Mỹ phong tỏa trụ sở Quốc hội để đối phó với biểu tình
Ngày 6/1, Cảnh sát quốc hội Mỹ (USCP) cho biết họ đã phỏng tỏa các tòa nhà Quốc hội Mỹ do tình hình căng thẳng với những người biểu tình và phiên họp xác nhận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đã bị tạm ngừng.
Toà nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái trên của USCP diễn ra trong bối cảnh người biểu tình bên ngoài trụ sở Quốc hội đã đụng độ với cảnh sát và xông vào các tòa nhà Quốc hội, khiến các Thượng nghị sĩ phải ngừng tranh luận.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đã hối thúc người biểu tình “giữ bình tĩnh”.
Video đang HOT
Theo The Hill, Phó Tổng thống Mike Pence đã rời khỏi Thượng viện sau khi người biểu tình phá vỡ hàng rào an ninh tại Quốc hội.
Trước tình hình căng thẳng này, Thị trưởng Washington D.C Muriel Bowser thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng, thủ đô Washington D.C sẽ áp dụng lệnh giới nghiêm từ 18h và có hiệu lực tới 6h sáng 7/1. Thông báo của Thị trưởng Bowser nêu rõ, “trong thời gian giới nghiêm, không người nào, ngoại trừ những người được Thị trưởng chỉ định, được đi bộ, đạp xe, chạy, quanh quẩn, đứng hay điều khiển moto, xe hơi cũng như các phương tiện vận chuyển khác” trong D.C.
Phó tổng thống Mỹ từ chối giúp kế hoạch 'lật kèo' bầu cử
Phố tổng thống Pence yêu cầu một thẩm phán bác bỏ vụ kiện nhằm biến ông thành người duy nhất có quyền định đoạt phiếu đại cử tri.
Trong thư yêu cầu gửi đến thẩm phán liên bang hôm 31/12, Phó tổng thống Mike Pence cho rằng ông không phải người phù hợp cho vị trí bị đơn trong đơn kiện trên.
"Các nguyên đơn đã trình lên tòa án một kiến nghị khẩn cấp, nêu lên một loạt vấn đề pháp lý về cách thức kiểm đếm các phiếu đại cử tri bầu tổng thống", thư đệ trình của Pence cho biết. "Nhưng đơn kiện của các nguyên đơn không phải là phương tiện thích hợp để giải quyết các vấn đề này, bởi họ đã kiện sai bị đơn".
Trước đó, ngày 28/12, các nghị sĩ Louie Gohmert, Kelli Ward và nhiều đảng viên Cộng hòa đệ đơn kiện lên Thẩm phán liên bang Jeremy Kernodle ở Texas, yêu cầu tuyên Phó tổng thống Pence là "người có thẩm quyền duy nhất và được tùy ý" quyết định kiểm đếm phiếu đại cử tri nào ở các bang trong phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 6/1.
Phó tổng thống Mike Pence tại sự kiện ở West Palm Beach, bang Florida hôm 22/12. Ảnh: AP.
Pence tranh luận rằng các vấn đề pháp lý được Gohmert và các nghị sĩ Cộng hòa bang Arizona nêu ra nên được gửi tới Hạ viện và Thượng viện.
"Một vụ kiện để xác nhận rằng phó tổng thống có quyền tự quyết số phiếu đại cử tri nhưng lại kiện chính phó tổng thống là một mâu thuẫn pháp lý", Pence nói thêm.
Đơn kiện được đệ trình sau khi nhóm luật sư đại diện cho các nghị sĩ đảng Cộng hòa không thuyết phục được Pence tham gia vào kế hoạch "lật kèo" bầu cử tại quốc hội, theo hồ sơ tòa án. Ít nhất 140 nghị sĩ Cộng hòa được cho sẽ tham gia vào nỗ lực này, theo CNN.
Theo các nghị sĩ này, Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri 1887 cần được tuyên bố là vi hiến vì nó mâu thuẫn với Điều 12 trong Hiến pháp Mỹ. Điều 12 quy định "các cơ chế giải quyết tranh chấp độc quyền", trong đó nói rằng "Phó tổng thống quyết định chứng nhận phiếu đại cử tri nào được kiểm hay không được kiểm của mỗi bang".
Tuy nhiên, các chuyên gia về luật bầu cử nhanh chóng cho rằng đơn kiện của nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ là một "nỗ lực vô vọng" nhằm đảo ngược kết quả bầu cử.
Đây không phải lần đầu tiên các đảng viên Cộng hòa bỏ qua các nguyên tắc cơ bản của đảng trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm đảo ngược kết quả bầu cử. Hồi đầu tháng, 18 bang do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát, dưới sự dẫn dắt của Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton, đã nộp đơn kiện nhằm vô hiệu hóa kết quả bầu cử ở Georgia, Wisconsin, Michigan và Pennsylvania. Tòa án Tối cao đã bác bỏ đơn kiện này.
Nỗ lực 'lật kèo' của Trump đe dọa tường thành chính trị Mỹ Quá trình thách thức kết quả của Trump có thể không thành công, nhưng sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tương lai. Trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm mọi phương án nhằm lật ngược kết quả bầu cử năm 2020, có lẽ không nhiều người chú tâm đến từng ngóc ngách trong một...