Mỹ quyết diệt IS bằng được
Chính phủ Mỹ đã thừa nhận phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) là nhóm khủng bố nguy hiểm nhất mà Washington từng đối mặt trong vài năm qua và cảnh cáo một cuộc chiến lâu dài để tiêu diệt IS.
Lực lượng cảnh sát đặc biệt của chính quyền Iraq. Các binh sĩ Iraq đã bắt đầu phản công nhằm chiếm lại những điểm bị IS chiếm đóng, sau khi có hỗ trợ từ phương Tây – Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder hôm 21-8 tuyên bố mở cuộc điều tra vụ IS chặt đầu nhà báo James Foley để yêu cầu Washington ngừng các cuộc không kích ở Iraq. “Những kẻ đã thực hiện tội ác này cần biết rằng Mỹ ghi nhớ rất lâu và tầm với của chúng tôi rất rộng” – ông Holder cảnh cáo.
Nguy hiểm nhất
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết IS đang đe dọa đến tất cả lợi ích của Mỹ ở Iraq và toàn thế giới.
Ông mô tả: “IS không chỉ là một nhóm khủng bố. Chúng kết hợp giữa tư tưởng đạo Hồi và sức mạnh quân sự mang tính chiến thuật cao. Chúng có nguồn tài chính cực kỳ dồi dào. IS mạnh vượt xa những gì chúng ta từng chứng kiến”.
Trong khi đó, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đại tướng Martin Dempsey đánh giá IS là tổ chức đặt tầm nhìn chiến lược là ngày tận thế và có thể “thay đổi hoàn toàn diện mạo Trung Đông và tạo ra một môi trường đe dọa Mỹ”, do đó Mỹ và cộng đồng quốc tế cần phải tiêu diệt IS cho bằng được.
Các lãnh đạo Mỹ cũng cảnh báo Trung Đông có thể đối mặt với một cuộc chiến lâu dài để tiêu diệt IS, bất chấp việc nhóm này đe dọa sẽ giết tiếp một con tin người Mỹ.
Tướng Dempsey khẳng định cần phải mở chiến dịch tấn công IS không chỉ ở Iraq mà còn ở Syria, tuy nhiên cho rằng: “Chỉ sức mạnh quân sự của Mỹ là không đủ để chiến thắng. Chúng ta cần sự hỗ trợ của khu vực và của 20 triệu người Hồi giáo Sunni đang sống giữa Damascus và Baghdad”.
Video đang HOT
Đến nay Washington vẫn tin rằng không kích là giải pháp tốt nhất và tiếp tục triển khai tấn công ở miền bắc Iraq để gây sức ép lên IS.
Trong đợt tấn công ở một con đập phía bắc Mosul, máy bay Mỹ đã tiêu diệt nhiều phương tiện của IS, theo thông tin từ quân đội Mỹ. Ông Hagel cho biết quân đội Mỹ cũng đã ngăn chặn bước tiến của IS tại thành phố Arbil sau khi giúp Baghdad giành lại quyền kiểm soát đập thủy điện Mosul.
Kể từ ngày 8-8, Washington đã thực hiện tổng cộng 90 vụ không kích, trong đó hơn một nửa là để hỗ trợ chính quyền Iraq ở khu vực gần đập Mosul.
Kiểu kiếm tiền của IS
Cố vấn đầu tư Bill Schmick của Berkshire Money Management cho biết IS là một tổ chức khôn ngoan trong việc tìm kiếm nguồn tài chính.
Khi tấn công Syria, chúng nhắm vào khu vực miền đông, nơi tập trung các mỏ dầu và nhanh chóng kiếm bộn nhờ xuất khẩu vàng đen. Chúng cũng bán vô số cổ vật cướp được với giá hàng chục triệu USD.
Tại Iraq, khi tấn công thành phố lớn thứ hai nước này là Mosul, IS đã cướp hơn 400 triệu USD trong ngân hàng hồi tháng 6-2014. Reuters dẫn lời các quan chức Iraq cho hay nhóm này đã kiếm hàng triệu USD từ việc bán dầu của các mỏ chiếm được ở nước này.
Số dầu được cho là bán sang Thổ Nhĩ Kỳ với giá chỉ 25 USD/thùng và có thể đem về cho IS cả tỉ USD mỗi năm. Chúng thậm chí thu thuế doanh nghiệp, điện, nước tại những khu vực mình chiếm giữ.
Không dừng lại ở đó, IS cũng tận dụng Internet và mạng xã hội để tuyên truyền và tiếp cận nguồn đóng góp từ các cá nhân.
Tuy nhiên, một phần lớn tài chính của IS là từ tiền chuộc của các vụ bắt cóc con tin, chủ yếu là công dân các nước phương Tây và nhân viên các tập đoàn. CBS News đưa tin một công ty Bắc Âu mới đây phải trả 70.000 USD để chuộc một nhân viên từ tay IS.
Một số báo cáo ước tính IS kiếm được khoảng 1 triệu USD mỗi ngày. Số tiền chuộc cũng ngày một tăng, từ hàng chục ngàn lên hàng triệu USD. Trong vụ giết hại nhà báo Mỹ James Foley, IS đã gửi email đòi số tiền chuộc 132 triệu USD đến tận gia đình ông Foley ở New Hampshire.
