Mỹ quyết thách thức Trung Quốc ở Trường Sa
Mỹ vừa trình bày với các đồng minh châu Á về kế hoạch tuần tra hải quân áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa.
Tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth của Mỹ trong một đợt tuần tra ở Biển Đông hồi tháng 5.2015 – Ảnh: Hải quân Mỹ
Tờ The New York Times ngày 13.10 đưa tin giới chức Philippines vừa tiết lộ rằng trong mấy ngày gần đây, họ đã được phía Mỹ thông báo kế hoạch đưa tàu hải quân hoặc máy bay tuần tra trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa.
Thông điệp cho Trung Quốc
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 13.10, Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario nhấn mạnh những cuộc tuần tra như trên sẽ giúp duy trì ổn định ở khu vực. “Không thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý sẽ phá hủy trật tự ở khu vực và đưa Trung Quốc đến kết luận sai lầm rằng những tuyên bố của họ được chấp nhận như việc đã rồi”, The New York Times dẫn lời ông del Rosario cảnh báo.
Kế hoạch tuần tra cũng nằm trong chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng John Kerry với những người đồng cấp Úc tại thành phố Boston trong ngày 12 – 13.10 (giờ địa phương), theo The New York Times.
Video đang HOT
Tham dự cuộc họp còn có Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris. Cố vấn cấp cao về Trung Quốc thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Daniel Kritenbrink cũng xác nhận với một nhóm chuyên gia trong nước tại cuộc họp mới đây ở Washington rằng Nhà Trắng đã quyết định tiến hành kế hoạch thách thức Bắc Kinh.
Theo một người tham gia cuộc họp, ông Kritenbrink không nói rõ thời điểm diễn ra các cuộc tuần tra, nhưng cho biết chúng bị trì hoãn để tránh gây đổ vỡ cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng ngày 25.9. Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Obama sau cuộc hội đàm, ông Tập bất ngờ đưa ra cam kết Bắc Kinh sẽ không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo phi pháp. Do đó, một quan chức quốc phòng Mỹ nói với The News York Timesrằng cuộc tuần tra sắp tới sẽ kiểm chứng tuyên bố nói trên của ông Tập.
Giới phân tích nhận định loại tàu mà hải quân Mỹ chọn để triển khai sẽ thể hiện mức độ cứng rắn trong thông điệp gửi đến Trung Quốc. Biên tập viên James Hardy của chuyên san IHS Jane’s Defense Weekly cho rằng Washington có thể triển khai một tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống tác chiến Aegis cùng một nhóm tàu hải quân nhỏ hơn.
“Lằn ranh khai hỏa”
Cũng theo chuyên gia Hardy, Trung Quốc có một số lựa chọn cho việc ứng phó tàu Mỹ. Họ có thể triển khai máy bay quân sự để cảnh báo hoặc sử dụng ra đa kiểm soát hỏa lực để khóa mục tiêu nhắm vào các tàu Mỹ, như từng áp dụng với các tàu Nhật ở biển Hoa Đông. Những lựa chọn khác có thể là triển khai tàu hải cảnh bám đuổi các tàu hải quân Mỹ hoặc đưa các tàu cá ra cản đường.
Trong khi đó, website của tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 13.10 dẫn lời chuyên gia quân sự nước này là Đỗ Văn Long lên giọng cảnh báo phạm vi 12 hải lý chính là “lằn ranh đỏ” hoặc thậm chí là “lằn ranh khai hỏa” đối với Trung Quốc.
Đại tá Đỗ Văn Long thuộc Viện Khoa học quân sự của Trung Quốc lập luận việc tàu Mỹ vào khu vực 12 hải lý sẽ tạo ra “hiệu ứng domino” vì các chiến hạm, máy bay quân sự của nước khác có thể sẽ theo sau hoặc lập thành biên đội hỗn hợp với các tàu Mỹ để tiến vào khu vực. Điều này sẽ khiến tình thế quân sự ở khu vực trở nên phức tạp và Trung Quốc sẽ không thể ngồi yên, theo ông Đỗ.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
New Zealand: Trung Quốc nên hành xử như nước lớn ở Biển Đông
Đọc diễn văn tại Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand, Gerry Brownlee nói Trung Quốc hãy hành xử như nước lớn trong vấn đề Biển Đông.
Đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Đá Chữ Thập - Ảnh: Reuters
Trang tin tức Scoop của New Zealand ngày 28.9 dẫn lời ông Brownlee tuyên bố các nước lớn chỉ có thể làm cho vị thế của mình được công nhận khi biết chia sẻ và giúp giảm thiểu căng thẳng với nước nhỏ.
Giữa bài phát biểu ca ngợi quan hệ tốt đẹp New Zealand - Trung Quốc, đặc biệt là kế hoạch hợp tác 5 năm giữa lực lượng phòng vệ New Zealand và quân đội Trung Quốc, Bộ trưởng Brownlee tuyên bố: "Dẫu chúng tôi không liên quan đến các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, New Zealand chống lại các hành động đe dọa hòa bình và làm xói mòn lòng tin".
Scoop bình luận rằng tuyên bố này rõ ràng nhắm đến các hành động phi pháp của Trung Quốc trong việc san lấp, xây dựng đảo nhân tạo cùng các cơ sở quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông khiến cả cộng đồng quốc tế lên án - Ảnh: Reuters
Ông Brownlee nói tiếp: "Chúng tôi lo ngại rằng các diễn biến đang xảy ra đã vượt quá nỗ lực trong khu vực trong việc kiềm chế căng thẳng. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước tranh chấp giảm thiểu căng thẳng".
Rồi bộ trưởng Brownlee kết luận rằng nỗ lực đối thoại để giải quyết các tranh chấp là cách hành xử chuẩn mực của nước lớn.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Đảo Trung Quốc xây ở Trường Sa được ví với Lầu Năm Góc Trung Quốc thiết lập khu tổ hợp lớn, chảo anten và có thể cả hệ thống radar vượt đường chân trời tại các bãi đá nước này đang cải tạo ở Trường Sa Ảnh vệ tinh gần đây của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy việc xây dựng của Trung Quốc trên đá này tham vọng...