Mỹ, Philippines triển khai lực lượng hùng hậu tham gia diễn tập Balikatan
Từ ngày 5 đến 16-5, quân đội Mỹ và Philippines sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự thường niên mang tên Balikatan tại nhiều khu vực tại Philippines, nhằm trao đổi các kỹ năng và thông tin trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo và hỗ trợ thiên tai.
Tuy nhiên, từ ngày 21-4, hai bên đã bắt đầu giai đoạn đầu của cuộc diễn tập, với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng tại thành phố Legazpi, Albay.
Đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết, quân đội Philippines và Mỹ đang bắt đầu thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo (HCA) tại thành phố Legazpi, Albay. Các nhân viên y tế quân sự sẽ cung cấp chăm sóc y tế, nha khoa và thú y miễn phí cho cộng đồng dân cư. Kỹ sư quân sự sẽ xây dựng và sửa chữa trường học cũng như các cơ sở hạ tầng công cộng khác được lựa chọn.
Theo Đại sứ quán Mỹ, các nhân viên quân sự từ cả hai các nước sẽ tiến hành các khoa mục diễn tập phối hợp giữa diễn tập tham mưu chỉ huy và diễn tập thực binh tại căn cứ Crow Valley, Fort Magsaysay và căn cứ không quân Clark, tập trung vào việc huấn luyện binh lính hai nước cung cấp viện trợ và hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên tai, đồng thời cải thiện khả năng phối hợp tác chiến, lập kế hoạch đối phó với những tình huống khẩn cấp và chống khủng bố.
Cuộc diễn tập Balikatan năm nay sẽ có sự tham gia của khoảng 3.000 lính Philippines và 2.500 lính Mỹ, cùng nhiều phương tiện chiến đấu của hai nước.
Diễn tập Balikatan năm 2013
Theo kế hoạch, phương tiện của Mỹ tham gia diễn tập gồm các máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Hercules, máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, trực thăng hàng hải Sikorsky CH-53 Sea Stallion, trực thăng tấn công Bell AH-1 Cobra, trực thăng Bell UH-1H Huey, máy bay tuần tiễu chống ngầm Lockheed P-3C Orion, trực thăng Sikorsky H-60 và máy bay tấn công mặt đất A-10 Thunderbolt.
Video đang HOT
Trong khi đó, Philippines sẽ triển khai các máy bay Rockwell OV-10 Bronco, máy bay vận tải C-130, trực thăng UH-1H Huey, trực thăng tấn công MG-520 Defender, máy bay cường kích Marchetti SF-260 và máy bay huấn luyện SIAI-Marchetti AS-211 tham gia khoa mục diễn tập không quân.
Diễn tập Balikatan năm nay, Philippines và Mỹ đã mời các nhân viên quân sự từ các quốc gia đối tác khác trong khu vực tham dự một phần hoặc quan sát diễn tập.
Phát ngôn viên cuộc diễn tập năm nay, Đại úy Annalea Cazcarro cho hay, cuộc diễn tập thường niên Balikatan phù hợp với Hiệp ước phòng thủ chung và Hiệp định thăm viếng quân sự giữa Philippines và Mỹ, nhằm tiếp tục thực hiện cam kết của cả hai nước về đào tạo, chia sẻ thông tin và hỗ trợ lẫn nhau.
Theo ANTD
Một máy bay mất tích từ Chiến tranh thế giới thứ 2 được xác định rõ nguồn gốc
Sau 7 thập kỷ, mới đây giới chức Ukraina đã xác định rõ nguồn gốc một chiếc máy bay bị mất tích từ Chiến tranh thế giới thứ 2, nằm sâu dưới lòng Biển Đen.
Trước đó, một nhóm các thợ lặn Ukraina đã tìm thấy nhiều tàn tích còn sót lại trong đống đổ nát của máy bay vận tải Ju-52 (còn gọi là Iron Annie) nằm ở độ sâu 23 mét, ngoài khơi bờ biển Odessa nước này vào tháng 9-2008.
Những vật thể được tìm thấy trong máy bay gặp nạn bao gồm một đôi giày, một chiếc chổi lông, một tuýp kem đánh răng, một bàn chải đánh răng, một ngọn đuốc, một phần của cặp kính, một chiếc cặp tài liệu và một số bản đồ đầy màu sắc. Ngoài ra, còn có một bình giữ nhiệt khắc chữ Wichert, một dây lưng mang phù hiệu của Đức Quốc xã có dòng chữ Wich và một phần của dây đeo súng có dòng chữ Kroh. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, không có ai xác nhận thông tin chính xác về chiếc máy bay này.
