Mỹ, Philippines quan ngại về hoạt động của TQ trên Biển Đông
Mỹ và Philippines ngày 21/1 đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc mở rộng đồi đắp các đảo với quy mô lớn, vi phạm thỏa thuận về việc không xây dựng cấu trúc mới trên Biển Đông.
Trong thông cáo chung kết thúc hai ngày Đối thoại Chiến lược Song phương, Mỹ và Philippines lên tiếng bày tỏ sự quan ngại với các hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc.
Những hành động này đi ngược lại luật pháp quốc tế và không phù hợp với Tuyên bố Ứng xử Biển Đông mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002.
Trung Quốc tiếp tục tăng cường bồi đắp các đảo với quy mô lớn trên Biển Đông.
Manila và Washington cùng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định, tôn trọng luật lệ và quyền tự do hàng không-hàng hải cùng các hoạt động thương mại hợp pháp.
Philippines và Mỹ tán đồng quan điểm rằng tranh chấp chủ quyền nên được giải quyết theo luật quốc tế bằng các biện pháp ngoại giao.
Hai nước một lần nữa chỉ trích sự thờ ơ của Bắc Kinh trước những lời kêu gọi từ cộng đồng thế giới yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động cải tạo đất đai ở những vùng có tranh chấp.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino mô tả hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc hết sức “nghiêm trọng” và đang được “mở rộng”. “Đây không phải là hành động có lợi để tìm hướng giải quyết tranh chấp. Rõ ràng đây không phải là ví dụ hình mẫu của sự kiềm chế”, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia cho hay.
Video đang HOT
Có mặt tại Manila, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho biết Washington đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc kiềm chế không gây căng thẳng. Ông mô tả tranh chấp trên biển Đông là “mối lo ngại lớn”. Chúng tôi lo ngại về các hành vi gây căng thẳng, dẫn tới những câu hỏi về ý đồ của Trung Quốc“.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo Đời sống Pháp luật
Mỹ tăng cường siết chặt vòng vây với Trung Quốc
Nhằm kiềm chế một TQ ngày càng hung hăng và manh động, Mỹ đã tăng cường hợp tác với các nước láng giềng của TQ và là đối thủ của nước này.
Hôm 19/5 vừa qua, Mỹ đã lên tiếng muốn tăng cường hợp tác sâu rộng hơn với Hải quân Ấn Độ khi chính phủ mới ở nước này được thành lập, theo Đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy các chiến dịch Hải quân của Mỹ.
Ông Jonathan Greenert cho biết Mỹ muốn nhìn thấy sự hợp tác Mỹ - Ấn được mở rộng với sự tham gia của các Ấn Độ vào các cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc ngày một lấn tới.
"Cơ hội cho việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước lại đang xuất hiện", ông Greenert nói và cho biết thêm hai nước từng có ý định xây dựng quan hệ này từ giữa những năm 2000 và giờ là thời điểm thích hợp để nối lại. "Chúng tôi từng tham gia nhiều sự kiện cùng nhau khi đó. Sẽ là điều tốt nếu sự hợp tác song phương trở lại mức cao như trước".
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ông Narendra Modi - một người theo đường lối dân tộc và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua ở Ấn Độ.
Kết quả này sẽ bảo đảm ông Modi, thủ tướng Ấn Độ sắp tới nắm quyền kiểm soát lớn hơn đối với chính sách an ninh của đất nước. Giới phân tích cho rằng chính phủ của ông Modi sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon
Không phải đến giờ người Mỹ mới nhân ra cần phải tạo nên thế trận siết chặt Trung Quốc. Ngay từ năm 2012, Washington đã cho phép hãng sản xuất Lockheed Martin Corp bán hệ thống phòng không Patriot tiên tiến cho Đài Loan. Đáng chú ý là những khí tài được mua bán thuộc những thế hệ tốt nhất trong dòng tên lửa Patriot, dư sức bắn hạ tên lửa tầm ngắn, tầm trung của Trung Quốc.
Chưa dừng lại ở Patriot, Nhà Trắng còn bán các loại máy bay trực thăng chiến đấu Black Hawk, Apache AH-64, chiến đấu cơ F-16, nhiều hệ thống vũ khí hiện đại khác; cũng như cân nhắc giúp Đài Bắc thiết kế, sản xuất tàu ngầm tân tiến...để thu hẹp khoảng cách với Bắc Kinh.
