Mỹ phóng vệ tinh gián điệp, răn đe Trung Quốc từ vũ trụ
Mỹ muốn phát đi thông điệp cho đối thủ về khả năng răn đe, bảo vệ trang bị không gian, cảnh cáo đối thủ có thể bỏ chạy nhưng sẽ không có nơi ẩn náu.
Tên lửa đẩy Delta-4 (nguồn floridatoday.com)
Tối ngày 23 tháng 7, một quả tên lửa đẩy Delta-4 đã phóng ở căn cứ không quân Canaveral, đưa 2 vệ tinh nhận biết tình hình không gian đồng bộ lên quỹ đạo, 2 vệ tinh này do đó sẽ trở thành lô vệ tinh nhận biết tình hình không gian đồng bộ đầu tiên được phóng lên.
Có truyền thông phương Tây cho rằng, Không quân Mỹ phóng loại vệ tinh tiên tiến mới vào không gian nhằm theo dõi ngầm vệ tinh của nước khác, đồng thời có thể đáp trả mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào tàu vũ trụ của Mỹ.
Như vậy, mục tiêu rốt cuộc là gì? Một số phương tiện truyền thông phương Tây và quan chức Mỹ tiết lộ, vệ tinh gián điệp mới của Mỹ có mục tiêu là Trung Quốc.
Tờ “Florida ngày nay” Mỹ ngày 23 tháng 7 cho biết, Không quân Mỹ vẫn chưa tiết lộ thời gian phóng chính xác, nhưng sẽ không muộn hơn 10 giờ tối ngày 23 tháng 7.
Hãng AFP ngày 23 tháng 7 cho rằng, chương trình này luôn được giữ bí mật chặt chẽ, mãi cách đây không lâu mới công khai. 2 vệ tinh sẽ được đưa lên dải quỹ đạo đồng bộ Trái đất cách mặt đất khoảng 36.000 km, một số vệ tinh rất quan trọng của Mỹ hoạt động ở dải quỹ đạo này.
Tư lệnh Bộ tư lệnh hàng không vũ trụ Không quân Mỹ William L. Shelton (nguồn stripes.com)
Video đang HOT
Tờ “The Stars and Stripes” Mỹ ngày 23 tháng 7 cho biết, thượng tướng William Shelton, Tư lệnh Bộ Tư lệnh hàng không vũ trụ Không quân Mỹ nói với phóng viên tập trung ở Lầu Năm Góc rằng: “Hai vệ tinh mới này sẽ giúp chúng tôi bảo vệ tài sản quý giá trên quỹ đạo trên không của Trái đất, ngoài ra chúng sẽ còn cảnh giác với ý đồ xấu của nước khác”.
Theo William Shelton, xét thấy khả năng cơ động được tăng cường, vệ tinh nhận biết tình hình không gian đồng bộ có thể có được góc nhìn tốt nhất để thu thập hình ảnh vệ tinh khác.
Ông cho biết, so với vệ tinh khác mà Mỹ dùng để theo dõi vật thể bay quanh Trái đất, khả năng theo dõi của loại vệ tinh mới này có “bước nhảy lớn”, “hiện nay, phương thức theo dõi mối đe dọa quỹ đạo đồng bộ Trái đất cơ bản là thông qua điểm sáng. Khi chụp hình ảnh trên bầu trời, chúng tôi biết vật thể di động là vệ tinh, vật thể tĩnh là sao trời. Thông qua điểm sáng và các biện pháp khác, chúng tôi mới có thể suy đoán một vệ tinh đặc biệt (nước khác) có thể làm gì”.
Ông nói, nhưng, vệ tinh nhận biết tình hình không gian đồng bộ “đem lại một loại khả năng cho chúng tôi, có thể đánh giá kỹ hình ảnh hoàn toàn nằm ở vật thể trên quỹ đạo đồng bộ Trái đất. Một hình ảnh còn hơn là một nghìn suy luận, bởi vì chúng tôi có thể thực sự nhìn thấy vệ tinh nước ngoài”.
Tên lửa đẩy Delta-4 (nguồn stripes.com)
Hãng AFP cho rằng, thông thường, việc giám sát vũ trụ hiện nay chủ yếu được tiến hành trên mặt đất hoặc tiến hành ở khu vực quỹ đạo thấp cách mặt đất vài trăm km.
William Shelton cho biết, Quân đội Mỹ hiện nay công khai phần chương trình theo dõi tình hình không gian đồng bộ là do “chính quyền Mỹ hy vọng phát đi một thông điệp cho quốc gia bí mật phá hoại hoặc làm cho mạng lưới vệ tinh Mỹ mất hiệu lực, không ngại tuyên truyền chương trình này chính là một loại “răn đe”, cảnh cáo đối thủ “anh có thể bỏ chạy”, nhưng không có nơi ẩn náu”.
