Mỹ: Quả cầu pha lê tại quảng trường Thời đại ‘khoác áo mới’ để chào đón năm 2022
Theo truyền thống đón Năm mới đã có từ hơn một thế kỷ qua của nước Mỹ, vào đêm cuối năm, người dân lại tập trung ở quảng trường Thời đại của thành phố New York để chứng kiến khoảnh khắc quả cầu ánh sáng khổng lồ được thả từ trên nóc tòa nhà One Times Square xuống thấp, báo hiệu năm mới bắt đầu.
Quả cầu pha lê sẽ được thả từ trên nóc tòa nhà One Times Square xuống thấp vào đêm Giao Thừa. Ảnh: CNN
Đại dịch COVID-19 tuy có thể buộc sự kiện Đếm ngược tới Giao thừa tại quảng trường Thời đại phải thu hẹp quy mô để đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch, nhưng không thể làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng vốn có của hoạt động mang tính biểu tượng này.
Đây sẽ là năm thứ hai liên tiếp, lễ đón Giao thừa ở Quảng trường Thời đại được tổ chức trong “trạng thái bình thường mới” và các nhà tổ chức khuyến khích người dân theo dõi sự kiện này qua truyền hình hoặc Internet. Ở thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khoảng 60.000 người sẽ tụ họp tại quảng trường Thời đại để chờ đón Giao thừa, nhưng nay con số này được giới hạn ở mức 15.000 người do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Vài ngày trước đêm Giao thừa, Ban tổ chức chương trình đã “khoác tấm áo mới” cho quả cầu ánh sáng. Ông Jeffrey Strauss – người phụ trách chương trình này ngày 27/12 cho biết: “Chúng tôi có mặt tại đây để thay thế 192 tấm pha lê Waterford hình tam giác trên quả cầu, theo mẫu thiết kế mới mang tên “The Gift of Wisdom (tạm dịch: Món quà thông thái). Ông Strauss tiết lộ: “Mẫu thiết kế này sẽ thể hiện hình ảnh một bánh xe với những cánh hoa tri thức đang tiến về phía trước”.
Video đang HOT
Mỗi năm, quả cầu ánh sáng có đường kính khoảng 3,7 mét và nặng khoảng 5,3 tấn này lại được thay 192 tấm pha lê mới, để thể hiện chủ đề của từng năm, chẳng hạn như Hạnh phúc, Thiện chí, Hòa đồng, Thanh thản, Tử tế và Tuyệt vời. Quả cầu này nạm 2.688 tấm pha lê có chiều dài từ 4-3/4 inch đến 5-3/4 inch. Mỗi tấm pha lê hình tam giác của quả cầu chứa hàng trăm đèn LED màu đỏ, xanh dương và xanh lục. Tổng cộng có 32.000 đèn LED tạo nên ánh sáng lung linh huyền ảo cho biểu tượng Năm mới này vào đêm Giao thừa. Các đèn LED có thể lập trình được, và điều đó cho phép các nhà tổ chức buổi lễ biến quả cầu thành một màn trình diễn ánh sáng linh hoạt thay đổi hàng năm.
Tuy phải đón Năm mới với nhiều sự hạn chế do đại dịch, nhưng ông Strauss cho biết: “Sẽ có hơn một tỷ người trên thế giới tham gia đón mừng khoảnh khắc Giao thừa cùng chúng tôi trên truyền hình và trên Internet. Đó là khoảnh khắc mà tất cả chúng ta đến với nhau, ngay khi khoảng thời gian này chỉ kéo dài trong 60 giây, khi chúng ta đếm ngược đến năm 2022″.
Theo kế hoạch, các ngôi sao sẽ tới quảng trường Thời đại để biểu diễn đón mừng Năm mới 2022 là KT Tunstall, LL Cool J, Journey và Chloe.
Chuyên gia Mỹ: Omicron có khả năng đẩy nhanh sự kết thúc của đại dịch COVID-19
Một số nhà nghiên cứu Mỹ cho biết biến thể Omicron thực sự có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của virus SARS-CoV-2 sang một loại cúm thông thường, kết thúc đại dịch COVID-19.