Máy bay vận tải Ju 52 được xác định rõ nguồn gốc sau 72 năm nằm sâu trong lòng Biển Đen
Trải qua 4 năm, nguồn gốc máy bay gặp nạn mới thực sự được hé mở khi mới đây, một người Ấn Độ tên là Sujoy Banerjee đã tình cờ nhìn thấy những bức ảnh tàn tích của máy bay trên mạng xã hội. Ông đã chủ động liên hệ và cung cấp những thông tin chi tiết về máy bay này.
Theo đó, máy bay vận tải Ju -52 gặp nạn thuộc Tập đoàn Giao thông vận tải 104 của Hạm đội Không quân 4, đóng tại thành phố Nikolaev, Ukraina từ tháng 9-1941 đến tháng 3-1942. Đây là loại máy bay vận tải ba động cơ do Đức quốc xã sản xuất trong giai đoạn 1932-1945 và được sử dụng trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự.
Chiếc dây lưng mang phù hiệu Đức Quốc xã có khắc tên chủ sở hữu là Wich
Vào ngày 13-1-1942, máy bay này đã hạ cánh ở Prahova, Romania để đón khách khi đang trong hành trình từ sân bay Giulesti, Romania đến thành phố Nikolaev, Ukraine.
Theo tài liệu được cung cấp, máy bay đã mất lái và rơi xuống Biển Đen trong điều kiện thời tiết xấu. Tuy nhiên, sau đó người ta không phát hiện được vật thể nào của máy bay. Sự biến mất của máy bay đã trở thành ẩn số.
"Tàn tích của máy bay nằm sâu dưới đáy biển nên có lẽ vì lý do đó mà không ai phát hiện ra. Chúng tôi chỉ có thể nhìn thấy nó ở khoảng cách 3m", Andrey Nekrasov (42 tuổi), một thành viên nhóm thợ lặn cho biết.
Những chiếc giày được tìm thấy tiết lộ rằng khả năng có người sống sót sau khi máy bay gặp nạn
Theo các chuyên gia, chiếc máy bay có thể đã hạ cánh khẩn cấp ngay trên mặt biển do trục trặc kĩ thuật chứ không phải bị bắn rơi, bởi một động cơ máy bay nếu đang hoạt động thì khi rơi trực tiếp xuống nước, các cánh quạt dưới tác động mạnh sẽ bị uốn cong và tách rời khỏi cánh. Tuy nhiên, máy bay được tìm thấy trong trạng thái gần như hoàn toàn còn nguyên vẹn.
Một chi tiết đáng chú ý khác là đôi giày trên xác máy bay. Điều này cho thấy, một vài phi hành đoàn có thể sống sót sau khi máy bay hạ cánh khẩn cấp. Họ dường như được yêu cầu cởi giày và áo khoác để giảm độ nặng khi máy bay chìm xuống nước.
Một lối vào máy bay
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định rằng, khả năng có người sống sót là rất thấp bởi tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, máy bay đã bay cách bờ biển 4 hải lý, trong khi nhiệt độ nước biển lúcc ấy chỉ khoảng từ -1 đến 2C. Nếu thoát ra khỏi chiếc máy bay đang chìm cũng khó có thể sống sót nếu không có sự giúp đỡ.
Được biết, vào thời điểm xảy ra tai nạn, có 9 người trên máy bay, bao gồm cơ trưởng Leutnant Horst Ringel, hoa tiêu Oberstleutnant Baron Axel Freiherr von Jena, kĩ sư Johann Wichert (chủ nhân của chiếc bình giữ nhiệt và chiếc dây lưng) và Obergefreiter Karl Kroh (chủ sở hữu chiếc dây đeo súng).
"Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, máy bay Ju- 52 sẽ được đưa lên từ đáy biển", ông Nekrasov nói thêm.
Theo ANTD
Nhật Bản tăng cường năng lực tác chiến biển, đối phó Trung Quốc Ngày 16-4, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố lựa chọn chủng loại xe bọc thép lội nước AAV 7 dự kiến trang bị cho Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF). Trong một buổi lễ tại trại Kasumigaura ở tỉnh Ibaraki, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã lần đầu tiên công khai loại xe lội nước AAV-7 của lực lượng hải...