Và dù Mỹ vẫn chấp nhận lập luận của Trung Quốc rằng, đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ, rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền của Bắc Kinh đối với hòn đảo này... nhưng Washington vẫn đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại giao (dù không chính thức) với Đài Loan; đồng thời cung cấp cho họ các biện pháp bảo vệ an ninh thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan...
Không chỉ tăng cường quan hệ với đảo Đài Loan, hiện nay Mỹ không ngừng khẳng định mối quan hệ đặc biệt với đồng minh thân cận số một ở châu Á-TBD là Nhật Bản. Mỹ đang duy trì số lượng lớn quân cùng hàng loạt thiết bị và vũ khí hiện đại tại căn cứ quân sự ở tỉnh Okinawa Nhật Bản.
Hồi cuối năm 2013, Mỹ tiếp tục điều 6 "sát thủ săn ngầm" P-8A đến Nhật Bản nhằm phong tỏa biển Hoa Đông trước những đe dọa từ Bắc Kinh đối với Tokyo. Ông Hiroshi Takeda - Tư lệnh lực lượng phòng vệ Okinawa cho hay, căn cứ không quân Kadena thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản đã được lựa chọn để triển khai 6 "sát thủ săn ngầm" P-8A của Mỹ.
Trước một TQ ngày càng hung hăng, liên minh Mỹ-Nhật đã quyết định tăng cường giám sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và giúp ASEAN nâng cao khả năng giám sát biển.
Theo truyền thông Nhật Bản đầu tháng Năm vừa qua, Mỹ đã phác thảo các kế hoạch liên quan tới các hoạt động của máy bay không người lái tại Nhật. Theo đó, 2 trong số 3 máy bay Global Hawk hiện đang đóng tại căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam sẽ được triển khai tới căn cứ Misawa tại tỉnh Aomori (Nhật Bản) vào cuối tháng này.
Không chỉ tăng cường giám sát quân sự đối với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, Nhật Bản và Mỹ còn có kế hoạch hỗ trợ các nước thành viên ASEAN tăng cường giám sát trên Biển Đông.
Tờ Yomiuri Shimbun ngày 19/4, cho hay Mỹ và Nhật sẽ cung cấp tàu tuần tra cho các nước thành viên ASEAN và hỗ trợ huấn luyện quan chức và thành viên thuộc lực lượng tuần duyên của các quốc gia này.
Nằm trong chiến lược tăng cường ảnh hưởng và kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc tại khu vực Đông Bắc Á, với Đông Nam Á, Philippines cũng được Mỹ coi là đồng minh đặc biệt - là yết hầu có thể ngăn chặn sự hung hăng và hiếu chiến của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Tổng thống Obama (trái) bắt tay người đồng cấp Philippines Aquino
Vừa qua Mỹ quyết định tăng cường hiện diện quân sự ở Philippines bằng Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) ký ngày 28/4 cho phép Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn ở Philippines nhưng "không nhằm khống chế Trung Quốc".
Trên phương diện chung, EDCA cho phép Mỹ tiếp cận nhiều căn cứ quân sự của Philippines, gồm cả quân cảng Subic mà quân đội Mỹ phải rút khỏi hồi năm 1992 do phản đối của người dân địa phương và một quân cảng tiếp vận quan trọng ở tỉnh Palawan giáp Biển Đông.
EDCA còn cho phép binh sĩ, chiến hạm và chiến đấu cơ của Mỹ hiện diện luân phiên dài hạn hơn ở Philippines, bên cạnh đơn vị cố vấn chống khủng bố 700 người đóng tại miền nam nước này lâu nay. Ngoài ra, Mỹ cũng được phép triển khai tại các căn cứ hiện có của Philippines các phương tiện và thiết bị cứu trợ nhân đạo và hỗ trợ khắc phục thiên tai.
Đổi lại, hiệp định cho phép Philippines mua sắm khí tài quân sự cũng như xây dựng hạ tầng để triển khai các phương tiện này một cách dễ dàng hơn. Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Batino nói rằng thỏa thuận sẽ "giúp Manila có được phương tiện quốc phòng đáng tin cậy tối thiểu". Còn thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định EDCA là "nền tảng hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Ngoài mối quan hệ thân thiết của Mỹ tại Đông Bắc Á và Đông Nam Á, Mỹ còn tiếp tục nỗ lực củng cố quan hệ đồng minh với Papua New Guinea, New Zealand và Australia.
Theo Đất Việt