Mỹ phê duyệt vaccine Pfizer
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 của Pfizer, sử dụng cho nhân viên y tế tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão.
Quyết định đưa ra ngày 11/12, được coi là bước ngoặt mang tính lịch sử trong đại dịch đã cướp đi sinh mạng hơn 290.000 người Mỹ. Với quyết định này, Mỹ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới phê duyệt vaccine Pfizer sử dụng khẩn cấp.
FDA đã thông báo đến các quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cùng Chiến dịch Thần tốc để họ kịp thời thực hiện kế hoạch phân phối. Đối tượng được ưu tiên dùng vaccine là nhân viên y tế, lao động tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão. Song việc triển khai sẽ đối mặt với các thách thức đáng kể về mặt hậu cần do các mũi tiêm cần được bảo quản và vận chuyển trong tủ đông siêu lạnh.
Hồi tháng 7, chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD để mua 100 triệu mũi vaccine của Pfizer, đủ dùng cho khoảng 50 triệu người. Đây được coi là thỏa thuận vaccine lớn nhất từ trước đến nay. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cho biết sẽ triển khai chiến dịch tiêm phòng hoàn toàn miễn phí cho công dân.
Mỗi bang cùng với 6 thành phố lớn đã đệ trình lên chính phủ danh sách các địa điểm tiêm chủng, chủ yếu là các bệnh viện.
Mỹ phê duyệt vaccne Pfizer
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 của Pfizer, sử dụng cho nhân viên y tế tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão.
Quyết định đưa ra ngày 11/12, được coi là bước ngoặt mang tính lịch sử trong đại dịch đã cướp đi sinh mạng hơn 290.000 người Mỹ. Với quyết định này, Mỹ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới phê duyệt vaccine Pfizer sử dụng khẩn cấp.
Video đang HOT
FDA đã thông báo đến các quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cùng Chiến dịch Thần tốc để họ kịp thời thực hiện kế hoạch phân phối. Đối tượng được ưu tiên dùng vaccine là nhân viên y tế, lao động tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão. Song việc triển khai sẽ đối mặt với các thách thức đáng kể về mặt hậu cần do các mũi tiêm cần được bảo quản và vận chuyển trong tủ đông siêu lạnh.
Hồi tháng 7, chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD để mua 100 triệu mũi vaccine của Pfizer, đủ dùng cho khoảng 50 triệu người. Đây được coi là thỏa thuận vaccine lớn nhất từ trước đến nay. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cho biết sẽ triển khai chiến dịch tiêm phòng hoàn toàn miễn phí cho công dân.
Mỗi bang cùng với 6 thành phố lớn đã đệ trình lên chính phủ danh sách các địa điểm tiêm chủng, chủ yếu là các bệnh viện.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine Pfizer- BioNTech ở Cardiff, Wales, tháng 12/2020. Ảnh: NY Times
Trước đó, trong buổi họp ngày 10/12, hội đồng cố vấn về vaccine của FDA đã bỏ phiếu để đi đến quyết định này, trong đó 17 phiếu chấp thuận phê duyệt vaccine Pfizer, 4 phiếu không đồng thuận hoặc để trắng.
Trong cuộc họp, các thành viên hội đồng cố vấn đã đặt câu hỏi với chuyên gia vaccine của Pfizer về độ hiệu quả 95% của vaccine trong thử nghiệm giai đoạn cuối. Một số thành viên bày tỏ lo ngại hãng chưa cung cấp đủ dữ liệu từ những người 16 đến 17 tuổi, cho thấy vaccine có tác dụng bảo vệ. Song, ủy ban vẫn kết luận lợi ích của sản phẩm vượt qua các rủi ro tiềm tàng.
Ngày 18/11, Pfizer báo cáo hoàn tất thử nghiệm lâm sàng, công bố vaccine có hiệu quả 95% và không để lại tác dụng phụ đáng kể. Hãng và đối tác BioNTech bắt đầu nghiên cứu về sản phẩm kể từ tháng 1/2020, ngay sau khi Trung Quốc phân lập được trình tự gene của nCoV.
Hôm 8/12, FDA đã đưa ra phân tích độc lập, công nhận sản phẩm hoạt động tốt bất kể chủng tộc, cân nặng hay tuổi tác. Tác dụng phụ điển hình là sưng tại vùng tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp và sốt. Đây là biểu hiện thông thường khi tiêm các loại vaccine. Phản ứng có hại, nghiêm trọng hơn khá hiếm gặp, thường xảy ra sau mũi thứ hai và ít gặp ở người trên 55 tuổi.