Người dân thành phố New York xếp hàng tại một trạm xét nghiệm COVID-19 ở quảng trường Thời Đại - Ảnh: AP
Chỉ vài tuần trước, Mỹ đang trên đường chấm dứt đại dịch vào năm 2022. Sau đó, biến thể Omicron tấn công, nhanh chóng chiếm 73% ca nhiễm COVID-19 mới trong một thời gian rất ngắn, theo Đài truyền hình CNBC.
Theo các nhà nghiên cứu, tốc độ lây truyền cao của Omicron nguy hiểm cho những người chưa được tiêm chủng. Cùng lúc đó, số người nhập viện và tử vong có thể tăng đáng kể trong những tuần và tháng tới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số dân cư miễn nhiễm còn lại có thể xuất hiện trạng thái "miễn dịch cộng đồng".
Tiến sĩ David Ho, một nhà virus học nổi tiếng thế giới và là giáo sư Đại học Columbia (Mỹ), ví von: "Như tất cả những người làm trong lĩnh vực y tế công cộng đã nói, đôi khi ngọn lửa có thể bùng cháy rất nhanh nhưng sau đó lại tự dập tắt".
Đáng chú ý, thời gian chờ khả năng miễn dịch cộng đồng một cách tự nhiên sẽ chậm hơn miễn dịch được vắc xin hỗ trợ. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, khoảng 62% dân số Mỹ được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi và 30% trong số những người này đã được tiêm mũi 3. Đây là chỉ số rất quan trọng để tăng cường khả năng bảo vệ người dân chống lại Omicron.
Tiến sĩ Bruce Farber, giám đốc các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện New Hyde Park (thuộc mạng lưới bệnh viện Northwell Health có trụ sở tại TP New York), cho biết "trường hợp tốt nhất" sẽ là một biến thể virus rất dễ lây lan mà không làm cho hầu hết mọi người bị bệnh nặng. Biến thể này sẽ giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng.
"Nó chắc chắn có thể giúp chấm dứt số lượng lớn người chết và nhập viện cao", ông Farber nói.
Biến thể Omicron bước đầu có những tín hiệu tốt: Dù tốc độ lây nhiễm dịch rất nhanh nhưng nhiều quốc gia đã báo cáo tình trạng bệnh nhẹ và tử vong thấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn rất thận trọng, cho rằng cần thêm thời gian để xem thêm ảnh hưởng lâu dài của nó trong cộng đồng dân cư.
Tại Nam Phi, nơi mà biến thể này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11, số ca nhập viện và tử vong vẫn ở mức tương đối thấp mặc dù số ca nhiễm mới tăng mạnh.
"Tuy nhiên, nếu phần lớn thế giới vẫn chưa được tiêm chủng, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục lây lan và đột biến", ông Farber nhấn mạnh. Điều đó có nghĩa là tương lai của đại dịch rất không chắc chắn, ngay cả khi các chuyên gia đồng ý rằng dịch COVID-19 cuối cùng sẽ trở thành một bệnh dịch đặc hữu và có khả năng xảy ra theo mùa.
Tiến sĩ Timothy Brewer, giáo sư y khoa chuyên về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y David Geffen thuộc Đại học California - Los Angeles (UCLA), đồng ý quan điểm với ông Farber.
"Virus SARS-CoV-2 sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Đúng hơn, mọi người sẽ phải học cách sống chung với nó. Tiêm chủng thường xuyên và điều trị bằng thuốc kháng virus sẽ làm cho các đợt bùng phát dịch COVID-19 ít nghiêm trọng hơn đáng kể trong những năm tới", ông Brewer dự đoán.
COVID-19 tới 6h sáng 20/12: Gần 275 triệu ca bệnh; Cảnh báo Omicron 'hoành hành khắp thế giới' Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 430.000 ca nhiễm và 3.466 ca tử vong. Nước Anh dẫn đầu với trên 82.000 ca nhiễm mới trong khi Nga tiếp tục đứng đầu về ca tử vong, ở mức trên 1.000 ca/ngày. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Quảng trường Thời Đại ở New York, Mỹ , ngày 14/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo...