Mỹ, Philippines tập trận “chiến tranh trên biển”
Truyền thông Philippines ngày 19-6 đưa tin, Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ ngày 26 đến 29-6 gần bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham trên Biển Đông.
Hải quân Philippines và Mỹ tập trận chung “Carat” hồi tháng 6-2013
5 tàu chiến, trong đó có một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ cùng với khoảng 1.000 binh sĩ Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận thường niên “Hợp tác về đào tạo và tăng cường sự sẵn sàng trên biển” (CARAT) này. Hải quân Philippines sẽ điều hai tàu chiến cỡ lớn BRP Ramon Alcaraz và BRP Emilio Jacinto, hai máy bay trực thăng cùng nhiều khí tài khác. Hai bên cũng sẽ tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Luzon vào ngày 29-6. Người phát ngôn Hải quân Philippines, Rommel Rodriguez cho biết, các cuộc tập trận nhằm mục đích củng cố năng lực của lực lượng hải quân hai nước trong các chiến dịch đổ bộ, tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác trên biển, các hoạt động đặc biệt và chiến tranh trên biển.
Trước đó, ngày 18-6, Trung tướng Jeffrey Delgado, Tư lệnh Không quân Philippines cho biết tất cả 8 căn cứ không quân hiện có của Philippines sẽ mở cửa cho quân đội Mỹ sử dụng. Phát biểu tại căn cứ không quân Villamor, ông Delgado cho biết vấn đề này sẽ được bàn bạc với đối tác Mỹ. Cũng tại căn cứ Villamor, ông Delgado khẳng định tất cả các phi đội máy bay chiến đấu của Philippines sẽ ngay lập tức cất cánh khi bất cứ tình huống khẩn cấp nào xảy ra.
Theo ANTD
Những loại vũ khí Trung Quốc khiến Mỹ bất an
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tuần trước đã trình lên quốc hội báo cáo thường niên về sự phát triển của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong đó đề cập đến 9 loại khí tài của Trung Quốc đang khiến tướng lĩnh Lầu Năm Góc lo ngại, Viện Hải quân Mỹ (USNI) cho hay.
1. Tàu sân bay
Tàu sân bay Liêu Ninh - Ảnh: Reuters
Dựa theo báo cáo của Lầu Năm Góc, USNI cho biết không có loại vũ khí nào của Trung Quốc trong vòng một thập niên qua khiến Washington lo lắng bằng tàu sân bay Liêu Ninh.
Chiếc tàu có tải trọng 55.000 tấn này tiền thân là tàu sân bay có từ thời Liên Xô, do Ukraine đóng.
"Trong vòng từ 3 đến 4 năm tới, chiếc tàu sân bay này nhiều khả năng sẽ tập trung vào các hoạt động huấn luyện trên tàu, cũng như tập luyện dàn đội hình. Các hoạt động mà tàu này đã thực thi ở biển Đông và biển Hoa Đông hồi tháng 11 có lẽ sẽ được dùng cho những chiến dịch khác khi cần thiết", báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo.
Lầu Năm Góc cũng cảnh báo thêm rằng Liêu Ninh "nhiều khả năng sẽ đi vào hoạt động chính thức vào khoảng đầu thập niên tiếp theo. Với đội hình có tàu sân bay chiến đấu, PLA sẽ có khả năng tiến hành các cuộc tuần tra toàn diện trên biển, cũng như tăng cường khả năng hoạt động tầm xa của lực lượng này".
Tuy nhiên, khả năng tác chiến thực sự của Liêu Ninh vẫn đang bị nhiều chuyên gia hoài nghi.
"Liêu Ninh hiện tại là một thứ mang tính chính trị hơn là một mối đe dọa trên biển và không đe dọa gì lớn đối với Mỹ, cũng như các đồng minh ở Đông Á, hay thậm chí là các quốc gia nhỏ trong vùng", Bernard D. Cole, một quan chức hải quân Mỹ về hưu và hiện đang là giảng viên Trường đại học Quốc phòng Mỹ, nói với USNI hồi tháng 5.