Chính phủ Anh đã đặt mua 40 triệu mũi vaccine Pfizer, nhận được các lô hàng đầu tiên hôm 6/12. Hai ngày sau Anh bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng với tên gọi V-day (Ngày Vaccine). Các lô vaccine đầu tiên được chuyển tới 50 trung tâm y tế. Đối tượng ưu tiên bao gồm người từ 80 tuổi trở lên, nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà và các y bác sĩ tuyến đầu của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).
Ngày 10/12, Canada cũng chấp thuận khẩn cấp vacicne Pfizer, dự kiến chỉ tiêm cho người trên 16 tuổi. Chính phủ Canada đã đặt hàng 6 triệu mũi vaccine Pfizer, đủ dùng cho khoảng 3 triệu người. Lô hàng 249.000 mũi tiêm đầu tiên được chuyển đến nước này từ các nhà máy ở Mỹ và Bỉ.
Trước đó, Bahrain cũng phê duyệt vaccine Pfizer.
Trump thúc giục FDA sớm phê duyệt vaccine Covid-19
Trump gây áp lực lên cơ quan quản lý dược phẩm để nhanh chóng phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech trong lúc Mỹ sẵn sàng tiêm chủng diện rộng.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) "vẫn là một con rùa to, già và chậm chạp. Đưa vaccine ra ngoài ngay, tiến sĩ Stephen Hahn. Dừng chơi đùa và cứu mạng người khác đi!", Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter ngày 11/12.
Trước đó, Washington Post đưa tin Nhà Trắng yêu cầu tiến sĩ Hahn, người đứng đầu FDA, nộp đơn từ chức nếu cơ quan này không thông qua vaccine Covid-19 vào cuối ngày 11/12. Tiến sĩ Hahn bác thông tin này.
Tổng thống Trump tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ngày 11/11. Ảnh: Reuters .
Một ủy ban chuyên gia đã bỏ phiếu để cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của Pfizer và BioNTech, dự kiến diễn ra trong vài ngày, trong lúc FDA đang giải quyết các vấn đề chi tiết vào giờ chót với đơn vị phát triển, gồm tờ thông tin cho các bác sĩ. FDA cho biết muốn cảnh báo những người mắc chứng dị ứng nghiêm trọng cần tránh tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech.
Việc Trump "chính trị hóa tiến trình khoa học" bị nhận định có thể suy giảm niềm tin vào vaccine tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 302.000 ca tử vong. Chưa rõ Mỹ có sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 sớm hơn kế hoạch một hoặc hai ngày hay không. Các công dân đầu tiên được tiêm là người cao tuổi tại viện dưỡng lão và nhân viên y tế, dự kiến vào ngày 14 hoặc 15/12.
Mỹ kỳ vọng tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 20 triệu người trong tháng 12. Chính phủ Mỹ ngày 11/12 cho biết họ đang mua thêm 100 triệu liều vaccine do Moderna phát triển, trong lúc một số nguồn tin cho biết giới chức đã đặt hàng thêm vaccine của Pfizer-BioNTech.
Thương vụ với Moderna nâng số liều vaccine Mỹ đặt hàng công ty này lên 200 triệu, đủ tiêm cho 100 triệu người theo phác đồ hai mũi, dù giới chức chưa thông qua việc sử dụng vaccine của hãng này.
Trong khi đó, hai hãng dược phẩm Sanofi của Pháp và GSK thông báo hoãn ra mắt vaccine tới cuối năm 2021, sau khi thử nghiệm cho thấy phản ứng miễn dịch thấp ở nhóm người cao tuổi. Chính phủ Australia đình chỉ chương trình phát triển vaccine Covid-19 của Đại học Queensland vì ảnh hưởng tới xét nghiệm HIV.
Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 218 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 71 triệu ca nhiễm, gần 1,6 triệu ca tử vong. Đại dịch khiến các quốc gia dồn nguồn lực chưa từng có để phát triển vaccine trong thời gian nhanh nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo Giáng sinh năm nay có thể thành kỳ lễ "đẫm nước mắt" nếu mọi người không cảnh giác với nCoV.
Thêm một nước cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech Ngày 10/12, Saudi Arabia đã cấp phép sử dụng với vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech, trở thành quốc gia thứ 2 tại vùng Vịnh sau Bahrain "bật đèn xanh" cho sản phẩm này. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN SPA, hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia, dẫn một thông báo nêu rõ Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm...