Mỹ phủ nhận sẽ triển khai CV-22 Osprey ở Nhật Bản
Trong khi các phương tiện truyền thông Nhật đưa tin Mỹ sẽ triển khai máy bay vận tải cánh quạt CV-22 Osprey đến Nhật Bản thì quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ lại phủ nhận thông tin trên.
Ngày 14/11 vừa qua, ông Bartlett – thư ký báo chí của Lầu năm góc cho biết, việc Mỹ triển khai máy bay vận cải cánh quạt CV-22 Osprey tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần khoảng thời gian một vài năm nữa vì cho đến thời điểm này, Mỹ chưa hề có bất cứ công trình quân sự nào phục vụ cho công tác triển khai loại máy bay này.
Máy bay vận tải cánh quạt CV-22 Osprey của Mỹ
Video đang HOT
Ông Bartlett khẳng định: “Chính phủ Mỹ chưa hề có bất cứ thông tri nào liên quan vấn đề triển khai máy bay vận tải cánh quạt CV-22 Osprey cho chính phủ Nhật Bản”. Đặc điểm trong bố trí binh lực của quân đội Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương là phân tán theo khu vực địa lý, chú trọng đến yếu tố phát huy hết khả năng tác chiến và sự ổn định lâu dài về mặt chính trị.
Trước đó, vào ngày 09/01, hãng thông tấn Kyodo News của Nhật Bản đưa tin, chính phủ Mỹ về cơ bản đã quyết định sau năm 2015 sẽ triển khai thế hệ máy bay CV-22 Osprey mới nhất đến căn cứ hải quân Mỹ đóng tại Kadena – Okinawa và đã thông báo quyết định này đến Chính phủ Nhật Bản. Khi đó, Okinawa sẽ có trên 30 máy bay vận tải hạng nặng này, trở thành căn cứ máy bay vận tải CV-22 Osprey lớn nhất khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Theo ANTD
Trung Quốc hụt hơi trong đầu tư quốc phòng so với Mỹ
Tỷ lệ ngân sách quốc phòng trên GDP của Mỹ và Trung Quốc lần lượt là 4,14% và gần 2%. Với tiềm lực kinh tế chỉ bằng nửa Mỹ (GDP năm 2011 của Mỹ là trên 15.000 tỷ USD còn Trung Quốc là hơn 7.000 tỷ), liệu Trung Quốc có thể chạy đua với Mỹ trong bao lâu?
Vừa qua, cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều nhất trí với dự toán ngân sách Quốc phòng năm 2013 của Bộ Quốc phòng Mỹ, phê chuẩn ngân sách quốc phòng năm 2013 là 631 tỷ USD, trong đó 552,2 tỷ USD sẽ dành cho các hạng mục dự án cơ bản của quân đội Mỹ, còn lại 88,5 tỷ USD được sử dụng để duy trì các hoạt động tác chiến trên toàn cầu.
Mỹ sẽ tiếp tục trang bị thêm các máy bay vận tải cánh quạt V-22 Osprey
Ngân sách quốc phòng vừa được Lưỡng viện Mỹ phê chuẩn cao hơn dự toán ngân sách mà chính phủ của ông Obama đưa ra đầu năm nay 1,7 tỷ USD, sự phê chuẩn có tính pháp lý của Lưỡng viện sẽ được đệ trình lên tổng Thống Obama ký duyệt vào tuần tới.
Trong dự toán ngân sách này, điều đầu tiên là chấm dứt đầu tư vào kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở bờ biển phía đông nước Mỹ do Đảng Cộng hòa khởi xướng, chấp thuận một số hợp đồng mua sắm trang bị mới trong nhiều năm, bao gồm: máy bay trực thăng CH-47 của lục quân Mỹ, tàu khu trục DDG-51 và máy bay vận tải cánh quạt V-22 Osprey của hải quân.
Ngoài ra, Thượng viện và Hạ viện Mỹ cũng giới hạn số lượng nhân viên tình báo và gián điệp quân sự Mỹ ở nước ngoài, đồng thời nhất trí nhưng điều chỉnh hướng tiếp nhận đầu tư ngân sách, giao cho Bộ Năng lượng chủ trì hạng mục nghiên cứu phát triển nhiên liệu sinh học mà Bộ quốc phòng đề xuất.
Lực lượng tàu khu trục Mỹ sẽ được tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới
Như vậy, ngân sách quốc phòng Mỹ lại tiếp tục tăng cho dù đầu năm nay họ đã có dự định cắt giảm chi phí quân sự do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hiện ngân sách quốc phòng Mỹ đã cao gấp 6 lần Trung Quốc (khoảng 106 tỷ USD), tỷ lệ ngân sách quốc phòng trên GDP của Mỹ và Trung Quốc lần lượt là 4,14% và gần 2%. Với tiềm lực kinh tế chỉ bằng nửa Mỹ (GDP năm 2011 của Mỹ là trên 15.000 tỷ USD còn Trung Quốc là hơn 7000 tỷ), liệu Trung Quốc có thể chạy đua với Mỹ trong bao lâu?
Theo ANTD
Hải quân Mỹ liên tiếp tăng cường tàu đổ bộ Tàu đổ bộ lớp San Antonio có thể phù hợp rất nhiều nhiệm vụ như: tác chiến đổ bộ, hoạt động cứu trợ nhân đạo, chỉ huy và kiểm soát tổng hợp, phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) và tàu bệnh viện. Vừa qua, công ty nổi tiếng trong lĩnh vực đóng tàu đổ bộ Huntington Ingalls Industries, Inc đã bàn giao...