2. Chiến đấu cơ tàng hình
Video đang HOT
Chiến đấu cơ tàng hình Thành Đô của quân đội Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Trung Quốc được cho là đang phát triển chiến đấu cơ tàng hình có 2 động cơ Thành Đô J-20, theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
Lầu Năm Góc khẳng định chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này sẽ không được sử dụng trước năm 2018.
Trong báo cáo, Lầu Năm Góc đánh giá đây là mẫu máy bay đa nhiệm, chứ không phải là mẫu chiến đấu cơ tối tân giống như chiếc F-22 Raptor do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất.
"Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có thể phát huy toàn bộ năng lực của Thành Đô J-20, bao gồm cả việc phát triển các động cơ chất lượng cao", theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bắc Kinh cũng được cho là đang phát triển mẫu tiêm kích 2 động cơ nhỏ hơn mang tên Thẩm Dương J-31, có thiết kế giống với Lockheed F-35 của Mỹ.
Báo cáo của Lầu Năm Góc lưu ý rằng hiện chưa rõ binh chủng nào của PLA sẽ sử dụng Thẩm Dương J-31 hay mẫu máy bay chiến đấu này sẽ được dành cho xuất khẩu.
"Hiện chưa rõ J-31 được phát triển cho Không quân PLA hay là một mặt hàng xuất khẩu để cạnh tranh với F-35 của Mỹ", báo cáo cho hay.
3. Chiến đấu cơ "Cá mập bay"
Chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh - Ảnh: Reuters
Ngoài 2 chiến đấu cơ tàng hình nói trên, Trung Quốc cũng đang sở hữu chiến đấu cơ Thẩm Dương J-15 Cá mập bay, loại có khả năng hoạt động trên tàu sân bay. Mẫu tiêm kích này bị nghi là nhái máy bay chiến đấu Sukhoi Su-33 Flanker của Nga.
"Mặc dù J-15 có phạm vi tác chiến trên không lên đến 1.200 km, nhưng mẫu chiến đấu cơ này sẽ khó có tầm hoạt động tối đa, cũng như khó mang theo đầy đủ vũ khí khi hoạt động từ tàu sân bay" vì những hạn chế trong đường băng cất cánh/hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
4. Máy bay quân sự lớn
Máy bay không vận chiến lược Tây An Y-20 - Ảnh chụp màn hình CCTV
PLA đang tiếp tục phát triển máy bay vận tải chiến lược Tây An Y-20, được cho là đã bay chuyến đầu tiên vào đầu năm 2013.
"Y-20 có thể tiến hành các chiến dịch bổ trợ, chẳng hạn như giám sát và cảnh báo sớm trên không hoặc như một máy bay tiếp dầu", báo cáo của Mỹ nhận định.
Lầu Năm Góc cũng cảnh báo Trung Quốc đang nâng cấp mẫu máy bay ném bom già nua Tây An H-6 thành 2 phiên bản mới có khả năng đe dọa hạm đội tàu sân bay và các các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương.
Trong 2 phiên bản nâng cấp, mẫu máy bay H-6K được cho là có động cơ turbo cánh quạt mới và có khả năng mang theo 6 tên lửa hành trình chống hạm hoặc tên lửa tấn công mặt đất.
Còn H-6G có thể mang theo 4 tên lửa hành trình chống hạm, theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
5. Tàu ngầm hạt nhân
Tàu ngầm lớp Tấn (Type 094) của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
PLA hiện có 3 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, Lầu Năm Góc cho biết trong báo cáo thường niên.
"Ba tàu ngầm lớp Tấn (Type 094) hiện đang hoạt động và sẽ có đến 5 chiếc nữa sẽ được sử dụng trước khi Trung Quốc chuyển sang dùng tàu ngầm thế hệ tiếp theo (siêu tàu ngầm lớp Đường Type 096) trong thập niên tiếp theo", báo cáo cho hay.
