Mỹ quyết gây thêm hỗn loạn tại Syria
Mỹ quyết tâm thúc đẩy chiến lược mới, trong đó có cử cố vấn cùng đặc nhiệm tới thực địa và nhiều khả năng gây thêm hỗn loạn tại Syria.
Không sợ tốn kém
Mỹ đã công bố chiến lược mới trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Lần đầu tiên các cố vấn quân sự của Mỹ sẽ có mặt trên thực địa Syria, các cố vấn đang có mặt tại Iraq cũng sẽ di chuyển đến gần các chiến tuyến, còn các lực lượng đặc nhiệm Mỹ sẽ được điều động tới cả hai chiến trường này.
Những thay đổi này sẽ làm gia tăng chi phí cho cuộc chiến chống IS. Đến nay, Mỹ đã chi hơn 2,7 tỉ USD cho cuộc chiến này với chi phí trung bình mỗi ngày là khoảng 9 triệu USD.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại về sinh mạng khi các cố vấn và đặc nhiệm được cử tới Syria.
Mỹ sẽ cử hoảng 50 đặc nhiệm cùng cố vấn tới Syria
Tuy nhiên, nếu chỉ tính những con số thương vong hay số tiền mà Mỹ đã phải bỏ ra cho cuộc chiến chống IS thì quá đơn giản. Những cái giá mà Mỹ phải trả còn bao gồm cả những xáo trộn và những vấn đề phát sinh tác động tới chính sách ngoại giao của Mỹ.
Video đang HOT
Cho tới nay, Mỹ đã thể hiện rõ ràng rằng mục tiêu quan trọng nhất của nước này là hạ bệ Tổng thống Bashar al-Assad. Lý do được Mỹ đưa ra biện hộ là chính quyền của ông Assad dùng vũ lực chống lại chính người dân của mình.
Thế nhưng, kể từ khi Mỹ can thiệp, người dân Syria vốn đang gánh chịu cuộc nội chiến đẫm máu, lại đang phải hứng chịu thêm những cuộc tấn công của Mỹ cùng các đồng minh, IS và các nhóm tương tự.
Những khu vực rộng lớn ở Syria đã trở thành những đống đổ nát, hơn 240.000 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột và gần 12 triệu người- chiếm một nửa dân số đất nước- buộc phải rời bỏ nhà cửa.
Hy vọng nhỏ nhoi
Trong khi đó, giới chuyên gia đặt ra câu hỏi liệu nhóm 50 lính đặc nhiệm mà Mỹ cử tới Syria có thể thực sự tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến tại đây hay không.
Thực chất, lực lượng này được triển khai để chống lại chính quyền Syria – có quân đội riêng, được quân đội Nga trực tiếp hậu thuẫn, và có cả sự hỗ trợ của nhóm vũ trang Hezbollah do Iran chống lưng.
Ngay trong nội bộ nước Mỹ, phe Cộng hòa cũng cho rằng việc điều động Lực lượng Đặc nhiệm chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức. Thượng nghị sĩ Linsey Graham của bang Bắc Carolina cho rằng “việc gia tăng số lượng và sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ không thay đổi được tình hình tại đây”.
Nhiều thành phố, làng mạc của Syria đã bị chiến tranh tàn phá
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng kế hoạch này có thể có nhiều ý nghĩa hơn là một cuộc triển khai quân mang tính tượng trưng. Dù quân số nhỏ, song lực lượng Mỹ sẽ giúp thúc đẩy hợp tác hiệu quả với các nhóm nổi dậy &’ôn hòa’ trên thực địa” vốn đang thất thế.
Mỹ hy vọng có thể gia tăng ảnh hưởng đối với phe nổi dậy “ôn hòa”, lực lượng bao gồm các tay súng người Kurd và Quân đội Syria Tự do (FSA), phối hợp với hai lực lượng này tái chiếm một số ngôi làng dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ từ tay IS.
Sự hiện diện của Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ còn giúp trấn an các đồng minh rằng Mỹ cũng đang có sức ảnh hưởng lớn đối với người Kurd tại Syria.
Đây là điều vô cùng quan trọng, nhất là đối với Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh lực lượng người Kurd ở quốc gia này đang hiện thực hóa mục tiêu ly khai.
Đặc nhiệm Mỹ đã có kinh nghiệm dày dạn từ các chiến dịch tại Afghanistan và Iraq nên có thể hỗ trợ quân nổi dậy “ôn hòa” triển khai các chiến dịch hiệu quả, cũng như gửi những dữ liệu về tình hình Syria trên thực địa một cách nhanh chóng và chính xác về Mỹ.
Minh Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Hạ viện Anh không cho mở rộng chiến dịch ở Syria
Tổng thống Obama bảo đảm mặc dù ông quyết định triển khai lực lượng đặc nhiệm để chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria nhưng Mỹ không đưa các binh sĩ ra tiền tuyến.
Ông giải thích, đơn giản đây là mở rộng chiến dịch từ Iraq sang Syria và trong quá khứ lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng đã từng hoạt động ở Syria.
Tại Anh, ngày 3-11, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đã công bố báo cáo đánh giá Anh cần chú trọng nỗ lực ngoại giao để vãn hồi hòa bình thay vì mở rộng không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Ủy ban Đối ngoại đánh giá không mở rộng hoạt động quân sự của Anh tại Syria nếu không có chiến lược quốc tế thích hợp nhắm đến chiến thắng quân Nhà nước Hồi giáo và chấm dứt nội chiến ở Syria.
Hiện nay quân đội Anh tập trung không kích Nhà nước Hồi giáo tại Iraq. Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron mong muốn mở rộng chiến dịch không kích sang Syria. Đài truyền hình RT (Nga) đưa tin ông David Cameron cho biết khi nào cảm thấy có không khí đồng thuận rõ ràng ông sẽ tiếp tục trình kiến nghị với Hạ viện.
Trong khi đó tại Syria, hãng tin Sputnik (Nga) đưa tin ngày 3-11, máy bay Nga đã bắt đầu sử dụng hai quả bom BETAB-500 (ảnh) để phá hầm ngầm của Nhà nước Hồi giáo. Trước đó, quân đội Nga thông báo đã ném bom vào Palmyra, một trong những địa bàn đã bị Nhà nước Hồi giáo chiếm đóng.
D.THẢO
Theo_PLO
300 đặc nhiệm Anh sẽ tham chiến cùng Mỹ ở Syria Động thái này diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố 'sẽ hỗ trợ các lực lượng đồng minh chống lại IS hoặc thực hiện các sứ mệnh trên mặt đất'. Lực lượng đặc nhiệm Anh sẽ cùng với lính hải quân Mỹ tham chiến ở Syria chống lại IS Hơn 300 quân nhân sẽ tham gia vào...