Mỹ: Quân chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học tấn công phe nổi dậy
Mỹ nghi ngờ quân chính phủ Syria vừa mới sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công nhằm vào thị trấn Moadamiya, ngoại ô thành phố Damascus do phe nổi dậy kiểm soát hồi tuần này, khiến 10 dân thường thiệt mạng.
Theo giới chức Mỹ, đoạn video do phe nổi dậy cung cấp đã đưa ra bằng chứng xác đáng cho thấy các nạn nhân trong cuộc tấn công trên phải đeo mặt nã dưỡng khí và nhiều người phải dùng kim tiêm để hút máu đọng trong phổi.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay cơ quan đang tiến hành thu thập bằng chứng về vụ tấn công sử dụng “vũ khí hóa học” tại thị trấn Moadamiya. Vụ tấn công được cho đã cướp đi sinh mạng của 10 dân thường và khiến 30 người khác bị thương.
Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc có mặt tại Ain Tarma của Syria, nơi hứng chịu đợt tấn công bằng vũ khí hóa học khiến hàng trăm người thiệt mạng hồi năm 2013.
Cũng theo Bộ Ngoai giao Mỹ, trong 2 tháng qua, quân đội của Tổng thống Assad đã “tăng cường” triển khai chiến dịch ném bom xuống Moadamiya trong khi cả Nga và Mỹ vẫn đang tiến hành tra đổi về những quy định ngừng bắn trong tương lai.
“Nếu những nghi ngờ này được xác minh, nó sẽ là bằng chứng mới nhất về tội ác của chính quyền Tổng thống Assad chống lại người dân Syria và cụ thể là cư dân sinh sống ở thị trấn Moadamiya”, CBS News dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thị trấn Moadamiya cũng chính là nơi nằm gần khu vực hứng chịu thảm kịch chiến tranh hóa học tại Syria hồi năm 2013, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Sau vụ tấn công, Tổng thống Barack Obama từng ra quyết định cho phép quân đội Mỹ tiến hành không kích nhằm tiêu diệt các mục tiêu ủng hộ ông Assad. Tuy nhiên, sau đó, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận tiêu hủy số kho vũ khí hóa học mà chính phủ Syria sở hữu.
Trong khi, chính quyền của Tổng thống Obama ca ngợi thỏa thuận trên là một nỗ lực ngoại giao thành công thì nhiều giới chức Mỹ cho rằng không phải toàn bộ số vũ khí hóa học đã được chuyển ra khỏi lãnh thổ Syria. Thay vào đó, chính quyền của Tổng thống Assad bị cáo buộc tiếp tục sử dụng các loại hóa chất cực độc khác như khí clo nhằm vào dân thường.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế bao gồm Nga để điều tra và chấm dứt hành động sử dụng vũ khí hóa học tại Syria”, một quan chức ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tìn từ CBS News của Mỹ. CBS có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.
MINH THU (lược dịch)
Theo ìnfonet
Tình báo Mỹ bị nghi từng hợp tác với chính phủ Syria
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ từng gián tiếp cung cấp thông tin tình báo về các nhóm Hồi giáo cực đoan cho quân đội Syria do lo ngại nỗ lực ép tổng thống Bashar al-Assad từ chức sẽ đẩy nước này vào hỗn loạn.
Nhà báo Seymour M. Hersh. Ảnh: The Independent.
Một cuộc điều tra do nhà báo Mỹ Seymour M. Hersh công bố trên trangLondon Review of Books (LRB) cho biết có sự chia rẽ giữa các tướng quân sự hàng đầu Mỹ với giới chính trị gia tại Nhà Trắng trước vấn đề phiến quân Hồi giáo cực đoan ở Syria và Iraq.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (JCS) dường như không ủng hộ quan điểm "(Tổng thống Syria) Bashar al-Assad phải từ chức" của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Thay vào đó, họ lựa chọn cung cấp thông tin tình báo và phân tích về phiến quân cho Damascus.
Hoạt động này diễn ra một cách gián tiếp, một cựu cố vấn cấp cao giấu tên cho JCS nói với Hersh.
