Mỹ quay lưng với thế giới giữa đại dịch
Năm 2003, tổng thống George W. Bush lập chương trình giúp cứu hàng nghìn bệnh nhân AIDS châu Phi, nhưng sự hào hiệp đó giờ đây không còn dưới thời Trump.
Kế hoạch khẩn cấp của tổng thống Bush khi đó cung cấp tới 90 tỷ USD nhằm cứu trợ bệnh nhân AIDS, được coi là nỗ lực lớn nhất của một quốc gia trong việc chống lại dịch bệnh thế kỷ. Trong khủng hoảng kinh tế năm 2008 và dịch Ebola năm 2014, Mỹ tiếp tục đảm nhiệm vai trò điều phối phản ứng toàn cầu. Dù chưa hoàn hảo, những động thái khi đó của Mỹ vẫn được cả đồng minh và đối thủ biết ơn.
Tuy nhiên, với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Donald Trump sau đó rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nghi ngờ vai trò của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời thể hiện sự khó chịu với những tổ chức đa phương mà Mỹ đã xây dựng và lãnh đạo từ sau Thế chiến II.
“Sự ích kỷ của nước Mỹ dưới thời Trump là điều chưa từng thấy. Họ thường luôn chú trọng lợi ích cá nhân, nhưng cũng rất hào phóng”, Jan Techau, chuyên gia cấp cao tại Quỹ German Marshall ở Berlin, Đức, nhận xét. Theo ông, việc Trump cố đổ lỗi cho Trung Quốc và châu Âu về Covid-19 “đồng nghĩa nước Mỹ không còn phụng sự hành tinh này”, nói thêm rằng đây là tin xấu cho thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp với các y tá về Covid-19 tại Nhà Trắng hôm 18/3. Ảnh: Reuters.
Trong giai đoạn đầu của Covid-19, Mỹ cung cấp viện trợ cho Trung Quốc cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng. Nhưng nhìn chung, Washington đã “quay lưng”, thậm chí với cả những đồng minh thân cận nhất để tự bảo vệ mình, theo bình luận viên Steven Erlanger của NY Times.
Hôm 11/3, Trump ban lệnh cấm nhập cảnh từ 26 nước châu Âu đến Mỹ, sau đó mở rộng thêm cả Anh và Ireland, nhưng không trao đổi hay thông báo trước cho họ. Mỹ là chủ tịch nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm nay, nhưng người đề xuất hội nghị thượng đỉnh về nCoV thông qua video là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trump đồng ý, nhưng người chịu trách nhiệm tổ chức vẫn là Macron.
Châu Âu nói chung và người Đức nói riêng còn vô cùng tức giận sau khi giới chức Đức cáo buộc Trump đề nghị trả một tỷ USD cho tập đoàn dược phẩm Cure-Vac của nước này, nhằm đảm bảo nghiên cứu vaccine phòng chống nCoV của họ “chỉ dành cho Mỹ”. “Nước Đức không phải để bán”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tuyên bố.
Nhà Trắng đã phủ nhận các cáo buộc và Cure-Vac cũng từ chối bình luận về những đồn đoán liên quan đến họ. Tuy nhiên, Claudia Major, nhà phân tích tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế ở Berlin, cho rằng “mọi người đều nghĩ Trump có khả năng làm như vậy” bất kể sự thật ra sao. “Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương bây giờ là thế”, bà nói thêm.
“Hầu hết chúng ta đều quan tâm cuộc khủng hoảng ảnh hưởng gì đến gia đình, sinh kế và tương lai đất nước mình. Nhưng rõ ràng mọi người cũng đang xem xét cách những nước khác đối phó đại dịch”, Peter Westmacott, cựu đại sứ Anh tại Mỹ, nhận định.
Westmacott cho rằng màn thể hiện của Trump gần như trùng khớp với những quan điểm vốn có của mọi người về ông. “Đó là cách cư xử chỉ vì bản thân, đồng thời không chịu nhận trách nhiệm cho những sai lầm ban đầu”, cựu đại sứ đánh giá, nói thêm rằng tin đồn Trump cố mua độc quyền vaccine từ Đức càng tô đậm khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, thay vì hình ảnh cường quốc hào hiệp như trước đây.
Những điều trên được cho là trái ngược với Trung Quốc, đất nước mắc sai lầm lớn khi Covid-19 mới bùng phát, nhưng dường như đã kiểm soát đại dịch hiệu quả nhờ loạt biện pháp quyết liệt. Bắc Kinh giờ đây còn gửi viện trợ, bao gồm khẩu trang, máy thở và nhân viên y tế, tới Italy và Serbia.
“Sự đoàn kết của châu Âu không tồn tại. Nó chỉ có trong truyện cổ tích. Tôi tin vào người anh em và bạn bè của mình là ông Tập Cận Bình. Tôi tin vào sự giúp đỡ của Trung Quốc”, Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic phát biểu khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngày 16/3.
