Mỹ phong tỏa tài sản các trùm mafia Nhật Bản
Trong một động thái nhằm tấn công vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, chính quyền Mỹ đã phong tỏa tài sản của băng nhóm mafia Nhật Bản là Yamaguchi-gumi.
Kenichi Shinoda, ông trùm đời thứ 6 của Yamaguchi-gumi
Bộ tài chính Mỹ cũng cho biết, họ đã phong tỏa tài sản của hai ông trùm băng Yamaguchi-gumi, bao gồm cả nhân vật số một của băng nhóm này, Kenichi Shinoda.
Video đang HOT
Đây là lần tấn công đầu tiên vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, sau khi tổng thống ban hành sắc lệnh vào năm ngoái.
Tổng thống Barack Obama năm 2011 đã ban hành lệnh “nhằm vào các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia”.
Theo sắc lệnh này, các thành viên của tổ chức tội phạm được xác định, phong tỏa tài sản của những tên này tại những nơi nằm trong quyền hạn của Mỹ, còn những người ủng hộ băng nhóm này bị cấm thực hiện giao dịch tại Mỹ.
David S.Cohen, Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách chống khủng bố và tình báo tài chính Mỹ hôm thứ Năm 23/02 cho biết, “Họ dùng hệ thống tài chính, hệ thống thương mại của chúng tôi để xâm nhập thị trường và làm rối loạn thị trường, phục vụ cho việc sử dụng số tiền bất hợp pháp của họ”.
Tổng giá trị tài sản bị phong tỏa chưa được công bố.
Băng Yamaguchi-gumi được thành lập năm 1915, hiện có hơn 30.000 thành viên, có liên quan đến các hoạt động phi pháp, gồm buôn bán ma túy, kinh doanh mại dâm, rửa tiền, buôn lậu, v.v… với số tiền thu được hàng năm lên đến hàng tỉ USD. Mấy năm trước, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường tấn công vào băng nhóm này, và đã áp dụng một số luật mới nhằm hạn chế hoạt động kinh tế phi pháp của các băng nhóm xã hội đen.
Theo Infonet
Mexico: Muốn sống, phải thành tội phạm
Các băng nhóm thường đến những khu vực nghèo, kém phát triển và bắt một lúc hàng chục thanh niên.
Chuyện những người trẻ tuổi biến mất như thể bị nuốt vào lòng đất lan truyền ở nhiều vùng tại Mexico suốt 5 năm qua. Các tổ chức phi chính phủ ở những bang miền Bắc Nuevo Leon đã ghi nhận hơn 1.000 vụ mất tích từ năm 2007 - 2011.
Tuy nhiên, họ không thể chứng minh được rằng những thanh niên ấy bị ép vào làm việc cho các nhóm tội phạm có tổ chức hiện đang làm mưa làm gió khắp Mexico.
"Hồi 7 tháng trước, họ cố bắt cháu đi", một thiếu niên 17 tuổi nói trong băng ghi âm của một tổ chức phi chính phủ.
Cậu bé sống ở vùng ngoại ô Monterrey nghèo khó, một điểm nóng ma túy của Mexico. Một đêm, khi đang nói chuyện với bạn trên đường phố, cậu bị một số người đàn ông có vũ trang bắt lên ô tô. Sau một hồi khóc lóc, van xin và viện tới cả lý do còn mang Kinh thánh bên mình, cuối cùng, cậu bé may mắn được nhóm bắt cóc thả đi.
"Nếu bạn đi ngoài đường sau 11h00 đêm, họ sẽ bắt cóc bạn", một thanh niên khác nói trong đoạn ghi âm.
Ủy ban Nhân quyền Quốc gia, một cơ quan nhà nước của Mexico cho biết, có khoảng 5.000 vụ mất tích kể từ khi Tổng thống Felipe Calderon bắt đầu trấn áp các tổ chức buôn bán ma túy vào tháng 12/2006.
Nhiều người di cư đã bị giết vì không chịu phục vụ cho băng Zetas.
Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng, các băng nhóm kết nạp thành viên trên tinh thần tự nguyện, chủ yếu là cựu binh lính hoặc cảnh sát thoái hóa biến chất. Tuy nhiên, các nhân chứng lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác.
"Thanh niên bị bắt cóc hàng loạt", Carlos Cruz, một cựu thành viên băng nhóm, nay là lãnh đạo tổ chức giải cứu thanh niên Citizen Channel cho biết.
Theo ông Cruz, các băng nhóm thường đến những khu vực nghèo, kém phát triển và bắt một lúc 12 - 15 thanh niên, trai tráng. Một số đã bị đưa tới những trại huấn luyện của băng Zetas ở miền Bắc bang Zacatecas và Đông Bắc Sinaloa, Nayarit.
Một người Ecuador sống sót sau trận thảm sát tại một trang trại ở Đông Bắc Tamaulipas cho biết, một số người nhập cư đã bị giết vì không chịu làm việc cho băng đảng này.
Blanca Martinez, giám đốc Trung tâm Giáo phận vì Nhân quyền Coahuila cho biết, những người mất tích ở bang này trung bình 29 tuổi, gồm kỹ sư, kiến trúc sư và công nhân xây dựng.
Trong số các vụ được ghi nhận trong khoảng 2007 - 2011, chỉ có khoảng hơn 200 trường hợp kẻ bắt cóc đòi tiền chuộc và gia đình nạn nhân kêu gọi nhà chức trách điều tra.
Nhiều gia đình ở miền tây bang Michoacan có người thân mất tích kể rằng họ bị cả tội phạm lẫn chính quyền đe dọa.
"Chỉ cần định đi trình báo thôi là bạn sẽ có ngay một cuộc điện thoại gọi tới bảo rằng không được ho he và con trai sẽ liên lạc khi được phép", một người thợ xây có con mất tích vào tháng 9/2010 cho biết.
Theo Bee.net.vn
Trên 40 triệu người bị bóc lột tình dục Mới đây, tổ chức Fondation Scelles đã đưa ra một báo cáo mới nhất về tình trạng bóc lột tình dục trong đó chỉ ra những mối quan hệ trực tiếp của cái nghề lâu đời nhất thế giới này với tội phạm có tổ chức. Báo cáo này xác định trên thế giới hiện nay có khoảng 40 đến 42 triệu người...