Mỹ quay lại khám phá ‘hành tinh bị bỏ rơi’ gần nửa thế kỷ
Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kế hoạch quay lại sao Kim kể từ năm 1978. Đây là người hàng xóm gần nhất nhưng có lẽ bị phớt lờ nhiều nhất của Trái đất.
Hình ảnh bề mặt sao Kim do NASA công bố, được dựng bằng dữ liệu từ tàu vũ trụ Magellan và Pioneer Venus Orbiter – Ảnh: AP
Ngày 2-6, Hãng tin AP dẫn lời người đứng đầu NASA Bill Nelson cho biết cơ quan này dự kiến triển khai hai sứ mệnh khoa học mới mang tên DAVINCI và VERITAS, để khám phá khí quyển và lịch sử địa chất của hành tinh nóng nhất hệ Mặt trời.
Trong đó, DAVINCI sẽ tập trung phân tích khí quyển dày đặc của sao Kim để tìm hiểu xem liệu hành tinh này từng có đại dương và sự sống hay chưa. Một máy bay nhỏ sẽ được sử dụng để bay xuyên qua bầu khí quyển để đo các loại khí.
Video đang HOT
Đây sẽ là sứ mệnh khám phá sao Kim đầu tiên do Mỹ thực hiện kể từ năm 1978. VERITAS sẽ tìm hiểu lịch sử địa chất của hành tinh này bằng cách lập bản đồ bề mặt.
“Thật khó tin là chúng ta biết quá ít về sao Kim”, Hãng tin AP dẫn lời nhà khoa học NASA Tom Wagner nói trong một tuyên bố.
“Nhưng những sứ mệnh này sẽ mang đến những cái nhìn mới mẻ về bầu khí quyển của hành tinh này, tạo nên bởi phần lớn là CO 2 , cho đến phần lõi của nó. Điều này giống như việc khám phá lại một hành tinh vậy” – nhà khoa học Wagner nói.
Ông Thomas Zurbuchen, quan chức khoa học hàng đầu của NASA, gọi đây là “một thập kỷ mới của sao Kim”. Triển khai trong khoảng năm 2028 – 2030, mỗi sứ mệnh sẽ được rót vốn khoảng 500 triệu USD trong khuôn khổ chương trình khám phá của NASA.
Hai sứ mệnh trên của NASA đã đánh bại hai dự án được đề xuất khác – lên mặt trăng Io của sao Mộc và mặt trăng băng giá Triton của sao Hải Vương.
Mỹ và Liên Xô (cũ) đã gửi nhiều tàu vũ trụ lên sao Kim trong thời kỳ đầu thám hiểm không gian. Tàu thăm dò không gian Mariner 2 của NASA đã thực hiện chuyến bay đầu tiên thành công vào năm 1962, và chiếc Venera 7 của Liên Xô thực hiện lần hạ cánh thành công đầu tiên vào năm 1970.
Năm 1989, NASA đã sử dụng một tàu con thoi để đưa tàu vũ trụ Magellan vào quỹ đạo sao Kim. Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng làm điều tương tự vào năm 2006.
Thế giới thở phào, tên lửa Trung Quốc đã rơi xuống biển
Trung Quốc và các tổ chức quan sát không gian xác nhận tên lửa đẩy Trường Chinh 5B đã rơi xuống Ấn Độ Dương vào sáng 9.5.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 5B trong vụ phóng hôm 29.4 . ảnh AFP
Văn phòng Kỹ thuật không gian có người lái Trung Quốc sáng 9.5 thông báo mảnh lớn của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B đã quay trở lại bầu khí quyển vào lúc 10 giờ 24 (9 giờ 24, giờ Việt Nam). Tọa độ cho thấy mảnh vỡ rơi tại vùng biển gần Maldives ở Ấn Độ Dương.
Cơ quan này cho biết thêm rằng hầu hết các bộ phận của tên lửa đã vỡ ra và phị thiêu rụi khi đi vào bầu khí quyển, theo AFP.
Tổ chức Space-Track chuyên sử dụng dữ liệu quân sự Mỹ để theo dõi không gian cũng xác nhận thông tin trên. "Mọi người theo dõi Trường Chinh 5B tái đi vào bầu khí quyển có thể thư giãn. Quả tên lửa đã rơi", Space-Track viết trên Twitter.
Ngày 29.4, Trung Quốc phóng thành công mô đun chính đầu tiên của trạm không gian mới lên quỹ đạo. Kể từ đó, tên lửa đẩy Trường Chinh 5B bắt đầu xoay tít trên quỹ đạo mất kiểm soát quanh địa cầu.
Do tên lửa có chiều dài 30 m, bề ngang 5 m, trọng lượng 21 tấn nên một số phần vẫn còn nguyên sau giai đoạn điđi vào bầu khí quyển và rơi xuống đất.
Dù các nhà quan sát trấn an rằng xác suất phần còn lại của tên lửa rơi xuống biển rất cao, vẫn chưa loại trừ nguy cơ nó sẽ lao xuống khu vực dân cư. Giới chức Trung Quốc trấn an rằng có rất ít nguy cơ mảnh vỡ của tên lửa rơi xuống khu dân cư.
Trong khi đó, tên lửa trên chỉ là 1 trong 11 vụ phóng mà Trung Quốc cần thực hiện để đưa toàn bộ mô đun của trạm không gian mới lên quỹ đạo, có nghĩa là nguy cơ rác tên lửa Trung Quốc rơi trúng vẫn còn treo lơ lửng trên đầu các công dân địa cầu trong thời gian tới.
Dấu mốc mở đường cho chuyến bay của thiết bị gắn động cơ đầu tiên trên Sao Hỏa Thiết bị trực thăng không người lái Ingenuity mà tàu thám hiểm Perseverance của Mỹ mang theo lên Sao Hỏa vẫn hoạt động tốt sau khi trải qua đêm đầu tiên với mức nhiệt độ lạnh cóng -90 độ C trên bề mặt hành tinh này. Tàu thăm dò Perseverance được phóng lên Sao Hỏa từ Cape Canaveral thuộc bang Florida của Mỹ,...