Mỹ quan ngại tốc độ phát triển vũ khí siêu thanh của TQ
Chuyên gia Mỹ ước tính, 5-10 năm nữa Trung Quốc có thể đuổi kịp Washington trong lĩnh vực phát triển vũ khí siêu thanh.
Đồ họa vũ khí siêu thanh HTV-2 của Mỹ. Ảnh: Washtimes
Theo báo điện tử của Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga VPK, những năm gần đây, Bắc Kinh đầu tư mạnh vào việc phát triển các loại vũ khí siêu thanh có tốc độ trên Mach 5 (6.200 km/h). Tờ báo điện tửNga cho biết, Trung Quốc đã tiến hành ít nhất 4 lần thử nghiệm vũ khí mới, lần gần đây nhất diễn ra vào ngày 9/6.
Trong khi đó, giới truyền thôngTrung Quốc dẫn lời các quan chức cấp cao nước này cho biết, các cuộc thử nghiệm nằm trong kế hoạch nghiên cứu, phát triển khoa học quân sự và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
4 thử nghiệm của Bắc Kinh đều chưa thành công, nhưng chúng báo hiệu bước đột phá mới của Trung Quốc trong công nghệ tên lửa. Hiện nay, Bắc Kinh vẫn kém Washingtontrong lĩnh vực này, đặc biệt là các phương tiện bay có tốc độ siêu vượt âm.
Video đang HOT
Tiến sĩ vật lý James M. Acton, thành viên chương trình Chính sách hạt nhân thuộc Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, Mỹ, nhận định Trung Quốc có thể phát triển công nghệ vũ khí siêu thanh một cách nhanh chóng và Mỹ không thể duy tri mai vi thê độc tôn trong lĩnh vực này.
Ông Acton cho rằng, Mỹ đang vượt xa Trung Quốc trong công nghệ mới nhưng chương trình phát triển của Bắc Kinh vẫn có thể tạo ra mối đe dọa lớn đối với Washington bởi vì đánh chặn phương tiện bay có tốc độ Mach 5 là nhiệm vụ bất khả thi.
Trong khi đó, các thành viên Quốc hội Mỹ cũng bày tỏ sự quan ngại với tốc độ phát triển vũ khí của Trung Quốc trong những năm gần đây. Thậm chí, một số nghị sĩ còn lo lắng Mỹ có thể tụt hậu trong cuộc đua công nghệ siêu thanh quốc tế.
Buck McKeon, cựu chủ tịch Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ,từng cảnh báo, việc cắt giảm liên tục ngân sách quốc phòng có thể khiến Washington mất dần lợi thế công nghệ so với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc.
Quân đội Mỹ bắt đầu tiến hành thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt âm từ năm 2010 với ít nhất 4 lần thành công,lần gần đây nhất cách 2 năm về trước. Dự kiến, Mỹ sẽ đưa siêu vũ khí vào sử dụng trong vòng 5 đến 10 năm tới qua đótăng cường sức mạnh răn đe chiến lược cho Washington.
Theo_Zing News
Mỹ quan ngại việc Trung Quốc xây hải đăng phi pháp trên Biển Đông
Trung Quốc ngày 26/5 động thổ xây dựng trái phép hai ngọn đèn biển trên Biển Đông, động thái có thể khiến căng thẳng khu vực gia tăng.
Giới chức Mỹ hôm qua đã bày tỏ quan ngại trước tham vọng biển của Trung Quốc. Phát biểu với báo chí, Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama xác định tình hình an ninh trên biển Đông là cực kỳ quan trọng.
"Ngài Tổng thống thường xuyên nói về tầm quan trọng của tình hình an ninh trên Biển Đông. Điều này rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Nó cũng quan trọng đối với kinh tế toàn cầu khi tự do thương mại qua Biển Đông là điều cần phải được duy trì. Mỹ đã cam kết với các nước trong khu vực để bảo vệ điều này".
Mỹ quan ngại việc Trung Quốc xây hải đăng phi pháp trên Biển Đông (ảnh: Reuters)
Ông Josh Earnest cũng cho biết, những nỗ lực cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra và góp phần làm gia tăng căng thẳng khu vực. Bên cạnh đó, theo luật pháp quốc tế, việc cải tạo đất không thể làm thay đổi tính chất địa lý của các vùng biển.
Mỹ sẽ tiếp tục giám sát cẩn thận quá trình phát triển quân sự đồng thời thúc giục Trung Quốc sử dụng các khả năng quân sự theo cách thức tích cực để duy trì hòa bình và ổn định tại châu Á - Thái Bình Dương.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc hôm qua thông báo tổ chức lễ động thổ xây dựng phi pháp 2 ngọn đèn biển ở đá Châu Viên và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Giới quan sát lo ngại động thái này sẽ làm leo thang căng thẳng tại Biển Đông.
Hai ngọn đèn biển đa chức năng cao 50 mét với đường kính 4,5 mét được xây dựng bất chấp lời kêu gọi của các nước trong khu vực và quốc tế ngưng các hoạt động xây dựng như vậy ở Biển Đông./.
Vũ Hợp Theo Reuters
Theo_VOV
Quan ngại vụ Trung Quốc chặn máy bay Lào Hành động buộc máy bay Lào quay đầu trên vùng biển Hoa Đông làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh thực thi vùng nhận dạng phòng không tại khu vực. Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Trung Quốc trong một chuyến bay qua vùng biển Hoa Đông - Ảnh: Globalaviationreport.com Vụ một máy bay của Hãng hàng không...