy bay chiến đấu Trung Quốc tập trận ở biển Đông. Ảnh: REUTERS
"Vùng xám" là một giải pháp
TQ vừa muốn thay thế Mỹ, vừa không muốn làm thay đổi mạnh mẽ trật tự khu vực theo hướng bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Vậy làm như thế nào để có thể kiểm soát một cách hiệu quả các khu vực biển trong Chuỗi đảo thứ nhất (biển Đông và Hoa Đông), lại vừa không gây leo thang căng thẳng tới mức xung đột có thể xảy ra? Câu trả lời khả dĩ chính là thực thi chính sách "Vùng xám".
"Vùng xám" có nghĩa đen như là một thứ gì đó "mập mờ" và khó có thể định nghĩa. Một số tính chất của hệ thống chính sách này có thể được đề cập bao gồm: (1) sử dụng các lực lượng phi quân sự nhằm duy trì căng thẳng ở một mức độ nhất định, khống chế để căng thẳng không biến thành xung đột; (2) các chính sách được tiến hành từ từ, tiệm tiến và không vội vàng và (3) là tổng hòa của nhiều hệ thống chính sách khác nhau, từ kinh tế, chính trị, pháp lý cho tới quân sự.
Quan sát hành vi hung hăng của TQ từ năm 2009 cho tới nay, nhiều nhà phân tích đã nhấn mạnh thuật ngữ "Vùng xám" để ám chỉ hệ thống các chính sách mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm tăng cường sự kiểm soát của mình tại các khu vực tranh chấp trên biển. Việc sử dụng hải cảnh hay dân quân biển chỉ là một phần trong các chính sách đó mà thôi.
ThS NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
Nói một cách khác, hệ thống chính sách "Vùng xám" mà TQ áp dụng hiện nay có thể được gọi với cái tên "chiến lược tiệm tiến cưỡng bức" và là một cách tiếp cận tổng thể nhằm giúp TQ kiểm soát hiệu quả lãnh thổ với mức độ tổn thất thấp nhất có thể tới vị thế, hệ thống trật tự khu vực và sự phát triển kinh tế của TQ.
Có thể thấy rõ các công cụ mà TQ sử dụng để thực hiện hóa chính sách này, kể từ năm 2009 cho tới nay. Nổi bật nhất có lẽ là việc TQ tuyên bố đường lưỡi bò nhưng lại chưa bao giờ công khai hoặc đưa ra tuyên bố chính thức nào về tính pháp lý của đường này. Điều này gây ra một sự mơ hồ rất lớn, khiến các quốc gia liên quan khó tìm ra cách đối phó phù hợp.
Cùng với đường lưỡi bò, từ năm 2009 TQ cũng đã phát động một "chiến dịch" lớn nhằm tìm mọi cách đưa ra các bằng chứng lịch sử để bảo vệ tính "chính danh" của đường lưỡi bò. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn từ chối tham gia vào các quá trình công pháp quốc tế để làm rõ tính chất pháp lý của yêu sách phi pháp này.
Bên cạnh đưa ra cách diễn giải riêng về lịch sử và pháp lý, TQ tăng cường hiện diện trên thực địa thông qua xây dựng hạm đội hải cảnh, cùng với một lực lượng dân quân biểnđông đảo. Các lực lượng bán quân sự như trên rất phù hợp với triết lý của "Vùng xám": gây ra đủ căng thẳng, bảo vệ được sự hiện diện của TQ nhưng lại không đẩy căng thẳng lên mức độ xung đột nóng. Sự kiện HD-981 là minh chứng rõ ràng cho điểm này.
Cuối cùng chính là việc TQ tiến hành mở rộng và cải tạo các điểm đảo, bãi đá mà nước này chiếm đóng trái phép tại Hoàng Sa. Hành động này đã được thực hiện mà không có bất cứ sự can thiệp thực chất nào trên thực địa. Bắc Kinh đã tận dụng được sự mập mờ và chậm chạp trong đối phó về mặt pháp lý lẫn chính sách của cả Mỹ và các bên tranh chấp để tạo dựng lợi thế riêng của mình tại biển Đông.
Việt Nam đã làm gì để đối phó với "Vùng xám"?
Bản chất của chiến lược "Vùng xám" có thể gói gọn trong hai thành tố: Tiệm tiến và cưỡng bức. Vậy Việt Nam có thể làm gì? Đó là ngăn chặn TQ đạt được mục tiêu gặm nhấm và kiểm soát lãnh thổ một cách tiệm tiến thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Thứ nhất, chính là tăng cường năng lực kiểm soát các vùng biển chủ quyền thông qua tăng cường xây dựng lực lượng cảnh sát biển của riêng Việt Nam, đồng thời với đó là tăng cường hiện đại hóa hải quân.
Thứ hai, không thể đứng một mình. Việt Nam đã và đang triển khai hiệu quả chiến lược cân bằng chủ động thông qua tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với các cường quốc khu vực (đặc biệt là Mỹ). Cùng với đó là các cố gắng của Việt Nam nhằm gia tăng đoàn kết nội khối trong ASEAN. Cuối cùng chính là tăng cường nội lực. Nếu không có đủ tiềm lực kinh tế và tài chính thì quá trình đầu tư cho các lực lượng an ninh biển và gia tăng vị thế quốc tế sẽ mất đi hiệu lực vốn có của nó.
Theo PL
Các nước tăng cường sức mạnh cảnh sát biển đối phó Trung Quốc trên Biển Đông Nhiều quốc gia quanh khu vực Biển Đông gần đây đã đầu tư phát triển sức mạnh của lực lượng cảnh sát biển để đối phó với những động thái ngày càng cứng rắn của Trung Quốc tại vùng biển này. Tàu BRP Malabrigo của Lực lượng Cảnh sát biển Philippines. (Ảnh: Wikipedia) Hải quân các nước Đông Nam Á đang tăng cường...