Mỹ quyết dồn sức đối đầu thương mại với Trung Quốc
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ thực hiện cách tiếp cận cứng rắn để giải quyết vấn đề thương mại và nhân quyền với Bắc Kinh.
Trong “Báo cáo Thường niên 2020 và Chương trình nghị sự Thương mại 2021″ công bố hôm 1/3, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết các hành vi thương mại không công bằng và hạn chế tiếp cận thị trường của Trung Quốc đã đe dọa lợi thế công nghệ của Mỹ, làm suy yếu khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và lợi ích quốc gia.
“Chính quyền Joe Biden cam kết sử dụng mọi công cụ sẵn có để xử lý hàng loạt hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc đang gây tổn hại cho doanh nghiệp và lao động Mỹ”, báo cáo có đoạn.
Từ khi Biden vào Nhà Trắng, Mỹ đã tiếp tục đường lối cứng rắn với Trung Quốc của chính quyền tiền nhiệm, phớt lờ nhiều lời kêu gọi cải thiện quan hệ song phương từ Bắc Kinh.
Báo cáo cũng cho biết chính quyền Biden sẽ ưu tiên giải quyết các cáo buộc lạm dụng nhân quyền liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở khu tự trị Tân Cương, cùng nhiều nơi khác ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Joe Biden, khi còn là phó tổng thống, và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 8/2011. Ảnh: Kyodo.
Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng lớn từ Mỹ và phương Tây về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Bắc Kinh luôn phủ nhận cáo buộc lao động cưỡng bức và nói rằng các khu trại ở vùng cực tây đất nước là nơi đào tạo nghề, cũng như để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và khủng bố.
USTR cho biết sẽ cân nhắc tất cả lựa chọn để chống lại lao động cưỡng bức và nâng cao trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu. Nhiều công ty nước ngoài ở Trung Quốc được cho đang thực hiện trách nhiệm giải trình để đảm bảo sản phẩm của họ không do lao động cưỡng bức sản xuất và giảm đầu tư vào Tân Cương.
Báo cáo của USTR cũng nói về việc lôi kéo sự ủng hộ quốc tế để chống lại hành vi “cưỡng bức và lạm dụng” kinh tế của Trung Quốc như dựng hàng rào thuế quan và phi thuế quan của Trung Quốc để hạn chế tiếp cận thị trường, trợ cấp công nghiệp không công bằng hay trợ cấp xuất khẩu.
USTR thêm rằng Trung Quốc là nước đóng góp chính vào tình trạng dư thừa năng suất trong ngành sản xuất nhôm thép, sợi quang học và năng lượng mặt trời.
Lu Xiang, thành viên cấp cao của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chỉ ra rằng báo cáo không đề cập tới việc hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. “Đây là một tín hiệu đáng lo ngại. Biden có nguồn lực để cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Điểm mấu chốt là ông ấy có muốn làm hay không”, Lu nói.
Các quan chức thương mại và kinh tế của Biden nói rằng chính quyền sẽ duy trì các mức thuế trừng phạt với sản phẩm của Trung Quốc và có thể cấm đầu tư, đồng thời họ cũng đang xem xét lại chiến lược với Bắc Kinh.
Trong một báo cáo khác hôm 1/3, Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ nhân tạo kêu gọi các trường đại học Mỹ nỗ lực nhiều hơn để ngăn tình trạng quân đội Trung Quốc đánh cắp công nghệ nhạy cảm của Mỹ. Trong khi đó, Lầu Năm Góc nói rằng Nhóm Chuyên trách Trung Quốc đã bắt đầu công việc đánh giá thách thức từ Bắc Kinh vào ngày 1/3, một phần trong kế hoạch xem xét lại quan hệ Mỹ – Trung của Biden.
Trung Quốc bác nhận xét của Giáo hoàng
Trung Quốc gọi việc Giáo hoàng Francis liệt người Duy Ngô Nhĩ vào nhóm dân tộc "bị ngược đãi" trên thế giới là "hoàn toàn vô căn cứ".
"Có 56 dân tộc ở Trung Quốc và dân tộc Duy Ngô Nhĩ là một thành viên bình đẳng trong đại gia đình Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc luôn đối xử bình đẳng với tất cả các nhóm dân tộc thiểu số, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại buổi họp báo ở Bắc Kinh hôm nay.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Giáo hoàng Francis lần đầu tiên công khai cho rằng người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc là dân tộc "bị ngược đãi" trong cuốn sách mới xuất bản.
Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican hôm 22/11. Ảnh: Reuters .
"Tôi thường nghĩ đến những dân tộc bị ngược đãi: người Rohingya, người Duy Ngô Nhĩ đáng thương, người Yazidi, những gì Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã làm với họ thật sự tàn nhẫn, hoặc những người theo đạo Thiên chúa ở Ai Cập và Pakistan bị giết bởi bom nổ khi họ cầu nguyện trong nhà thờ", Giáo hoàng Francis viết trong cuốn sách mới "Hãy để chúng ta mơ: Đường tới tương lai tươi sáng hơn" được xuất bản hôm 23/11.
Ông Triệu cho rằng nhận xét của Giáo hoàng "hoàn toàn vô căn cứ". "Người dân thuộc mọi dân tộc được hưởng đầy đủ quyền sinh tồn, phát triển và tự do tín ngưỡng tôn giáo", ông Triệu nói thêm.
Giáo hoàng không nói chi tiết hơn về các vấn đề liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ trong cuốn sách, ngoài phần đề cập ngắn gọn, trong khi ngài nói chi tiết hơn về các nhóm bị ngược đãi khác như người Rohingya.
Cuốn sách là sự phản ánh rộng rãi về tầm nhìn của Giáo hoàng về một thế giới hậu Covid-19. Đồng tác giả là nhà viết tiểu sử của Giáo hoàng Austen Ivereigh và cuốn sách được viết vào mùa hè năm nay.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng khoảng hai triệu người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu là người Hồi giáo và các nhóm thiểu số khác, đã bị đưa đến các trung tâm cải tạo khổng lồ ở Tân Cương, nơi những người từng bị giam mô tả là bị giáo huấn, ngược đãi thể chất. Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề được lập nên nhằm giải quyết mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Công chúa Dubai gửi thư xin cảnh sát Anh cứu chị gái Công chúa Latifa gửi thư từ nơi bị giam giữ ở Dubai tới cảnh sát Anh, cầu xin họ điều tra vụ bắt cóc chị gái Shamsa. Latifa cầu xin cảnh sát Cambridgeshire mở điều tra để giải cứu công chúa Shamsa, người bị bắt theo lệnh của Tiểu vương Dubai Mohammed bin Rashid al-Maktoum, người đồng thời là Thủ tướng kiêm Phó...