Mỹ-Philippines lập tuyến phòng thủ ngăn Trung Quốc vươn tới đảo Guam
Manila và Washington sẽ thiết lập một tuyến phòng thủ nhằm kiềm chế Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương và ngăn chặn Bắc Kinh đe dọa các cơ sở quân sự Mỹ ở đảo Guam, giới phân tích cho hay.
Hình ảnh cho thấy Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo trên bãi đá Tư Nghĩa, thuộc quần đảo Trường Sa. (Ảnh: SMH)
Mỹ sẽ có thể sử dụng ít nhất 8 căn cứ quân sự tại Philippines và điều binh sĩ, máy bay quân sự và chiến hạm luân phiên tới đóng quân theo một thỏa thuận quân sự kéo dài 10 năm ký hồi tháng 4 năm ngoái.
Hai trong số 8 căn cứ này sẽ cho phép Lầu Năm Góc triển khai nhanh tới quần đảo Trường Sa tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bồi đắp và tăng cường quân sự trái phép. Các căn cứ quân sự còn lại sẽ là các tiền đồn quan trọng cho phép Mỹ giám sát và hạn chế các bước tiến của quân đội Bắc Kinh.
Hiện các kế hoạch hợp tác quốc phòng đang trong quá trình xây dựng tại thủ đô Washington, Mỹ nhằm trực tiếp thách thức yêu sách ngang ngược trên Biển Đông của Trung Quốc thông qua các tàu chiến và máy bay, đồng thời ngăn cản quân đội Trung Quốc vượt Thái Bình Dương, các nhà phân tích cho hay.
Trung Quốc đã bồi đắp trên 800 ha trên 7 bãi đá ở Trường Sa ở Biển Đông, nơi Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền.
“Người Mỹ biết rằng họ chính là mục tiêu cuối cùng. Một khi Trung Quốc củng cố được vị thế của mình trên quần đảo Trường Sa, họ sẽ tiến đến chuỗi đảo tiếp theo: Đó chính là Guam”, ông Jose Custodio, chuyên gia tham vấn của quân đội Philippines, người cũng từng cố vấn cho một công ty quốc phòng Mỹ hợp tác với Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, nhận định.
Đảo Guam ở phía tây Thái Bình Dương là cảng nhà của một hạm đội tàu ngầm Mỹ, đồng thời là một căn cứ chiến lược của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, chuyên hoạt động tại biển Thái Bình Dương.
Theo tờ Inquirer, sách trắng quốc phòng mới được công bố của Trung Quốc “bóng gió” rằng Mỹ chính là đối thủ của nước này khi đề cập đến “một số nước bên ngoài khu vực” đang “can thiệp vào các vấn đề trên Biển Đông”.
Xóa bỏ các căn của Mỹ là sai lầm
Video đang HOT
Mỹ cũng từng có các căn cứ quân sự thường trực tại Philippines, một trong số đó nằm tại vịnh Subic.
Subic, nằm ở phía bắc thủ đô Manila, là căn cứ lớn nhất của quân đội Mỹ nằm bên ngoài nước này, rộng tới 678 km2, có thể so sánh với diện tích của quốc đảo Singapore. Tuy nhiên, đến năm 1992, nước chủ nhà đã lấy lại các căn cứ quân sự này, Subic từ đó được chuyển đổi thành một khu kinh tế, nhưng các tàu hải quân của Mỹ vẫn tiếp tục cập bến tại đây.
Một căn cứ khác của Lầu Năm Góc tại Philippines là Clark, hiện đã trở thành một sân bay quân sự nhưng vẫn là nơi các máy bay trinh sát Mỹ cất cánh và hạ cánh. Tờ Inquirer của Philippines cho hay các máy bay trinh sát P8-A Poseidon của Mỹ, từng bị Trung Quốc xua đuổi bằng 8 lần phát cảnh báo khi phi cơ này bay qua quần đảo Trường Sa, đã cất cánh tại nơi đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói rằng việc xóa bỏ các căn cứ của Mỹ là một sai lầm. “Nếu người Mỹ không rời đi, chúng ta sẽ không ở trong tình huống khó khăn như thế này”, ông nói.
Theo ông Gazmin, Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể tới gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Zambles của Philippines nếu quân đội Mỹ vẫn có mặt tại Subic.
Người Mỹ khi đó đã sử dụng Scarborough như một “vùng ảnh hưởng”, ông Gazmin nói.
Kể từ năm 2012, sau một cuộc đối đầu hải quân căng thẳng với Philippines, Trung Quốc đã thiết lập thế phong tỏa quanh Scarborough/Hoàng Nham, xua đuổi các ngư dân Philippines.
Ông Custodio cho rằng một khi các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa đi vào hoạt động và khi Mỹ ổn định, một tuyến phòng thủ sẽ hình thành ở Biển Đông.
Thoa Phạm-An Bình
Theo Dantri/ST
Trung Quốc lộ rõ tham vọng và hăm dọa trong sách trắng quốc phòng
Không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia, sách trắng quốc phòng của Trung Quốc được công bố ngày 26/5 đã lộ rõ tham vọng bành trướng sức mạnh ra các vùng biển, đồng thời ẩn chứa nhiều cảnh báo, hăm dọa tới các quốc gia láng giềng có tranh chấp chủ quyền.
