Mỹ phê chuẩn phương pháp điều trị COVID-19 kết hợp hai kháng thể
Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ vừa cấp phép cho phương pháp kết hợp hai loại kháng thể của hãng dược Eli Lilly điều trị người bệnh COVID-19 có nguy cơ bị nặng.
Một cơ sở của hãng dược Eli Lilly tại thành phố Indianapolis, bang Indiana, Mỹ – Ảnh: WSJ
Theo báo Wall Street Journal (WSJ) phương pháp điều trị kết hợp hai loại thuốc được bào chế từ kháng thể của hãng dược Eli Lilly đã được FDA chính thức cấp phép lưu hành trong tối 9-2 giờ Mỹ.
Liệu pháp điều trị của Eli Lilly được dùng để điều trị những người bệnh COVID-19 có nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn, giúp họ tránh được nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong.
Quyết định cấp phép của FDA sẽ cho phép các bác sĩ điều trị người bệnh COVID-19 sử dụng kết hợp một loại kháng thể đơn dòng mới tên etesevimab với một loại thuốc kháng thể khác là bamlanivimab đã được FDA cấp phép năm ngoái.
Hỗn hợp hai loại thuốc này sẽ được tiêm vào tĩnh mạch người bệnh, có thể dùng cho những người có nguy cơ tiến triển bệnh COVID-19 nghiêm trọng, trong đó bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên và những người có bệnh lý nền.
Video đang HOT
Các kháng thể đơn dòng là những protein được chỉnh sửa để bắt chước khả năng chống lại các virus của hệ miễn dịch con người.
Hãng dược Regeneron Pharmaceuticals (Mỹ) cũng đã phát triển một loại thuốc điều trị COVID-19 dựa trên loại kháng thể tương tự này và cũng đã được FDA cấp phép trước đây.
Các hãng dược đang phát triển những loại thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể được cho sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm liệu pháp ứng phó với các biến thể virus corona mới xuất hiện.
Hãng dược Eli Lilly và hãng AbCellera Biologics (Canada) đồng phát triển thuốc bamlanivimab bắt nguồn từ mẫu máu lấy ở một trong những người bệnh mắc COVID-19 và đã khỏi đầu tiên của Mỹ.
Trong nghiên cứu tiến hành với 1.035 người sử dụng liệu pháp điều trị của Eli Lilly, kết hợp hai kháng thể đã giúp giảm tới 70% nguy cơ chết và nhập viện. Một số người bệnh gặp phải các tác dụng phụ như bị dị ứng.
Biến thể nCoV Anh tiếp tục đột biến
Biến thể nCoV B.1.1.7 của Anh có thêm đột biến mới là E484K. Đột biến này từng xuất hiện ở biến thể Nam Phi.
Các nhà khoa học tìm thấy đột biến này trên một số mẫu bệnh phẩm thu thập trong thời gian gần đây. 11 trường hợp ở Bristol và một cụm dịch 32 ca ở Liverpool. Đột biến E484K có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus.
"Như vậy, nó giúp nCoV vượt qua hàng rào miễn dịch sinh ra bởi vaccine", Francois Balloux, giáo sư sinh học, Đại học College London, cho biết.
Các chuyên gia đang thử nghiệm khẩn cấp vaccine đối với biến thể Nam Phi, dự kiến sẽ mở rộng chương trình sang các vùng ở Anh, nơi xuất hiện biến thể B.1.1.7 có cùng đột biến E484K. Giới khoa học không quá bất ngờ khi virus tiếp tục biến đổi. Thực tế, chúng luôn chuyển biến khi lây lan vào cá thể hoặc khu vực mới để thích nghi với môi trường. Một số đột biến không đáng lo ngại, số khác khiến virus lây lan nhanh, thậm chí chết chóc hơn.
Tiến sĩ Julian Tang, chuyên gia về virus tại Đại học Leicester, nhận định đây là "hiện tượng đáng lo, song không quá khác thường". Theo ông, điều quan trọng là người dân cần tuân thủ các quy định giãn cách xã hội, không tạo cơ hội để nCoV đột biến thêm.
"Nếu không, virus không chỉ tiếp tục lây lan mà còn tiến hóa thêm", ông nói.
Nhà nghiên cứu tại Đại học Aalborg ở Đan Mạch phân tích mẫu nCoV biến thể B.1.1.7, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.
Nếu tiếp tục lây lan, virus sẽ đạt đến ngưỡng thay đổi nhất định, tạo ra hàng loạt biến thể khác nhau lưu hành cùng một lúc. Các nhà khoa học đang kiểm tra xem E484K có tác động thế nào đối với vaccine. Một số nghiên cứu cho thấy nó giúp virus trốn tránh hệ kháng thể. Song kết quả thử nghiệm ban đầu của Moderna cho thấy các liều tiêm vẫn có thể bảo vệ người dùng. Dù vậy, phản ứng miễn dịch có thể không mạnh hoặc duy trì lâu.
Các chuyên gia cho biết ngay cả trong trường hợp xấu nhất, vaccine có thể được tinh chỉnh trong vài tháng để phù hợp với biến thể mới. Điều đáng chú ý là biến thể đang thay đổi theo cách tương tự nhau. Giáo sư Ravi Gupta, Đại học Cambridge, cho biết: "Đây là dấu hiệu cho thấy nCoV có một số hướng phát triển nhất định. Chúng tôi có thể tìm cách ngăn chặn con đường đó bằng vaccine".
Cựu Bộ trưởng Y tế Anh Jeremy Hunt định công tác tiêm chủng cần được đẩy nhanh hết mức có thể, đi trước virus. Ông cũng khuyến khích người dân thực hiện biện pháp rửa tay, giãn các xã hội, đeo khẩu trang để ngăn ngừa mắc bệnh.
Biến thể Anh được công bố tháng 12/2020, là nguyên nhân gây lây nhiễm vùng đông nam Anh thời gian đó. Các phân tích sơ bộ cho thấy biến thể nCoV của Anh có khả năng lây truyền cao hơn từ 56% đến 70% so với chủng cũ, khiến số trường hợp dương tính với virus tăng đột biến. Hơn 70 quốc gia đã xuất hiện biến thể này, trong đó có Việt Nam.
Biến thể Anh có 17 đột biến (nay phát hiện thêm một đột biến mới), tốc độ thay đổi để thích nghi với môi trường cũng nhanh hơn, theo quan sát của các nhà khoa học. Trong đó, đột biến tên gọi N501Y giúp virus dễ dàng bám vào tế bào người.
Khảo sát của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, người nhiễm biến thể mới bị đau cơ, đau họng, mệt mỏi và ho nhiều hơn so với trước đây. Điều này là do B.1.1.7 nhân lên và lây lan bên trong cơ thể nhanh chóng. Các bệnh nhân biểu hiện cùng lúc nhiều triệu chứng hơn, song trường hợp mất vị giác và khứu giác giảm. Đặc biệt, số người bị ho tăng lên khoảng 27% đến 35%.
Đợt dịch đang bùng phát tại Việt Nam 7 ngày qua, liên quan đến vùng dịch Hải Dương và Quảng Ninh rồi lây nhiễm 8 tỉnh thành khác, cũng do nhiễm biến thể Anh.
Ngoại trưởng Nga có kháng thể COVID-19 sau khi bị nhiễm thể nhẹ Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 18/1 cho biết ông đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thể nhẹ và giờ đã có kháng thể chống loại virus này trong người. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mắc COVID-19 thể nhẹ. Ảnh: AP Theo đài Sputnik, phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/1, Ngoại trưởng Lavrov cho hay: "Tôi đã có kháng thể COVID-19,...