Tờ “Florida ngày nay” cho rằng, đầu năm 2014, Không quân đã công khai chương trình bí mật này, hy vọng dựa vào đó để hỗ trợ cho ngăn chặn các hành động mang tính tấn công tiềm tàng nhằm vào tàu vũ trụ của họ.
Đối thủ mà William Shelton nhắc đến rốt cuộc là ai? Tờ “The Stars and Stripes” cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc đang nhanh chóng nâng cao khả năng không gian và chống vệ tinh.
Lầu Năm Góc lo ngại, trong các cuộc xung đột tương lai, Trung Quốc có thể bắn rơi hoặc làm tê liệt vệ tinh quân sự của Mỹ, trong khi đó, những vệ tinh này rất quan trọng đối với thông tin, thu thập tin tức tình báo và “khóa” mục tiêu.
Vệ tinh gián điệp Mỹ (ảnh tư liệu)
Hãng AFP cho rằng, quan chức cấp cao Mỹ ngày càng lo ngại vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc và các nước khác có khả năng làm tê liệt mạng lưới thông tin của Mỹ.
Tướng William Shelton cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy vô số mối đe dọa chống không gian từ gần đường chân trời”. Ông nhấn mạnh, không gian đã không còn là một “thánh đường hòa bình”. William Shelton từ chối nói chi tiết về khả năng đánh bại vũ khí chống vệ tinh của kẻ thù mà Lầu Năm Góc đang phát triển.
Giáo sư Trương Triệu Trung, Đại học Quốc phòng Trung Quốc ngày 23 tháng 7 trả lời phỏng vấn tờ “Thời báo Hoàn Cầu” cho rằng, Mỹ rất coi trọng quyền kiểm soát đối với vũ trụ, trước đây từng đưa ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” đối với vũ trụ.
Những năm gần đây, do Trung Quốc đạt được tiến bộ rất lớn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, Mỹ cho rằng, điều này đe dọa sự kiểm soát của họ đối với vũ trụ, vì vậy lấy mục tiêu nhằm vào Trung Quốc.
Ngoài ra, những năm gần đây, Chính phủ Mỹ cắt giảm mạnh đầu tư chính phủ đối với lĩnh vực hàng không vũ trụ, quân đội và cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cũng liên tục nhấn mạnh đến mối đe dọa vũ trụ từ Trung Quốc để nhận được kinh phí.
Vệ tinh gián điệp Mỹ (ảnh tư liệu)
Theo Giáo Dục
Máy bay Malaysia mất tích: Vệ tinh Trung Quốc chụp được vật thể dài 22,5m
Vệ tinh Trung Quốc đã chụp được một số vật thể lớn, nghi là mảnh vỡ chiếc máy bay Malaysia mất tích, đang trôi dạt tại vùng phía nam của khu vực mà các nước đang tìm kiếm, chính phủ Malaysia thông báo ngày 22.3.
Bộ trưởng Quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết vừa được phía Trung Quốc thông báo đã phát hiện vật thể tình nghi là mảnh vỡ máy bay mất tích - Ảnh: Reuters
Trong đó, có một vật thể dài khoảng 22,5m và rộng khoảng 13m, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết.
"Trung Quốc đã điều động tàu đến khu vực đó. Bắc Kinh dự kiến sẽ thông báo trong vài giờ tới", ông Hussein phát biểu trong cuộc họp báo thường nhật ở Kuala Lumpur và tiết lộ "thông tin này được phía Trung Quốc thông báo qua điện thoại trong thời gian diễn ra họp báo".
Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy, vào lần cuối cùng vệ tinh nhận được tín hiệu từ chiếc Boeing 777 mất tích, máy bay này có thể đang ở một trong hai hành lang: hành lang phía bắc kéo dài từ Thái Lan đến Kazakhstan, băng qua hơn 10 quốc gia; và hành lang phía nam, tính từ Indonesia đến phía nam biển Ấn Độ.
Trong cuộc họp báo ngày 20.3, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) cho biết đã phát hiện 2 vật thể tình nghi là mảnh vỡ của máy bay mất tích ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương, vật thể dài nhất có chiều dài lên đến 24 m.
Tuy nhiên cho đến nay, đội tìm kiếm do Úc chỉ huy vẫn chưa tìm thấy các vật thể này. Ngày 21.3, Phó thủ tướng Úc Warren Truss nói các vật thể tình nghi có thể đã chìm xuống đáy biển.
Theo TNO