Mỹ phát triển vũ khí diệt tên lửa đạn đạo từ vũ trụ
Lầu Năm Góc đang phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa đa mục tiêu với công nghệ tối tân, có thể tiêu diệt các đầu đạn tên lửa đang bay trong vũ trụ.
Một hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ. Ảnh: Army Recognition
Trước những bước phát triển mạnh mẽ trong chương trình tên lửa của Nga và Trung Quốc, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) mới đây đã tái khởi động chương trình phát triển một loại vũ khí tối tân có thể tiêu diệt nhiều tên lửa đạn đạo cùng lúc với duy nhất một thiết bị từ mặt đất có tên MOKV (Multi-Object Kill Vehicle), theo National Interest.
Các tên lửa đạn đạo có ba giai đoạn hành trình: giai đoạn tăng độ cao bắt đầu từ lúc phóng đến khi động cơ đẩy sử dụng hết nhiên liệu giúp tên lửa xuyên qua bầu khí quyển; giai đoạn giữa là giai đoạn dài nhất khi tên lửa bay theo quỹ đạo parabol vào khoảng không vũ trụ, khi đạt độ cao tối đa đầu đạn sẽ được tách ra và dần mất độ cao; và giai đoạn cuối khi đầu đạn quay trở lại bầu khí quyển và thường lao tới mục tiêu trong thời gian chưa đến một phút (khác với tên lửa hành trình sử dụng động cơ phản lực để bay thấp và ngang mặt đất để tránh radar trước khi tấn công mục tiêu).
MOKV được thiết kể để tiêu diệt tên lửa ở giai đoạn giữa, khi tên lửa đang bay trên vũ trụ và đầu đạn bắt đầu tách ra. Trong giai đoạn này, khó khăn lớn nhất đối với các hệ thống đánh chặn hiện nay là các đầu đạn thường bị lẫn vào các mảnh vỡ thiên thạch đang trôi nổi với số lượng lớn trong vũ trụ.
Để giải quyết vấn đề này, MOKV được trang bị những bộ cảm biến và máy tính vi xử lý tốc độ cao, giúp nó phân biệt rõ đâu là đầu đạn tên lửa và đâu là mảnh vỡ thiên thạch.
Ngoài ra, MOKV có thể đồng thời tiêu diệt các tên lửa đạn đạo và tất cả những vật thể khả nghi xung quanh nó, nhằm đối phó với công nghệ nghi binh đầu đạn tên lửa ngày càng tinh vi của các đối thủ.
Trong kịch bản Mỹ bị tấn công, đối thủ có thể phóng nhiều đầu đạn thật, cùng những đầu đạn “mồi” để đánh lừa hệ thống phòng thủ. MOKV được cho là có khả năng tiêu diệt cả đầu đạn thật lẫn đầu đạn “mồi”, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các cơ sở, trang thiết bị, vũ khí của Mỹ.
Video đang HOT
Một tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ. Ảnh: Military
Do tính chất quan trọng của hệ thống MOKV, Lầu Năm Góc đã chọn những tên tuổi lớn nhất trong giới công nghệ quân sự là Raytheon, Lockheed Martin và Boeing làm nhà thầu phát triển chương trình này.
Trước đó, Lầu Năm Góc từng thử phát triển một dự án tương tự nhưng tạm hủy bỏ vào năm 2009 sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nhận xét rằng “có những thách thức đáng kể về mặt kỹ thuật và cần phải đánh giá lại nhu cầu này”.
Tuy nhiên, Steve Nicholls, giám đốc các chương trình công nghệ cao của tập đoàn sản xuất tên lửa Raytheon cho rằng đây chính là thời điểm nối lại chương trình tham vọng này. Đây thực chất chỉ là bước tiếp nối của Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (Strategic Defense Initiative – SDI), thường được gọi là “Chiến tranh giữa các vì sao”, do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đề xuất từ những năm 1980.
Ý tưởng của cố tổng thống Mỹ là xây dựng một khiên chắn hoàn toàn kín và vững chắc chống lại một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo ồ ạt từ Liên Xô vào Mỹ. Ý tưởng ban đầu được hình dung có quy mô rất phức tạp nhằm đưa lên quỹ đạo các trạm chiến đấu laser, những tấm gương rơ-le trên không gian, và những vệ tinh laser tia X mang bom hạt nhân.
Ông Doug Graham, phó tổng giám đốc phụ trách về công nghệ tên lửa của Lockheed Martin, gọi MOKV là bước tiến quan trọng nhằm thay đổi mức chi phí vốn rất cao của các hệ thống lá chắn tên lửa.
“Những kỹ sư của chúng tôi sẽ vận dụng lối tư duy đột phá để tạo ra một hệ thống có hiệu suất cực cao, hoạt động bên ngoài tầng khí quyển và bay với vận tốc hàng nghìn km/h”, ông Graham khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Sức mạnh Nga trên quảng trường Đỏ
Sáng 9.5, Nga tổ chức lễ duyệt binh rầm rộ tại quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, kỷ niệm 71 năm Ngày chiến thắng phát xít.
Màn trình diễn đẹp mắt của chiến đấu cơ MiG-29 và Su-27Reuters
Hãng Sputnik đưa tin có khoảng 10.000 binh sĩ thuộc nhiều quân, binh chủng đã có mặt tại quảng trường Đỏ.
Lễ duyệt binh năm nay tuy không hoành tráng bằng năm ngoái, song vẫn có sự tham gia của ít nhất 135 xe quân sự tối tân cùng nhiều vũ khí hiện đại như xe chiến đấu bộ binh BMP-3, Kurganets, xe bọc thép Typhoon, xe tăng T-90A... Nhiều vũ khí chủ lực của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cũng góp mặt là các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1, S-400 Triumph và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars.
Lần đầu tiên các nữ binh sĩ Nga được tham gia duyệt binh mừng Ngày chiến thắng phát xít AFP
Ngoài ra, hàng chục chiến đấu cơ và máy bay trực thăng quân sự tân tiến đã đem lại những màn trình diễn bắt mắt trên bầu trời Moscow. Trong số này có máy bay vận tải huyền thoại AN-124 Ruslan, máy bay vận tải quân sự mới IL-76MD và cả chiến đấu cơ Su-35 được Nga triển khai trong chiến dịch không kích chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, theo AFP.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi lòng trung thành và yêu nước của hàng triệu công dân Xô Viết, góp phần đem lại chiến thắng phát xít Đức, chấm dứt Thế chiến 2. Chủ nhân Điện Kremlin cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết chống khủng bố.
Không chỉ ở Nga, sự kiện mừng Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra đồng thời ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars RS-24, "xương sống" của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Reuters
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 Reuters
Các trực thăng quân sự Mi-8 và Mi-26 quần thảo trên bầu trời Reuters
3 chiếc máy bay vận tải đa nhiệm IL-76MD bay lượn trên bầu trời Moscow. Loại máy bay này chuyên chở thiết bị, quân dụng, lính dù với tải trọng có thể lên đến khoảng 50 tấn Reuters
Xe tăng T-90A tiến qua lễ đài Reuters
Danh Toại
Theo Thanhnien
Viễn cảnh quân đội tàng hình Các đời máy bay tàng hình thế hệ kế tiếp sẽ trở nên lợi hại hơn với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của siêu vật liệu giúp triệt tiêu sóng radar. Máy bay tàng hình X-47B không người lái của hải quân Mỹ - Ảnh: DARPA Giới khoa học gia và các nhà thầu quân sự Mỹ đang đổ hàng...