Mỹ phẩy tay đã có thể “tiêu diệt” tàu ngầm hiện đại nhất của đối phương
Trung tuần tháng 11 vừa qua, Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ – Trung đã soạn thảo một bản báo cáo thường niên, trong đó có đề cập đến khả năng uy hiếp rất lớn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp “Tấn” của Trung Quốc.
Ngày 14/11 vừa qua, Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ – Trung đã đệ trình báo cáo thường niên lên Quốc hội Mỹ, không hiểu vì sao, một thời gian sau nội dung báo cáo này đã bị tiết lộ ra ngoài. Trong phân mục về tàu ngầm Trung Quốc, bản báo cáo cho rằng khả năng tấn công hạt nhân của tàu ngầm hạt nhân lớp “Tấn” trang bị tên lửa đạn đạo “Cự Lang-2″ (JL-2) của Trung Quốc sẽ trở thành sự uy hiếp to lớn cho Mỹ trong tương lai. Nhưng ngay lập tức, Tạp chí “Popular Mechanics” đã khẳng định Mỹ có rất nhiều phương án đối phó với loại tàu ngầm này, thậm chí có chuyên gia đã so sánh tiếng ồn của tàu ngầm lớp 094 còn lớn hơn loại tàu ngầm sản xuất theo công nghệ cách đây 20 năm của Nga, Mỹ chỉ cần “phẩy tay” cũng hạ gục được nó.
Tạp chí “Popular Mechanics” đã tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và đưa ra 4 phương pháp để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Đầu tiên, các vệ tinh của Mỹ sẽ tập trung trinh sát phát hiện tàu ngầm Trung Quốc rời cảng, tiếp theo, các tàu ngầm Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật “dĩ dật dãi lao” của chính Trung Quốc để chơi trò “mèo vờn chuột” với tàu ngầm Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Chuyên gia Hans Kristensen thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, các tàu ngầm tấn công Mỹ sẽ đợi sẵn tàu ngầm Trung Quốc ở lối ra Thái Bình Dương ngay từ khi nó bắt đầu có dấu hiệu ra khơi, lúc đó, quyền chủ động sẽ thuộc về Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Các tàu ngầm Mỹ sẽ chơi trò “mèo vờn chuột” với tàu ngầm Trung Quốc
Thứ 2: Tên lửa JL-2 có tầm bắn khoảng 4500 dặm Anh (tương đương 7242km), với tầm bắn này, từ duyên hải Trung Quốc không thể đe dọa đến lục địa của Mỹ. Tàu ngầm Trung Quốc phải đến được vùng biển phía tây Hawai 1000 hải lý (1609km) mới có thể uy hiếp được Los Angeles, còn nếu muốn đặt Washington vào tầm ngắm, chúng phải tiếp cận lãnh hải phía tây Mỹ khoảng 1500 hải lý (2414km). Mà đối với tàu ngầm Trung Quốc, làm sao để sinh tồn khi ra ngoài phạm vi lãnh hải của mình là vấn đề họ không thể tự quyết định được.
Lực lượng của Nhật và Mỹ triển khai bắt đầu từ lối ra Thái Bình Dương thừa sức phát hiện được tàu ngầm Trung Quốc, nếu chúng muốn tiếp cận gần hơn với lục địa nước Mỹ thì phải tránh được tất cả các “cặp mắt thần” mà Mỹ và Nhật giăng ra dọc khu vực này. Chuyên gia quân sự Christensen trích dẫn một báo cáo của Cục tình báo hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc chạy còn ồn hơn loại tàu ngầm Nga sản xuất theo công nghệ 20 năm trước. Ông khẳng định: “với tiếng ồn lớn như vậy, nó không thể che giấu được các hệ thống trinh sát chống ngầm của Mỹ, hơn nữa, lực lượng tàu ngầm Mỹ đã có hơn 60 năm kinh nghiệm huấn luyện và chiến đấu, tàu ngầm Trung Quốc khó mà sống sót được qua một thời gian dài tác chiến, muốn sống họ sẽ phải ngồi yên”.
Ngoài ra, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước thuộc “hệ thống giám sát âm thanh” chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô. Hiện nay, tuy số lượng các thiết bị cảm biến đã giảm xuống nhưng hệ thống tại Thái Bình Dương vẫn còn tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, chuyên dụng để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Trong kế hoạch phát triển các hệ thống săn ngầm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có một dự án phát triển vệ tinh giám sát hải dương phiên bản mới, các thiết bị nghe trộm dạng Robot sẽ được triển khai tại tất cả các vùng nước nông và nước sâu trên đại dương, có khả năng phát hiện và theo dõi toàn bộ các loại tàu ngầm động cơ thông thường và động cơ hạt nhân.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (094) của Trung Quốc không phải là
sự đe dọa ghê gớm với Mỹ
Cuối cùng, để chống lại sự uy hiếp của loại tên lửa JL-2, Mỹ sẽ sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai tại các căn cứ trên đất liền ở bang Alaska, ban đầu, căn cứ này được thành lập để đối phó với sự uy hiếp của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên. Ông Christensen tiết lộ, hệ thống phòng thủ tên lửa này chuyên dụng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm xa nhưng nó cũng có khả năng đánh chặn các tên lửa phóng từ tàu ngầm. Các hệ thống này sẽ phát hiện và đánh chặn tên lửa JL-2 ngay khi nó vừa được phóng đi, nếu trượt thì giai đoạn giữa và cuối đường bay sẽ do các tàu ngầm, tàu Aegis và các hệ thống phòng thủ tên lửa khác của Mỹ đảm nhiệm tiếp, JL-2 sẽ không thể làm tổn hại dù chỉ là một ngọn cỏ của nước Mỹ!
Theo ANTD
Nga mua thêm 30 chiếc Su-30SM
Bộ Quốc phòng Nga và tập đoàn sản xuất máy bay Irkut của nước này đã ký kết bản hợp đồng cung cấp thêm 30 chiếc chiến đấu cơ đa năng Su-30SM cho Không quân Nga vào năm 2016, theo RIA Novosti ngày 19.12.
Bản hợp đồng đầu tiên giữa Bộ Quốc phòng Nga và Irkut cung cấp 30 chiếc Su-30SM đến năm 2015 đã đạt được vào tháng 3.2012. Và Không quân Nga nhận được hai chiếc đầu tiên hôm 22.11 qua.
Chiến đấu cơ đa năng Su-30SM - Ảnh: Irkut
"Trong bản hợp đồng mới, Irkut sẽ sản xuất thêm 30 chiếc máy bay cùng loại cho Bộ Quốc phòng vào năm 2016, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố ngày 19.12.
Theo RIA Novosti, Sukhoi Su-30SM là phiên bản hai chỗ ngồi hiện đại nhất của Su-27UB và các dòng MKI cung cấp cho Ấn Độ.
Nó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ không chiến và cường kích hiệu quả với trang bị các loại vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao.
Theo TNO
Nhật triển khai hệ thống đánh chặn Patriot, phòng chống tên lửa Triều Tiên Theo hãng tin Kyodo, một tàu vận tải hải quân của Nhật đã mang các hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot đến hòn đảo Ishigaki ở phía Nam để ngăn chặn nguy cơ từ khu phóng tên lửa của Triều Tiên. Tàu chiến JSD Kunisaki đã chở hai hệ thống đánh chặn Patriot Advanced Capability-3 đến đảo Ishigaki nằm cách đảo Okinawa...