Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ
Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.
Tarlatamab, được bán trên thị trường với tên thương mại Imdelltra, là liệu pháp miễn dịch nhắm mục tiêu sử dụng kháng thể đặc hiệu để gắn vào tế bào ung thư và tế bào miễn dịch, từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt ung thư.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn giữa được công bố năm ngoái trên Tạp chí Y học New England cho thấy Imdelltra giúp thu nhỏ đáng kể khối u ở 40% bệnh nhân được điều trị với liều lượng 10mg tarlatamab được truyền qua đường tĩnh mạch 2 tuần/lần.
Tuy nhiên, FDA yêu cầu Amgen phải hoàn thành thêm một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn hơn để xác nhận hiệu quả và độ an toàn của Imdelltra trước khi được phê duyệt đầy đủ.
Hiện tại, Imdelltra có giá 31.500 USD cho liệu trình đầu và 30.000 USD cho các liệu trình tiếp theo. Chi phí điều trị cho một năm có thể lên tới 781.500 USD.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của Imdelltra là hội chứng giải phóng cytokine, có thể gây ra các phản ứng miễn dịch nghiêm trọng.
Với tiềm năng cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối, Imdelltra được đánh giá cao như một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn. Amgen cũng đang nghiên cứu ứng dụng Imdelltra cho bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn đầu. Các nhà phân tích dự đoán Imdelltra có thể mang lại doanh thu hơn 2 tỷ USD mỗi năm cho Amgen nếu nghiên cứu trên thành công.
Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư ác tính, xảy ra khi các tế bào gây ung thư phát triển mạnh mẽ trong các mô phổi. Các tế bào này tăng sinh nhanh chóng và khó có thể kiểm soát được, dần dần hình thành nên các khối u ác tính và có khả năng xâm lấn vào các bộ phận khác rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Đa số bệnh nhân được phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, khiến việc điều trị càng thêm phức tạp và tỷ lệ thành công thấp.
Xin cấp phép thuốc Leclaza làm liệu pháp đầu tiên điều trị ung thư phổi
Ngày 6/12, công ty dược phẩm Hàn Quốc Yuhan cho biết vào năm tới, công ty sẽ đề nghị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ cấp phép cho thuốc Leclaza do công ty này bào chế là liệu pháp điều trị đầu tiên cho bệnh nhân ung thư phổi.
Thuốc Leclaza (lazertinib) là một loại thuốc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) thế hệ thứ 3. Ảnh: Yuhan
Thuốc Leclaza (lazertinib) là một loại thuốc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) thế hệ thứ 3. Công ty Yuhan nêu rõ trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia, thuốc Leclaza ghi nhận thời gian sống thêm không tiến triển (PFS) là 20,6 tháng, tức là bệnh nhân không có triệu chứng bệnh trầm trọng hơn trong giai đoạn này. Thời gian trên lâu hơn so với PFS 9,7 tháng khi dùng thuốc điều trị NSCLC Iressa (gefitinib) do hãng AstraZeneca bào chế. Năm 2015, thuốc Iressa đã được FDA cấp phép là liệu pháp điều trị đầu tiên cho bệnh nhân NSCLC.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Seoul, Giám đốc điều hành của Yuhan, Cho Wook-je cho biết kết quả các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với Leclaza trên toàn cầu được đánh giá tích cực và cho thấy tiềm năng trở thành liệu pháp điều trị đầu tiên. Dự kiến vào năm 2023, công ty phối hợp với Janssen sẽ nộp đơn xin FDA Mỹ cấp phép để thuốc Leclaza trở thành liệu pháp điều trị đầu tiên cho bệnh nhân NSCLC.
Năm ngoái, thuốc Leclaza đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Hàn Quốc phê duyệt là liệu pháp điều trị thứ hai cho bệnh nhân khi phương pháp điều trị đầu tiên không hiệu quả. Hãng dược phẩm Janssen nắm quyền kinh doanh Leclaza trên toàn cầu.
Mỹ thử nghiệm phác đồ điều trị hội chứng COVID-19 kéo dài Ngày 8/5, Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cho biết sẽ bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra hiệu quả của các phác đồ điều trị tiềm năng đối với các hội chứng COVID-19 kéo dài, trong đó có rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập thể dục và mệt mỏi do gắng sức (PEM). Người...