Một báo cáo mật của Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) và JCS hè năm 2013 đánh giá rằng thay thế Tổng thống Assad sẽ tạo ra hỗn loạn ở Syria, biến quốc gia này thành miếng mồi béo bở cho các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Nhưng vào thời điểm đó, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã chuyển vũ khí từ các kho ở Libya qua Thổ Nhĩ Kỳ đến Syria suốt hơn một năm. Nó bắt đầu từ khi nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi bị giết, theo Hersh. Số vũ khí này được chuyển cho mọi nhóm đối lập với quân đội chính phủ Syria, trong đó có Mặt trận Nusra và Nhà nước Hồi giáo (IS).
Các nhóm được gọi là "phe nổi dậy trung lập" đã "biến mất còn Quân đội Syria Tự do (FSA) chỉ là nhóm ít người đóng quân tại một căn cứ không quân ở Thổ Nhĩ Kỳ", báo cáo cho biết thêm.
Trung tướng Michael Flynn, cựu giám đốc DIA, nhớ lại báo cáo nhận được sự "phản đối mạnh mẽ" từ chính quyền Obama bởi họ "không muốn nghe sự thật".
"Nếu công chúng Mỹ nhìn thấy thông tin tình báo chúng tôi cung cấp hàng ngày, ở mức độ nhạy cảm nhất, họ sẽ rất tức giận", Flynn nói. "JCS tin không nên thay thế ông Assad bằng những kẻ bảo thủ cực đoan".
Trong bối cảnh đó, quân đội Mỹ nhận ra chính sách của ông Obama tất sẽ thất bại. Do đó, Tướng Martin Dempsey, Lầu Năm Góc, được cho là đã quyết định chống lại những kẻ cực đoan mà không dùng "kênh chính trị".
"Đó chỉ là vấn đề quân sự, không phải một âm mưu né Obama để hỗ trợ Assad", nguồn tin nói. "Nếu Assad vẫn nắm quyền thì đó là do ông ấy đủ thông minh để sử dụng tin tình báo và lời khuyên chiến thuật chúng tôi cung cấp hiệu quả".
Hersh cho rằng để đổi lấy thông tin tình báo từ JCS, Damascus phải chấp nhận 4 điều kiện gồm ngăn Hezbollah tấn công Israel, đối thoại với Israel về cao nguyên Golan, đồng ý tiếp nhận "cố vấn quân sự Nga và từ các nước bên ngoài", và cam kết tổ chức bầu cử tự do sau chiến tranh.
Một nguồn tin ở Moscow, Naga, tiết lộ phía Israel đã từ chối bàn về cao nguyên Golan và nói "Assad tiêu đời rồi".
Hersh nhận định quân đội Mỹ đã thành công trong việc cung cấp tin tình báo có chất lượng cho Damascus. Để đối phó với kẻ thù chung như Mặt trận Nusra, IS, tình báo Mỹ cung cấp thông tin cho quân đội bên thứ ba như Đức, Israel và Nga.
"Rõ ràng Assad cần có chiến thuật tình báo và lời khuyên tác chiến tốt hơn", cựu cố vấn cho JCS nói. "Obama không biết. Obama không biết JCS làm gì trong từng trường hợp và mọi tổng thống đều như vậy". Người này cho biết quân đội Mỹ và Syria không liên lạc trực tiếp.
Cựu cố vấn JCS cho rằng chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan "đang làm điều tương tự với IS" nhằm phá hoại cân bằng ở Trung Đông, với ý nhắc đến việc Mỹ từng hỗ trợ Mặt trận Nusra suốt nhiều năm. Thổ Nhĩ Kỳ đã không ngăn dòng phiến quân đi qua nước này bởi "Tổng thống Erdogan đang có giấc mộng lớn, hồi sinh Đế chế Ottoman, và không nhận ra khả năng ông có thể thành công".
Lầu Năm Góc hiện chưa có bình luận nào về thông tin từ nhà báo Hersh.
Đây không phải lần đầu ông đưa ra tuyên bố gây tranh cãi liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Hồi đầu năm, Hersh cho rằng Pakistan đã kiểm soát được trùm khủng bố Osama bin Laden và phối hợp với Mỹ để đặc nhiệm nước này có thể triển khai chiến dịch tiêu diệt. Nhà Trắng cùng Lầu Năm Góc đã bác bỏ thông tin này.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc mời đại diện chính phủ và phe đối lập Syria sang thăm Trung Quốc sẽ mời các đại diện của chính phủ và phe đối lập Syria đến thăm nước này nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Syria, theo Reuters. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Bắc Kinh sẽ sớm mời đại diện của chính phủ và phe đối lâp ở Syria sang...