Mỹ, Philippines chuẩn bị diễn tập quy mô lớn
Từ ngày 18-9, quân đội Philippines và lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ sẽ bắt đầu tổ chức cuộc diễn tập thường niên mang tên Phiblex 2014 tại Philippines với sự tham gia của khoảng 2.300 binh lính của cả 2 nước.
Cuộc diễn tập huấn luyện không quân, bộ binh và đổ bộ song phương này sẽ kéo dài trong 3 tuần tại các doanh trại và cơ sở huấn luyện quân sự ở Luzon, bao gồm Bộ tư lệnh giáo dục và huấn luyện hải quân ở San Antonio, Zambales; Thung lũng Crow ở Capas, Tarlac; Căn cứ hải quân đánh bộ Gregorio Lim ở Ternate, Cavite; Doanh trại hải quân đánh bộ Rudiardo Brown ở Manila; và tại căn cứ không quân Basa và căn cứ Clark ở Pampanga.
Trong khuôn khổ cuộc diễn tập, binh lính thuộc đơn vị viễn chinh hải quân đánh bộ số 13 và lữ đoàn viễn chinh hải quân đánh bộ số 3 thuộc lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ sẽ phối hợp với các đơn vị hải quân, không quân và lục quân Philippines tiến hành các hoạt động trao đổi chuyên môn.
Lực lượng Mỹ và Philippines tham gia diễn tập Phiblex 2013
Video đang HOT
Trung úy Vince Edward C. Salmingo, phát ngôn viên lực lượng Philippines tham gia diễn tập Phiblex 2014, cho biết cuộc diễn tập này được tổ chức nhằm cải thiện khả năng phối hợp tác chiến, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu trên biển Đông và tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, hoặc các sự kiện bất thường khác trong khu vực.
Ông còn cho biết diễn tập Phiblex cũng sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống cho nhân dân địa phương và tạo nên mối quan hệ công tác và sinh hoạt sôi động giữa lực lượng hải quân đánh bộ Philippines và Mỹ.
“Cuộc diễn tập huấn luyện song phương này, bao gồm các khoa mục diễn tập lập kế hoạch tham mưu, huấn luyện chiến trường và các dự án hỗ trợ nhân đạo và dân sự, sẽ duy trì và củng cố cơ sở và khuôn khổ cho một lực lượng song phương để đối phó nhanh chóng và hiệu quả với các cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực biển Đông”, ông Salmingo cho biết.
Theo ANTD
Triều Tiên dọa triển khai quân tới khu công nghiệp Kaesong
Ngày 25-7, trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên Park Chol-su cho biết, nước này sẽ triển khai quân đội tại khu công nghiệp chung Kaesong, nếu các cuộc đàm phán hiện đang diễn ra với Hàn Quốc về việc mở lại khu công nghiệp này thất bại.
Ông tuyên bố như vậy sau khi phái đoàn 2 bên kết thúc vòng đàm phán thứ 6 tại Kaesong, mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào và cũng không thống nhất được thời gian tổ chức các cuộc đàm phán tới.
Ngay khi rời phòng đàm phán, ông Park Chol-su đã bất ngờ tới phòng báo chí tại Kaesong và nói với các phóng viên Hàn Quốc rằng cuộc đàm phán cấp làm việc này "có nguy cơ đổ vỡ."
"Nếu số phận của khu công nghiệp chung Kaesong cũng bị đổ vỡ theo cách này, thì sẽ khó tránh khỏi việc các doanh trại quân đội được khôi phục tại đây," ông cho biết, đề cập đến khả năng sẽ đóng cửa vĩnh viễn tuyến đường bộ qua biên giới tại khu vực phía tây này.
Cửa khẩu Kaesong đang bị phong tỏa
Trong khi đến phòng báo chí, phái đoàn Triều Tiên đã trao cho các phóng viên Hàn Quốc các bản thảo copy về tất cả các đề xuất mà họ đã đưa ra trong cuộc đàm phán này.
Trưởng phái đoàn đàm phán Triều Tiên nhấn mạnh rằng, nước này có thể tự vận hành khu công nghiệp chung này mà không cần sự giúp đỡ từ Seoul.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng, tuyên bố của Triều Tiên về sự đổ vỡ thực sự của các cuộc đàm phán này là "vô cùng đáng tiếc."
Hàn Quốc đã từ chối bỏ cuộc và cảnh báo rằng họ sẽ buộc phải có "những hành động kiên quyết" trừ khi Triều Tiên chấp nhận yêu cầu của họ, đảm bảo chắc chắn rằng khu công nghiệp này sẽ không bao giờ bị đơn phương đóng cửa lần nữa.
Theo ANTD
Cắt đường tiếp tế, Trung Quốc sẽ phải rút lui Ngày 3/5, Tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ Bikram Singh đã hội kiến với Thủ tướng Ấn Độ và các Bộ trưởng trong nội các, để trình bày phương án xử lý sự kiện quân đội Trung Quốc xâm nhập sâu vào lãnh thổ Ấn Độ ở khu vực Ladakh. Ngày 15-4 vừa qua, quân đội Trung Quốc đã xâm nhập sâu...