Mỹ, Philippines quan ngại hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 8/4 (giờ Mỹ), Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho biết nước này và Philippines bày tỏ quan ngại trước các hành động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington D.C. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ngày 8/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin, Jr.
Tại cuộc điện đàm, ngoại trưởng hai nước bày tỏ mối quan ngại chung trước hoạt động tập trung các tàu dân quân biển của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có khu vực đá Ba Đầu (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đồng thời tái khẳng định lời kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) về Biển Đông chiểu theo Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) 1982. Hai ông Blinken và Locsin cũng hoan nghênh việc tăng cường hợp tác song phương và đa phương về vấn đề Biển Đông.
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 8/4, trả lời các câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước các diễn biến gần đây trên Biển Đông và các vấn đề liên quan, trong đó có việc nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông và bảo vệ, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, trên các vùng biển Việt Nam phù hợp với các quy định, luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Người Phát ngôn cũng nêu rõ: “Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, trong khu vực và của cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, kiên trì, thiện trí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 có ý nghĩa quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu nói trên.
Việt Nam kêu gọi các nước đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông; thiện trí thực hiện luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên khu vực Biển Đông”.
Ngày 7/4, Philippines tiếp tục gửi công hàm phản đối hiện diện của tàu Trung Quốc ở vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền, thực hiện đúng cảnh báo của Manila trước đó về “mỗi ngày gửi một công hàm” nếu Bắc Kinh không chịu rút tàu khỏi khu vực này.
Trên tài khoản cá nhân mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Locsin thông báo việc nước này vừa gửi tiếp một công hàm tới phía Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc phản đối bằng công hàm này sẽ được thực hiện hàng ngày nếu như những tàu thuyền Trung Quốc kia thực sự đang có hoạt động đánh bắt.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh hai thượng nghị sĩ Philippines mới đây kêu gọi nước này đoàn kết với ASEAN và đồng minh phương Tây để chống lại hành xử gây hấn tiếp diễn của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp. Một trong hai người này cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục “phớt lờ” các công hàm phản đối từ Manila.
Hôm 5/5, Bộ Ngoại giao Philippine ra thông báo nhấn mạnh: Manila yêu cầu Trung Quốc rút các tàu cá và những tài sản hàng hải khác khỏi khu vực đá Ba Đầu… Sau mỗi một ngày trì hoãn, Philippines sẽ gửi công hàm ngoại giao phản đối.
Việt Nam theo dõi sát tình hình bãi Ba Đầu
Việt Nam đang theo dõi sát tình hình trên Biển Đông, trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa.
"Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông, bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo hôm nay.
Tàu Trung Quốc kết thành hàng dài tại đá Ba Đầu gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Maxar .
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về tình hình tại đá Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines và nhiều nước khác gần đây liên tục lên tiếng phản đối việc hơn 200 tàu vỏ sắt Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá ngầm này mà không đánh bắt dù trời trong xanh và thời tiết thuận lợi.
Trong cuộc họp báo hai tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, bà Hằng nói.
Lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế, người phát ngôn cho hay. VTV hôm 4/4 đưa tin tàu hộ vệ Quang Trung của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tổ chức diễn tập các tình huống chiến đấu, phối hợp với trực thăng săn ngầm tại quần đảo Trường Sa.
"Trên các đảo của quần đảo Trường Sa, công tác sẵn sàng chiến đấu cũng được thực hiện ở cấp độ cao nhất. Trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, ở từng vị trí, mỗi cán bộ chiến sĩ đều ra sức rèn luyện", VTV cho biết thêm.
Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: Tạ Lư.
Việt Nam yêu cầu các hãng thời trang tôn trọng chủ quyền Việt Nam phản đối mọi hình thức tuyên truyền sai sự thật lịch sử ở Biển Đông, khi nói về việc các hãng thời trang dùng bản đồ có "đường lưỡi bò". "Mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá nội dung trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế đều không có giá trị, không thay đổi được thực tế...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, bé trai 5 tuổi tử vong thương tâm ở Malaysia: Chia sẻ đẫm nước mắt của người bố

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Rò rỉ sản phẩm collab giữa Justin Bieber và "đỉnh lưu 13 năm tù", bản gốc từng tạo nên cơn sốt... thèm ăn
Nhạc quốc tế
14:41:25 04/05/2025
Cuộc đua AI trong thiết bị tiêu dùng: Cá nhân hóa lên ngôi, định hình lại phong cách sống
Thế giới số
14:40:59 04/05/2025
Thám Tử Kiên nhận bão 1 sao, vượt ngưỡng mong chờ cả khán giả vẫn bị nói chưa đủ
Phim việt
14:39:38 04/05/2025
Rượt đuổi, ẩu đả gây náo loạn ở Biên Hoà
Pháp luật
14:37:28 04/05/2025
Jack ngoại lệ Vbiz, nuôi tóc dài tái xuất 'đè bẹp' drama, fan phá rào đuổi theo?
Sao việt
14:37:08 04/05/2025
5 tác hại khi lạm dụng sơn móng tay
Làm đẹp
14:32:26 04/05/2025
Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công
Tin nổi bật
14:31:49 04/05/2025
Luật sư Hà 'bị réo' tham vấn luật nổi nhất 'Tóp tóp' lộ quá khứ bán cá ít ai ngờ
Netizen
14:24:46 04/05/2025
BMW hé lộ hình ảnh về dòng xe điện thể thao và hiệu suất cao mới
Ôtô
14:24:22 04/05/2025
Bajaj Dominar 400 2025 - cruiser quá chất, giá lại chỉ 69 triệu đồng!
Xe máy
14:17:15 04/05/2025