Vụ bắt cóc và sát hại ông Foley cũng làm dấy lên cuộc tranh cãi về tiền chuộc. Cho đến tận ngày nhà báo này bị giết, gia đình ông vẫn đang nỗ lực gây quỹ để chuộc lại người thân trong khi Chính phủ Mỹ bác bỏ việc trả tiền cho khủng bố.
“Chính phủ Mỹ tin rằng trả tiền chuộc cho khủng bố là cho chúng công cụ tài chính để sinh sôi. Chúng tôi không nhượng bộ khủng bố. Chúng tôi không trả tiền chuộc” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf tuyên bố.
Một số ý kiến khác lại cho rằng việc đặt ra số tiền chuộc quá lớn cho thấy bọn khủng bố thật sự không có ý định lấy tiền chuộc. Trong khi Mỹ và một số nước như Anh chọn cách không trả tiền chuộc, Pháp năm ngoái đã chi hơn 17 triệu USD để chuộc một số công dân bị nhóm khủng bố Al Qaeda bắt cóc.
Sẽ có thêm yêu sách
Không chỉ đòi tiền chuộc, nhiều ý kiến lo ngại bọn khủng bố sẽ đặt ra nhiều yêu sách hơn trong tương lai. New York Times đưa tin IS đã liệt ra danh sách các yêu cầu để chuộc các công dân nước ngoài, từ tiền cho đến trao đổi tù binh.
Bên cạnh phóng viên Steven Sotloff, người bị IS dọa sẽ là nạn nhân tiếp theo sau nhà báo Foley, nhóm này được cho là đang giữ khoảng ba con tin người Mỹ khác. Theo Ủy ban Bảo vệ phóng viên, IS và các nhóm cực đoan đã bắt cóc ít nhất 20 phóng viên nước ngoài.
Theo Tuổi Trẻ
Vì sao chiến dịch giải cứu James Foley của Mỹ thất bại?
Việc tình báo Mỹ biết rất ít về các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) là một trong những lý do khiến biệt kích Mỹ đáp nhầm chỗ trong chiến dịch giải cứu James Foley hồi tháng 7.
Đặc nhiệm Mỹ đổ bộ từ máy bay trực thăng. Ảnh: Blogspot
Dù đã huy động hai lực lượng đặc nhiệm lừng lẫy nhất thế giới là Delta và SEAL nhưng quân đội Mỹ không thể giải cứu phóng viên James Foley và những người khác vì hàng chục chiến binh ưu tú nhất đổ bộ xuống khu vực không có con tin. Nỗ lực theo dấu con tin của tình báo Mỹ thất bại khiến các đơn vị biệt kích Mỹ không thể tìm thấy Foley.
Lầu Năm Góc đã bật đèn xanh cho Lực lượng đặc nhiệm tới Syria cùng những thiết bị tối tân nhất của quân đội Mỹ để giải cứu nhà báo James Foley cùng những người khác. Tuy nhiên, chiến dịch này thất bại hoàn toàn khi IS tung video hành quyết Foley lên Internet cùng lời đe dọa giết một phóng viên khác nếu Mỹ tiếp tục không kích Iraq.
Cuộc giải cứu bất thành phóng viên James Foley là một trong những lần hiếm hoi giới chức Mỹ thừa nhận thất bại của lực lượng đặc nhiệm. Giới truyền thông nhận định lời thú nhận của Lầu Năm Góc là cách xoa dịu công chúng Mỹ theo yêu cầu của Nhà Trắng. Giới chức Mỹ muốn trấn an người dân rằng họ không chịu đứng yên trước sự lộng hành của IS.
Nhà báo người Mỹ James Foley bị các chiến binh IS hành quyết. Ảnh: AP
Tuy nhiên, thất bại của Mỹ không hoàn toàn do yếu tố khách quan. Tình báo Mỹ biết rất ít về các hoạt động của IS, nhóm chiến binh đang làm mưa làm gió ở Iraq. Dù Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định chiến dịch giải cứu thất bại không phải lỗi của lực lượng tình báo nhưng rõ ràng, phi đội máy bay không người lái hiện đại cùng các vệ tinh do thám của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) không thể tìm ra nơi giam giữ James Foley.
Trong khi đó, Rick "Ozzie" Nelson, chuyên viên chương trình chống khủng bố và an ninh nội địa của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định: "Nhiệm vụ giải cứu con tin của các lực lượng đặc nhiệm bao gồm rất nhiều hoạt động phức tạp. Người chờ được giải cứu thường có &'giá trị' cao đối với những kẻ bắt cóc. Chúng sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ con tin".
Bằng kinh nghiệm chỉ huy lực lượng đặc nhiệm khi còn phục vụ trong hải quân Mỹ, ông Nelson cho biết ngay cả khi hình ảnh tình báo rõ nét, các đội đặc nhiệm cũng nhiều lần trắng tay vì không tìm thấy con tin sau khi tấn công căn cứ của các chiến binh Hồi giáo cực đoan.
Theo Tri Thức
Cô gái Anh âm mưu hành quyết lính Mỹ Cô gái 22 tuổi người Anh vừa công bố ước mơ trở thành nữ chiến binh thánh chiến đầu tiên chặt đầu một binh sĩ Anh hoặc Mỹ. Tuyên bố của Khadijah Dare khiến cộng đồng thế giới hết sức bất ngờ. Ảnh: Daily Mail Metro News ngày 21/8 cho biết, Khadijah Dare, đến từ Lewisham, nước Anh. Cô có tài khoản Twitter...