6. Tên lửa JL-2
Tên lửa JL-2 được phóng từ tàu ngầm - Ảnh chụp màn hình CCTV
Tàu ngầm lớp Tấn được cho là có mang theo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới JL-2, với tầm bay ước tính lên đến gần 7.500 km, theo tạp chí National Journal (Mỹ).
Tên lửa này có "tầm bắn ước tính lên đến 7.400 km. Với tàu ngầm lớp Tấn và tên lửa JL-2, Hải quân Trung Quốc sẽ tạo được một lá chắn tên lửa hạt nhân chắc chắn trên biển", theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) hồi đầu năm 2014 đã đưa ra cảnh báo rằng JL-2 có khả năng bay đến Alaska hoặc Bờ Tây nước Mỹ.
7. Phòng không
"Phát triển hệ thống phòng không chống chiến đấu cơ tàng hình và máy bay không người lái đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc", báo cáo cho biết.
"Các quan chức Nga từng tuyên bố Trung Quốc sẽ không có được hệ thống tên lửa S-400 cho đến ít nhất là năm 2017. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tự phát triển HQ-9, hệ thống tên lửa phòng không có thiết kế rất giống với S-400", cũng theo báo cáo.
Bắc Kinh còn chế tạo máy bay cảnh báo sớm Kongjing KJ-2000, giống với mẫu máy bay Boeing E-3 hoặc Northrop Grumman E-2D của Mỹ.
8. Khu trục hạm tên lửa
Tàu khu trục tên lửa Lữ Dương III (Type 052D) - Ảnh: PLA
Đội tàu chiến Trung Quốc có thiết kế trông giống với tàu của Mỹ và các nước phương Tây, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ.
"Được sử dụng vào năm 2014, tàu khu trục tên lửa Lữ Dương III (Type 052D) đầu tiên được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng đa nhiệm đầu tiên của PLA, có khả năng phóng tên lửa hành trình tấn công đất liền (LACM), tên lửa đất đối không (SAM) và tên lửa chống tàu ngầm", Lầu Năm Góc cho hay.
"Trung Quốc đang có kế hoạch đóng thêm hơn một tá mẫu tàu này để thay thế cho tàu chiến lớp Lữ Đại cũ kỹ". Tuy nhiên, báo cáo của Lầu Năm Góc lại không đề cập đến hệ thống radar của loại tàu khu trục này.
Lữ Dương III sở hữu hệ thống tác chiến chỉ huy tổng hợp, hệ thống ra đa mạng pha chủ động tứ giác thế hệ mới (AESA), được cho có khả năng phát hiện chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, theo đài Tiếng nói Nước Nga.
9. Tên lửa đạn đạo tầm trung
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong DF-12D - Ảnh: Reuters
Báo cáo của Mỹ cho rằng trong vài năm qua, tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong DF-12D, được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay", có thể coi là biểu tượng cho công nghệ tên lửa của Trung Quốc.
"Trung Quốc đã trình làng một số lượng hạn chế nhưng đang gia tăng các tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn thông thường, bao gồm tên lửa đạn đạo diệt hạm Đông Phong DF-12D", theo báo cáo từ Lầu Năm Góc.
"Đông Phong DF-12D giúp PLA có khả năng tấn công tàu chiến lớn, bao gồm cả tàu sân bay, ở tây Thái Bình Dương. Tên lửa này có tầm bắn đạt hơn 1.500 km", báo cáo từ Lầu Năm Góc cho hay.
Theo TNO
Phi đội máy bay ném bom Nga áp sát Mỹ RT dẫn lời một phát ngôn viên Bộ chỉ huy phòng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) vừa xác nhận, trong tuần này, một đội máy bay ném bom Nga đã tiến sát bờ biển California trong khoảng 90km và kích hoạt báo động ở Mỹ. Máy bay ném bom Tu-95 của Nga Jeff Davis, người phát ngôn NORAD nói với báo Washington...