Hôm 18/3, Trung Quốc cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU) 2 triệu khẩu trang y tế, 200.000 khẩu trang N95 và 50.000 kit xét nghiệm. Họ tiếp tục gửi vài triệu khẩu trang đến Bỉ vào ngày 20/3. Tỷ phú Trung Quốc Jack Ma thậm chí đề nghị hỗ trợ Mỹ, cam kết chuyển 500.000 kit xét nghiệm và một triệu khẩu trang.
“Đó là màn đối đầu nghiêm túc về xây dựng hình ảnh. Trung Quốc đã sử dụng hiệu quả quyền lực mềm, thứ từng là công cụ của Mỹ. Họ cố gắng khiến mọi người quên rằng rất nhiều việc chúng ta đang gánh chịu xuất phát từ sai lầm trong nước của họ”, nhà phân tích Major nêu ý kiến.
Video đang HOT
Bà nói thêm rằng những hành động của Trung Quốc để lại ấn tượng rằng họ đang dẫn dắt và phối hợp với các nước khác. “Trong khi đó, Mỹ dường như không muốn hoặc không thể lãnh đạo”, Major nói.
Với nhiều người châu Âu, phản ứng trong nước của Mỹ cũng gây cảm giác hụt hẫng. “Mỹ phần nào đó mong manh hơn EU do thiếu các cấu trúc xã hội như ở châu Âu”, cựu nghị sĩ Nghị viện châu Âu Marietje Schaake nhận xét, đồng thời bày tỏ lo ngại về nguy cơ sụp đổ những “chất keo” gắn kết xã hội ở Mỹ.
“Tôi ước gì sự phối hợp mang tính xây dựng xuất hiện nhiều hơn, thay vì những phát ngôn công kích và hoa mỹ của Trump. Họ phủ nhận các vấn đề, trong khi một quốc gia như Đức lại tuyên bố cung cấp vaccine cho tất cả nếu thành công”, Schaake nói.
Theo bình luận viên Erlanger, cuộc khủng hoảng do Covid-19 có thể đánh dấu bước ngoặt cơ bản trên toàn cầu. “10 năm sau, chúng ta có thể sẽ nhìn lại và nói rằng đây là thời khắc Trung Quốc trỗi dậy, Mỹ xuống dốc”, Schaake cho hay.
Tuy nhiên, cựu đại sứ Westmacott nhận thấy Trump vài ngày qua bắt đầu bộc lộ sự nghiêm túc khác lạ. “Giọng điệu của ông ấy dường như đã thay đổi, bất chấp một số tuyên bố không thực tế về việc xét nghiệm. Ông ấy bớt hung hăng và thể hiện vai trò lãnh đạo nhiều hơn”, Westmacott đánh giá.
Niềm hy vọng còn đặt vào khả năng nghiên cứu y học phát triển nhất thế giới của Mỹ. Quy mô gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá 104 tỷ USD cho Covid-19 mà quốc hội Mỹ nhanh chóng chuẩn bị cũng gây ấn tượng.
“Với một quốc gia từng chật vật vì chính sách Obamacare, số tiền đó rất lớn. Điều này thể hiện một phần sự vĩ đại thực sự của người Mỹ. Đó là khả năng hành động táo bạo trước thử thách”, Stefano Stefanini, nhà cựu ngoại giao Italy, cho hay.
Ánh Ngọc (Theo NY Times)
Ryan White - Cậu bé chấm dứt tình trạng kỳ thị bệnh nhân AIDS
Ryan White nhiễm virus HIV do một phương pháp điều trị bệnh máu khó đông vào đầu những năm 1980, khi bệnh nhân AIDS bị cả xã hội tẩy chay. Nhưng câu chuyện của cậu đã giúp thay đổi điều đó mãi mãi.
Ryan White, 16 tuổi, bệnh nhân máu khó đông bị nhiễm AIDS, đã dành những năm cuối đời để vận động chống kỳ thị bệnh nhân AIDS. Ảnh: Getty Images
Cơn hoảng loạn vì AIDS
Vào những năm 1980, một căn bệnh mới bí ẩn có tên Hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), do loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV) mới được phát hiện, quét qua khắp nước Mỹ. Với tỷ lệ tử vong gần 100%, mức độ nguy hiểm của dịch AIDS cùng với sự thiếu hiểu biết về các phương thức lây nhiễm HIV đã gây ra tâm lý hoảng loạn tại Mỹ. Ở Kokomo, bang Indiana, sự hoảng loạn đó đã dồn lên một thiếu niên mắc bệnh máu khó đông tên là Ryan White, biến cậu thành một người khốn khổ.