Đây chính là nhận định của nhiều chuyên gia và tờ báo lớn trong khu vực, sau khi Bắc Kinh lần đầu công bố sách trắng về chiến lược quân sự, công khai định hướng phát triển của quân đội nước này trong thời gian tới.
Sách trắng quốc phòng 2015 của Trung Quốc lộ dõ ý đồ bành trướng sức mạnh quân sự trên biển (Ảnh: AP)
Tờ Nikkei của Nhật khẳng định " Sách trắng nêu bật tham vọng vươn khơi xa" của quân đội Trung Quốc. "Quân đội Trung Quốc từ lâu đã lên kế hoạch cho chiến tranh trên bộ, nhưng chính sách quân sự mới nhất của nước này cho thấy một sự dịch chuyển, hướng tới trở thành cường quốc hải quân. Được công bố ngày 26/5, sách trắng đã lần đầu đề cập tới khả năng xảy ra đụng độ trên biển", bài báo viết.
Phát biểu trước báo giới, thượng tá Wang Jin của quân đội Trung Quốc khẳng định Trung Quốc không thể bảo vệ mình một cách hiệu quả chỉ bằng cách tập trung vào vùng nước ven bờ.
Sách trắng nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng tới một sự kết hợp giữa "phòng thủ xa bờ" và "bảo vệ các vùng biển mở".
"Với việc đề cập tới "các vùng biển mở", Trung Quốc muốn ám chỉ tới Tây Thái Bình Dương, một khu vực được xem như sống còn với an ninh của nước này", Nikkie nhận định. "Bắc Kinh đang ám chỉ khả năng sẽ phát sinh rắc rối với Mỹ tại đây, bao gồm cả Biển Đông".
Từ Ấn Độ, tờ Tin nhanh Ấn Độ khẳng định với việc công bố sách trắng, Trung Quốc đã "công khai chiến lược đầy hung hăng nhằm mở rộng sức mạnh hải quân, trong nỗ lực đầy quyết đoán nhằm tái định vị vai trò nước này đã đề ra cho bộ binh, hải quân và không quân".
Sách trắng về quốc phòng, được ra mắt tại Bắc Kinh, nhấn mạnh ý đồ của Trung Quốc trong việc trở thành một cường quốc biển và tái khẳng định kế hoạch mở rộng sự hiện diện tại các vùng biển mở trong quá trình khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông (Ảnh: US Navy)
Tờ báo cũng cho rằng Bắc Kinh đang ám chỉ tới Ấn Độ, nước thường xuyên lên tiếng ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông.
Tờ Business Insider của Mỹ thì khẳng định sách trắng của Trung Quốc đã phát đi cảnh báo mạnh mẽ tới Mỹ, Nhật và các quốc gia láng giềng châu Á.
"Đáng chú ý nhất, sách trắng đã chỉ cụ thể "Nhật Bản đang không từ bỏ một nỗ lực nào để né tránh các cơ chế hậu chiến tranh, hiện đại hóa quân đội và chính sách an ninh". Điều đó cho thấy rõ ràng suy nghĩ của Trung Quốc và họ còn bổ sung rằng việc này "gây quan ngại sâu sắc cho các quốc gia khác trong khu vực", tờ báo Mỹ phân tích.
Cũng tại văn bản này, Trung Quốc đã đưa ra một cảnh báo mạnh mẽ về "các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc.
Sách trắng cũng bộc lộ rõ ràng quan điểm và chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông với tuyên bố: "Về các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc, một vài quốc gia láng giềng ngoài khơi xa đang có hành động khiêu khích và tăng cường hiện diện quân sự trên các đảo và bãi đá của Trung Quốc mà họ xâm chiếm trái phép.
Một số quốc gia bên ngoài cũng đang bận rộn với việc xen vào vấn đề tại Biển Đông; một số rất nhỏ thì có những hoạt động do thám, tình báo tầm gần trên không và trên biển chống Trung Quốc. Do đó, nhiệm vụ lâu dài của Trung Quốc là bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải của mình".
Tài liệu này khẳng định không quân Trung Quốc sẽ không chỉ tập trung vào nhiệm vụ phòng thủ không phận mà chuyển sang vừa phòng thủ vừa tấn công, và nâng cao năng lực phòng không. Còn hải quân của Trung Quốc sẽ chuyển trọng tâm từ "phòng thủ vùng biển ngoài khơi" sang "bảo vệ các vùng biển mở".
Tờ Strait Times dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, chiến lược vừa được công bố thể hiện sự tự tin ngày càng tăng của Trung Quốc vào quá trình hiện đại hóa quân đội.
"Trung Quốc giờ đây cảm thấy rằng những khu vực họ cần bảo vệ đã tăng lên - và họ không còn bị kìm chân bởi những hạn chế về mặt quân sự", tiến sỹ Wang Xiangsui, đến từ đại học Beihang nói. Giờ khi các lực lượng đã mạnh hơn, việc họ tăng cường năng lực và các khu vực hiện diện là điều tự nhiên.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Quân đội Nhật Bản lần đầu tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ, Úc Thông báo của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ngày 26/5 cho biết nước này sẽ cử 40 quan chức và binh sĩ tham gia cuộc tập trận, vốn có sự tham dự của 30.000 lính Mỹ và Úc vào đầu tháng 7 tới. Binh sĩ Nhật Bản trong một cuộc tập trận (Ảnh: AP) Cuộc tập trận mang tên "The Talisman Sabre...