Mỹ phủ nhận triển khai tên lửa bị cấm theo Hiệp ước INF
Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ mới đây tuyên bố nước này chưa có kế hoạch triển khai ở châu Âu các tên lửa bị cấm theo Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Trợ lý vấn đề an ninh quốc gia Mỹ, Bolton nói với các phóng viên ở Paris: “Trong tương lai gần, Mỹ không có ý định triển khai tên lửa bị cấm ở châu Âu. Đối với Mỹ và NATO, đây là một vấn đề chiến lược toàn cầu. Chúng tôi đang đàm phán rất chặt chẽ với các đồng minh và chúng tôi rất lạc quan về một lập trường chung”. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF và cho biết Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF, ông cũng tuyên bố nước Mỹ cần phải phát triển các loại vũ khí bị hạn chế trong Hiệp ước.
Thư ký báo chí tổng thống Nga Peskov sau đó trả lời rằng, Moscow hi vọng Mỹ giải thích rõ hơn về vấn đề này và chỉ ra rằng, việc phá bỏ Hiệp ước INF sẽ buộc Nga phải có các biện pháp tự bảo vệ an ninh của mình. Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh: “Vấn đề này có tác dụng thì cũng sẽ có phản tác dụng”.
Video đang HOT
Hiệp ước INF có tên đầy đủ là “Hiệp ước giải trừ tên lửa tầm trung và tầm ngắn giữa Mỹ và Liên Xô” được ký vào ngày 8/12/1987 tại Washington quy định hai nước không được thử nghiệm, chế tạo và sở hữu tên lửa tầm ngắn 500-1000km và tên lửa tầm trung 1000-5500km, bao gồm tên lửa mang đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân được phóng từ đất liền. Mỹ và Nga trong vài năm trở lại đây thường xuyên cáo buộc nhau vi phạm Hiệp ước.
Theo TPO
Sẽ xảy ra khủng hoảng trong hệ thống kiểm soát vũ khí toàn cầu?
Phó chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ "Sáng kiến giảm nguy cơ đe dọa hạt nhân" (NTI) Laura Holgate cho rằng thế giới sẽ phải đối mặt với khủng hoảng trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí nếu xu hướng rút khỏi các hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn do Mỹ khởi xướng tiếp diễn trong tương lai.
Ảnh minh họa
Theo hãng tin Sputnik, trong một phát biểu gần đây, bà Holgate cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân Tầm trung (INF) sẽ gây ra một loạt các hậu quả tiêu cực đối với không chỉ Mỹ, mà còn với cả Nga, châu Âu và thế giới.
Đặc biệt, theo bà Holgate, việc phá bỏ Hiệp ước INF sẽ dẫn đến nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và nguy hiểm, gia tăng đáng kể nguy cơ tai nạn hoặc tính toán sai lầm và hậu quả cuối cùng sẽ là leo thang hạt nhân.
"Nếu tình hình cứ tiếp tục phát triển theo hướng này, tôi cho rằng chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí và sau đó là khủng hoảng về an ninh toàn cầu trong vòng 5 năm tới", bà Holgate nhận định.
Vị chuyên gia cũng cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF và các bước đi tiếp theo mà Washington có thể thực hiện có thể sẽ gây chia rẽ trong chính các nước đồng minh của nước này.
Trong một phát biểu ngày 10/11, Đại sứ Nga tại Pháp Alexey Meshkov cũng cho rằng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc đối với an ninh của toàn châu Âu.
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký vào năm 1987, theo đó cấm việc sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình trên mặt đất có tầm bắn từ 500km tới 5.500km.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/10 tuyên bố nước này sẽ rút khỏi hiệp ước vì cáo buộc Nga đã vi phạm thỏa thuận này.
Hoàng Nam
Theo baophapluat
Tổng thống Pháp kêu gọi tạo ra "quân đội châu Âu thực sự" Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 5-11 nói rằng Liên minh châu Âu (EU) cần tạo ra một "quân đội châu Âu thực sự", đặc biệt là khi Mỹ mới đây tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga. Các binh sĩ Pháp trong một cuộc duyệt binh trên Đại lộ Champs Elysee "Chúng ta...