Nhưng thay vì co mình và né tránh dư luận, White lại trở thành gương mặt trẻ em biểu tượng cho dịch AIDS. Cậu đã dành những năm còn lại của cuộc đời để nâng cao nhận thức của công chúng về AIDS và giúp chấm dứt sự kỳ thị với bệnh nhân căn bệnh thế kỷ này.
Khi các nhà khoa học chẩn đoán trường hợp mắc bệnh AIDS đầu tiên vào năm 1981, không ai nghĩ gì đến việc nó sẽ trở thành một dịch bệnh hoành hành, hoặc nó sẽ khủng khiếp đến mức nào. Sau đó dịch AIDS đã tạo ra sự hoảng loạn và hiềm khích do thiếu hiểu biết về cách thức virus lây nhiễm. Các chính trị gia kêu gọi cách ly những người nhiễm HIV, thậm chí tiểu bang California còn đưa ra đề xuất kiểm dịch AIDS. Trên tờ New York Times, nhà văn chính trị bảo thủ, trí thức nổi tiếng William F. Buckley đã đề nghị "những người bị phát hiện mắc bệnh AIDS nên xăm mình".
Hàng ngàn người tham dự một cuộc biểu tình năm 1983 tại Los Angeles đòi cấp thêm kinh phí cho nghiên cứu chống AIDS. Ảnh: Thư viện công cộng Los Angeles
Trong khi các nhà khoa học tìm cách xác định cơ chế lây lan của HIV thì công chúng đã nhắm mục tiêu vào hai nhóm người được cho là đặc biệt dễ bị nhiễm: người đồng tính và người sử dụng ma túy. Các nhà lãnh đạo tôn giáo như Mục sư Jerry Falwell tuyên bố rằng AIDS là một hình phạt được Thiên Chúa gửi đến để trừng trị những người đồng tính và người nghiện.
Ryan White - cậu bé mắc "oan" HIV
Ryan Wayne White sinh ngày 6/12/1971, tại Kokomo, bang Indiana. Năm vừa tròn 13 tuổi, vào tháng 12/1984, cậu được các bác sĩ chẩn đoán đã mắc bệnh AIDS. White là một trong những đứa trẻ đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh này, và tiên lượng của cậu rất kém, các bác sĩ dự đoán bệnh nhân chỉ còn 6 tháng để sống.
Mẹ của White, bà Jeanne White Ginder, day dứt với suy nghĩ, làm sao thằng bé có thể nhiễm AIDS. White bị bệnh máu khó đông (Hemophiliac), một dạng rối loạn máu di truyền ức chế quá trình đông máu, có thể làm cho những vết thương nhẹ cũng gây tử vong.
Không giống như trong những thập kỷ trước, khi bệnh máu khó đông thường gây tử vong, vào những năm 1970 và 1980, bệnh nhân mắc bệnh này đã được cứu sống bằng một phương pháp điều trị kỳ diệu được gọi là "Yếu tố VIII". Bằng cách tiêm" Yếu tố VIII" cho bệnh nhân máu khó đông, các bác sĩ có thể điều trị bất kỳ vấn đề chảy máu trong nào và cứu mạng sống của bệnh nhân.
Ryan White tại văn phòng bác sĩ cùng với mẹ của cậu, Jeanne White Ginder. Ảnh: Getty Images
Vấn đề là các nhà khoa học đã phân tách "Yếu tố VIII" từ máu của vô số người hiến ẩn danh, mà trong thập niên 1980 vẫn chưa có cách nào sàng lọc những người hiến máu này để phát hiện HIV. Hậu quả là hàng ngàn liều "Yếu tố VIII" đã vô tình bị nhiễm HIV.
Vì vậy, khi các bác sĩ tiêm cho White một trong những liều thuốc này để điều trị bệnh Hemophilia, chính họ đã làm lây nhiễm HIV cho cậu bé và treo trên đầu cậu bản án tử hình.
"Sau đó, hầu như mọi bệnh nhân Hemophiliac tôi đã điều trị vào giữa những năm 1980 đều chết vì AIDS", bác sĩ Howard Markel, Giám đốc Trung tâm Lịch sử Y học tại Đại học Michigan, cho biết.
Bị kỳ thị tại trường học
Mặc dù được dự đoán chỉ còn sống thêm 6 tháng, Ryan White vẫn muốn trở lại trường học. Nhưng chính ngôi trường của cậu, Trường trung học Western lại không chấp nhận White. Phụ huynh và giáo viên lo lắng White sẽ làm lây nhiễm HIV cho các học sinh khác. Người ta sợ hãi cho rằng việc dùng chung nhà vệ sinh hoặc chỉ cần một cái bắt tay với người nhiễm HIV cũng có thể lây bệnh. Nhiều phụ huynh bắt đầu cho con nghỉ học để phản đối.
