Mỹ-Philippines: Thêm căn cứ chặn đường cướp biển của Trung Quốc
Trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh các hành động gây hấn tại Biển Đông, Mỹ và Philippines đã đầu tư mạnh vào một căn cứ quân sự chiến lược tại Palawan.
Mỹ – Philippines tiếp tục siết chặt tình đồng minh
Nhiều ngày nay, dư luận quốc tế đang quan tâm đến điểm nóng Biển Đông với cuộc gây hấn của lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc cùng giàn khoan Hải Dương 981 và sự chống trả của lực lượng chấp pháp biển của Việt Nam.
Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong chiến lược độc chiếm Biển Đông – vùng biển mà Trung Quốc cho là ao nhà, là lợi ích cốt lõi. Đây là hành động đầu tiên Trung Quốc công khai tham vọng của mình vào dầu mỏ tại vùng biển này. Đây cũng là hành động cho thấy một diễn biến mới, cách thức mới trong công đoạn lấn biển, chiếm biển của Trung Quốc.
Những hành động trong thời gian qua đã khiến cả ASEAN tỉnh ngủ khi nghĩ rằng Trung Quốc đã dịu lại, biết nghĩ hơn và có thể đàm phán được với họ về một COC, một môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Đảo Gạc Ma ngày 11-3-2014 sau khi Trung Quốc mở rộng đáng kể. Ảnh: PHILSTAR
Người tỉnh táo nhất lúc này có lẽ là Philippines. Xem chừng chiến lược lợi dụng nước lớn chống nước lớn, dù có nhiều yếu tố mạo hiểm, nhưng đến thời điểm này đã phát huy được sự hiệu quả của nó.
Trong ngày 15/5, Philippines đã cho công bố loạt ảnh bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tập kết vật liệu xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chính quyền Manila nói: “Những hành động này gây mất ổn định, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và luật pháp quốc tế”.
Trong tháng 4/2014, Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận tăng cường Hợp tác Quốc phòng 10 năm (EDCA). Thỏa thuận này cho phép các lực lượng của Mỹ tiếp cận các cơ sở, căn cứ của các lực lượng vũ trang Philippines, đồng thời cho phép quân đội Mỹ đóng quân lưu trú tại một số khu vực của quốc gia này.
Động thái mới nhất, nhằm cảnh giác với sự leo thang của Trung Quốc và bảo vệ các đảo nhỏ xa bờ, Philippines cho phép quân đội Mỹ sử dụng căn cứ quân sự phía Tây đảo Palawan.
Thêm căn cứ siết đường lưỡi bò của Trung Quốc
Video đang HOT
Nhìn vào cách Philippines đầu tư cho quốc phòng có thể thấy quốc gia này đang sử dụng việc liên minh quân sự như một chiêu bài chiến lược, như một thứ vũ khí mang sức mạnh tiên quyết để đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia của mình.
Song song với việc đầu tư mua thêm nhiều tàu ngầm, chiến hạm từ các đối tác Hàn Quốc, Mỹ, quốc gia này cũng chi rất mạnh tay để nâng cấp hai cảng quân sự Subic và Oyster trở thành những căn cứ đạt tầm quốc tế, thuận lợi với khả năng tác chiến của mọi quân đội trên thế giới.
Vị trí chiến lược của Oyster trên đảo Palawan
Vịnh Subic và “mini Subic” – Vịnh Oyster, nằm trên quần đảo Palawan cũng là hai viên ngọc quý mà nước Mỹ được đồng sở hữu với Philippines thông qua thỏa thuận hợp tác quốc phòng tháng 4 vừa qua.
Có thể nói rằng, sau Cam Ranh, Subic có vị trí chiến lược bậc nhất Biển Đông. Ngay từ thế kỷ 19, người Tây Ban Nha đã khẳng định Subic là một viên ngọc sáng về quân sự và hàng hải. Trong Chiến tranh lạnh, Subic nổi lên như một căn cứ hàng đầu của cường quốc lãnh đạo phương Tây – nước Mỹ.
