Mỹ phủ nhận tin đưa hệ thống chống tên lửa tới Ukraine
Mỹ phủ nhận việc có kế hoạch đặt một hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ Ukraine đồng thời nhấn mạnh rằng các hệ thống tên lửa của Mỹ ở châu Âu không nhằm chống lại Nga.
Mỹ, NATO không có ý định đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ Ukraine. Ảnh minh họa: AP
“Tôi không nghĩ chúng tôi có thể chắc chắn điều mà Ukraine đang đề cập tới là gì”, Sputnik News dẫn lời bà Marie Harf, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm qua nói. “Những kế hoạch phòng thủ tên lửa của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được rất nhiều bên nắm rõ. Tất cả các hệ thống hiện tại hoặc được lên phương án từ trước đều nằm trong lãnh thổ của NATO”.
Video đang HOT
Hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO không dùng để chống lại Nga mà là để chống lại những mối đe dọa từ Trung Đông, bà Harf cho biết thêm. “Mỹ hay NATO không đưa ra lời đề nghị nào liên quan tới việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở Ukraine”, bà nhấn mạnh.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Ukrinform, ông Oleksandr Turchynov, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine (NSDC), tuyên bố không loại trừ khả năng cho phép đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất Ukraine để bảo vệ nước này trước nguy cơ tấn công hạt nhân.
Phản ứng trước tuyên bố trên, Thư ký báo chí điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay việc Kiev triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ buộc Moscow phải có những biện pháp đối phó tương ứng nhằm đảm bảo an ninh của Nga.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc lên tiếng về cáo buộc công dân nước này làm gián điệp
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không thừa nhận, nhưng cũng không phủ nhận thông tin.
Ngày 20/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng trước cáo buộc của Mỹ về việc 6 công dân Trung Quốc làm gián điệp kinh tế, đánh cắp công nghệ của Mỹ phục vụ mục đích quân sự. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không thừa nhận, nhưng cũng không phủ nhận thông tin trên, mà chỉ khẳng định sẽ nỗ lực bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân Trung Quốc.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh chiều 20/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi không thừa nhận, cũng không phủ nhận cáo buộc từ phía Mỹ, mà chỉ khẳng định sẽ đi sâu tìm hiểu làm rõ thêm thông tin về vấn đề này.
Ông Hồng Lỗi nói: "Chính phủ Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự việc liên quan, sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu tình hình. Chính phủ Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Trung Quốc không bị tổn hại trong quá trình qua lại với Mỹ".
Đây là phản ứng đầu tiên của Trung Quốc trước việc ngày 19/5, Bộ tư pháp Mỹ đã cáo buộc 6 học giả người Trung Quốc làm gián điệp kinh tế. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, trong số các đối tượng trên có 3 Giáo sư thuộc Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) bị cáo buộc lấy cắp mã nguồn và nhiều thông tin khác từ 2 hãng sản xuất vi xử lý Avago Technologies Ltd và Skyworks Solutions Inc. Hai công ty này chủ yếu phát triển các công nghệ mới cho các loại điện thoại thông minh cũng như phục vụ mục đích quốc phòng.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ cáo buộc công dân Trung Quốc làm gián điệp đánh cắp bí mật kinh tế và công nghệ của Mỹ. Trước đó, vào tháng 3/2014, một doanh nhân Trung Quốc ở California đã bị kết tội ăn cắp các bí mật thương mại của tập đoàn Dupont cung cấp cho các tập đoàn quốc doanh của Trung Quốc. Tháng 5/2014, 5 quân nhân Trung Quốc cũng bị cáo buộc xâm nhập và đánh cắp bí mật công nghệ quân sự của Mỹ./.
Hà Thắng - Lê Bảo
Theo_VOV
Phép thử cho ASEAN Myanmar phủ nhận họ là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng di cư tại Đông Nam Á Cuộc khủng hoảng người di cư từ Myanmar và Bangladesh đang trở thành bài toán khó đối với ASEAN cũng như thử thách thiện chí của cộng đồng quốc tế đối với Myanmar. "Những năm gần đây, nhiều tin tức không mấy tốt đẹp...