Một áp phích tuyên truyền về bệnh AIDS tại trường học nói rằng: "Bạn sẽ không mắc AIDS nếu chơi trốn tìm"
Những cuộc phản đối đã khiến nhà chức trách quận phải can thiệp không cho White quay lại trường. Thay vào đó, cậu học sinh lớp 7 phải sử dụng điện thoại ở nhà để nghe bài giảng trên lớp.
Gia đình White đâm đơn kiện trường học và thắng kiện, thu hút sự chú ý của cả nước. Nhưng cuối cùng khi Ryan White trở lại trường, các bạn học đã phá hoại tủ đồ của cậu và liên tục bắt nạt White, sỉ nhục cậu là người đồng tính. Gia đình White thường xuyên bị chọc thủng lốp xe và ném đá qua cửa sổ.
"Mọi chuyện thực sự tồi tệ", bà Ginder kể lại. "Mọi người rất tàn nhẫn, nói rằng thằng bé là người đồng tính, rằng nó hẳn phải làm điều xấu hoặc sai trái, nếu không đã không nhiễm bệnh".
Năm 1987, gia đình White buộc phải chuyển đến Cicero, bang Indiana, để tìm một nơi ở mới yên bình. Bà Ginder nhớ lại thị trấn chào đón gia đình họ ra sao và vào ngày đầu tiên tại trường trung học Hamilton, thầy hiệu trưởng Tony Cook đã chào đón Ryan White bằng một cái bắt tay.
Ryan White trên hành lang trường trung học Hamilton, nơi cậu bé tìm lại được niềm vui. Ảnh: Getty Images
Ryan White thậm chí còn tìm được việc làm thêm mùa Hè tại một cửa hàng bán ván trượt. Khi mẹ cậu hỏi rằng 3,5 USD/1 giờ làm ở cửa hàng liệu có đủ để trả tiền gas không, bệnh nhân AIDS thiếu niên trả lời: "Mẹ không hiểu rồi. Vấn đề là con đã có một công việc giống như mọi người khác".
Trở thành nhà hoạt động, tuyên truyền về AIDS
Trong thời kỳ đỉnh cao của đại dịch AIDS, Ryan White đã trở thành một trong những người phát ngôn quan trọng nhất về căn bệnh này, cậu tích cực tuyên truyền và ủng hộ chương trình giáo dục quốc gia về căn bệnh thế kỷ. Các nhà báo đổ xô đến Indiana để tìm hiểu thêm về kinh nghiệm của White và cậu đã sử dụng sự chú ý của giới truyền thông để chống lại tâm lý kỳ thị với những người bị AIDS.
Ryan White nằm trên giường trò chuyện với mẹ. Ảnh: Getty Images
Quan trọng hơn, trường hợp Ryan White đã khiến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) năm 1985 bắt đầu sàng lọc máu và các sản phẩm máu để phát hiện kháng thể HIV nhằm ngăn ngừa lây nhiễm qua truyền máu.
Năm 1989, câu chuyện của Ryan White được công chiếu trên truyền hình, và tiếp tục gây chú ý nhiều hơn nữa đến nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS. Cậu thậm chí còn được mời tham dự Giải thưởng Hàn lâm năm 1990.
Tuy nhiên, White vẫn rất yếu và bắt đầu suy giảm miễn dịch nặng, cậu qua đời vào ngày 8/4/1990, khi chỉ còn một tháng nữa là tốt nghiệp Trung học.
Bang Indiana treo cờ rủ để tưởng nhớ cậu, và Tổng thống George H.W. Bush "cha" tuyên bố, "cái chết của Ryan khẳng định lại rằng chúng ta phải cam kết tiếp tục cuộc chiến chống lại căn bệnh đáng sợ này".
Bốn tháng sau, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật khẩn cấp về tài nguyên chống AIDS toàn diện Ryan White. Ngày nay, hơn một nửa số người Mỹ dương tính với HIV nhận được các dịch vụ hỗ trợ thông qua chương trình HIV/AIDS của Ryan White và cuộc vận động của chàng thiếu niên năm xưa đã dẫn đến gia tăng tài trợ cho nghiên cứu điều trị căn bệnh thế kỷ, mà cho đến nay vẫn chưa có vắc-xin hay thuốc đặc trị.
Thu Hằng (baotintuc.com)
Nkosi Johnson - cậu bé chỉ sống 12 năm nhưng đã thành biểu tượng Nkosi Johnson là một nhà hoạt động người Nam Phi. Ngay lúc sinh thời, Nkosi đã được xem là một chiến binh, bởi em đã có thể sống sót và trải qua một cuộc hành trình dù không dài nhưng đầy ý nghĩa và tạo nên những sự kinh ngạc trong điều kiện sức khỏe của mình. Nkosi Johnson phát biểu trong Hội...