Ngoài Subic, người Mỹ đã nhắm đến một căn cứ thứ hai, nằm đối diện với quần đảo Trường Sa của Việt Nam là Oyster, phía bắc quần đảo Palawan. Oyster là một vịnh nước sâu, kín đáo và rộng lớn. Subic nằm ở phía Bắc Philippines và Oyster nằm ở phía Nam đã tạo thành một thế ỷ giốc. vừa có thể kìm hãm quân địch, vừa có thể chi viện cho phe mình.
Trong thế này, xét về công có thể vươn ra làm chủ vùng biển rộng lớn trước mặt, cắt đường xuống nam hoặc sang Ấn Độ Dương qua eo Malacca của Trung Quốc. Xét về thủ có thể đầu cuối tương trợ, vừa có thể triển khai quân diện rộng, vừa có thể tạo thế đánh liên hồi.
Nhiều chuyên gia quân sự nhận định rằng, quốc gia nào đặt được căn cứ không, hải quân tại hai vịnh Cam Ranh, Subic thì có thể dễ dàng làm chủ Biển Đông, và rộng hơn là làm chủ tuyến hải trình huyết mạch đông – tây của thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam luôn giữ phương châm không liên minh quân sự với nước ngoài, có thể nói, Subic và Oyster là giải pháp lý tưởng để tạo thành gọng kìm đủ sức phong tỏa, kiểm soát, gây sức ép với tư tưởng leo thang của Trung Quốc.
Biển Đông nổi sóng dữ, Trung – Mỹ gầm ghè nhau
Một thực tế cho thấy, Trung Quốc tuy có mạnh, nhưng để đơn phương đối đầu quân sự với liên minh mà Mỹ đặt ra ngay trước cửa nhà mình có lẽ là còn quá sớm. Điều Trung Quốc yếu nhất lúc này, đó là sự thiếu thốn các căn cứ vệ tinh.
Cảng Subic
Mỹ có thể nam chinh bắc chiến khắp cả thế giới không phải họ có tàu sân bay nguyên tử, hay những tàu chiến, tàu hỗ trợ hiện đại, mà quan trọng nhất, họ có hệ thống căn cứ quân sự trải khắp thế giới. Sự thua thiệt về căn cứ khiến cho Trung Quốc không thể tác chiến biển xa.
Người ta dễ dàng bắt gặp tình cảnh Trung Quốc hành quân đều phải mang theo các tàu hỗ trợ khổng lồ, vừa đi vừa tiếp dầu. Trong một hạm đội hoành tráng ấy, tử huyệt chính là những con tàu tiếp tế này. Không như Mỹ, nếu chiến sự xảy ra, Trung Quốc khó lòng gõ cửa một quốc gia nào đó để xin hỗ trợ.
Đóng một tàu sân bay với cường quốc là không khó. Nhưng để xây dựng được lòng tin và thiết lập các căn cứ quân sự mới là điều nan giải và không phải cứ có tiền là mua được. Những gì cường quốc châu Á này đang làm tại Biển Đông với Việt Nam, với Philippines, hay chủ nghĩa thực dân kiểu mới tại châu Phi chỉ khiến tăng sự nghi kỵ, cảnh giác trong lòng dư luận thế giới.
Để giải được bài toán tác chiến biển xa ấy, Trung Quốc buộc phải dùng đến chiến thuật tằm ăn lá trên biển. Mỗi đảo nổi, đảo chìm chiếm được, quốc gia này nhanh chóng thiết lập để trở thành một căn cứ quân sự. Có thể hiểu được, sau khi hoàn thành chiến lược thâu tóm Biển Đông, Trung Quốc sẽ có những căn cứ đủ để tác chiến trong vùng biển chiến lược rộng lớn này.
Quân đội Mỹ – Philippines trong một cuộc huấn luyện chung
Theo dõi toàn bộ cục diện, có thể thấy, Việt Nam đang bị Trung Quốc coi là quốc gia dễ dàng nhất để bắt đầu chiến lược của mình. Dù Việt Nam có sức mạnh phòng thủ bậc nhất ASEAN, nhưng so với Trung Quốc chưa phải là đối thủ. Việc duy trì không liên minh quân sự khiến Trung Quốc có thể coi đó là một lợi thế.
Lựa chọn thay vì đối đầu với Philippines, quốc gia có tiềm lực quốc phòng yếu, nhưng lại được hậu thuẫn của cường quốc mạnh nhất thế giới. Việc đi đường vòng và nhằm vào Việt Nam đầu tiên, thay vì để cuối cùng có lẽ được Bắc Kinh cho rằng đang chơi nước cờ thượng sách,
Nhưng Trung Quốc không hiểu rằng, chiến lược duy trì không liên minh quân sự của Việt Nam là một nước cờ sáng. Điều này đã đẩy Trung Quốc vào thế nước lớn bắt nạt nước bé. Không liên minh với phe phái, thế lực nào, đồng nghĩa với việc Việt Nam là bạn của tất cả các nước ưa chuộng hòa bình trên thế giới.
Giải pháp của Trung Quốc dù với quốc gia nào cũng đều không dễ dàng, không khả thi. Đơn giản do bản thân mục đích của chiến lược ấy đã là phi pháp, không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Theo Báo Đất Việt
Ukraine tuyên bố chiến thắng ở miền đông
Quân đội Ukraine đã phát hủy 2 căn cứ quân sự của lực lượng ly khai ủng hộ Nga trong các chiến dịch đêm ngày 14/5, quyền tổng thống Ukraine hôm qua (15/5) cho biết.
Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov nói với các nghị sỹ rằng quân chính phủ đã tấn công một căn cứ của các phần tử ly khai ở thành phố Slovyansk và một căn cứ khác ở gần Kramatorsk, cách biên giới Nga khoảng 150 km về phía Tây.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, không có thương vong nào nhưng quân đội Ukraine đã bắt giữ 3 phần tử ly khai, trong đó có 1 người có mang theo vũ khí chống tăng.
Ông Turchynov không mô tả cụ thể hai căn cứ trên cũng như không cung cấp thêm bất cứ chi tiết nào. Do đó, truyền thông thế giới tỏ ra khá thận trọng với tuyên bố của vị tổng thống tạm quyền này. Bởi nhiều tuyên bố thắng lợi ông đưa ra trước đó được chứng minh là thổi phồng quá mức.
Vụ việc trên diễn ra một ngày sau khi "hội nghị đoàn kết" do châu Âu làm trung gian chính thức khai mạc. Tuy nhiên, hồi nghị này vẫn chưa thu hút được tất cả các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine tham gia.
Trước đó, hôm 13/5, 7 binh sỹ Ukraine và một người ly khai đã thiệt mạng trong một cuộc phục kích nhắm vào quân đội chính phủ tại vùng Donetsk trong khi đó xe của phóng viên Nga đã bị binh sỹ Kiev nổ súng tại Kramatorsk.
Theo Bộ quôc phòng Ukraine, một đơn vị của quân đội nước này đã bị tấn công gần thị trấn Kramatorsk bởi khoảng 30 phần tử vũ trang hạng nặng. Một trong số những kẻ tham gia tấn công cũng thiệt mạng.
Các phóng viên cho biết đây là vụ tổn thất sinh mạng nghiêm trọng nhất của quân đội Ukraine kể từ khi chiến dịch trấn áp những người ly khai bắt đầu.
Donetsk là một trong hai vùng đã tuyên bố tách khỏi Ukraine sau các cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật vừa qua, mà Kiev, Mỹ và EU xem là bất hợp pháp.
Đan Khanh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Phiến quân Syria "thổi bay" căn cứ quân đội bằng 60 tấn thuốc nổ Ngày 14/5, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết các phiến quân Hồi giáo đã kích nổ một khối lượng thuốc nổ lên tới 60 tấn trong đoạn hầm ngầm đào bên dưới một căn cứ quân sự ở tỉnh Idlib, miền Tây Bắc nước này, khiến hàng chục người thương vong. Khói bốc lên trong vụ xung đột giữa...