Mỹ phát triển vũ khí bay nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh
Nhà thầu quân sự Lockheed Martin của Mỹ vừa được trao một hợp đồng trị giá 147 triệu USD nhằm tạo ra một loại vũ khí có khả năng bay ở tốc độ Mach 20 (gần 24.000 km/h), tức là nhanh hơn gấp 20 lần tốc độ âm thanh. Loại vũ khí này sẽ có thể phá hủy các mục tiêu cách xa hàng nghìn km chỉ trong thời gian ít hơn một giờ đồng hồ.
Phương tiện tăng tốc chiến thuật (TBG) sẽ là một vũ khí được triển khai từ trên không. TBG sẽ có khả năng khí động học cao, với hình dáng giống một chiếc mũi tên lắp ở đầu một quả tên lửa. Quả tên lửa này sẽ được phóng từ các máy bay ném bom cỡ lớn như B-52 và mang TBG lên một độ cao lớn hơn nữa trước khi TBG dùng động cơ phản lực loại ramjet hoặc scramjet để lao tới mục tiêu với tốc độ Mach 20.
Theo Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến của Mỹ (DAPRA),TBG sẽ được xây dựng dựa trên thành quả của một chương tình phát triển vũ khí siêu thanh gần giống với nó có tên Phương tiện Công nghệ siêu thanh 2 (HTV-2) HTV-2 đã từng có lần thử nghiệm cuối cùng vào năm 2011 và bay được 9 phút trước khi lao xuống Thái Bình Dương. Đây được cho là một chương trình thất bại của Mỹ do sóng kích nổ của HTV2 gây ra cao gấp 100 lần so với thiết kế, nhiệt độ tăng lên đến gần 2.000 độ C.
TBG có khả năng bay ở tốc độ Mach 20
Ngoài việc chế tạo được ra các loại vật liệu có khả năng chịu được lực ma sát với không khí ở tốc độ Mach 20, các kỹ sư Mỹ sẽ tập trung vào việc khắc phục những khó khăn liên quan đến phát triển các hệ thống dẫn hướng của tên lửa để kiểm soát nó khi bay ở tốc độ siêu thanh.
Vũ khí siêu thanh được cho là mục tiêu tiếp theo trong các cuộc chạy đua vũ trang do nó rất khó phát hiện và chống trả vì bay ở tốc độ quá nhanh, hầu như khó có vũ khí đánh chặn nào có thể đuổi kịp. Thậm chí bản thân TBG cũng có thể là một loại bom khi lao vào mục tiêu vì động năng quá lớn sinh ra khi bay ở tộc độ cực cao.
Hiện nay, Trung Quốc và Nga cũng đang phát triển một loại vũ khí tương tự. Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 để đưa vũ khí siêu thanh có tên DF-ZF lên cao thay vì dùng máy bay ném bom như Mỹ. Trong khi đó, Nga cũng sử dụng cách làm giống Trung Quốc với vũ khí có tên Yu-71.
Video đang HOT
Theo Danviet
"Đọ sức" máy bay chiến đấu hàng đầu Nga - Mỹ
Tạp chí National Interest mới đây đã đăng tải bài viết phân tích các đặc tính của ba loại máy bay quân sự nổi tiếng của Mỹ là F-35, F15 và F-16 trong tương quan so sánh với tiêm kích uy lực Su-35 của Nga nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm của các chiến đấu cơ hàng đầu thế giới này.
Su-35 và F-35
F-35 (trên) và Su-35 (dưới) (Ảnh: Wikipedia)
Hiện nay máy bay F-35 của hãng Lockheed Martin vẫn là trụ cột trong chiến lược phát triển không quân của Lầu Năm Góc và không một quốc gia nào ngoài Mỹ có thể đáp ứng chi phí đắt đỏ để vận hành loại chiến đấu cơ này. Trong khi đó, Su - 35 của Nga, vốn được phát triển dựa trên chiến đấu cơ siêu hạng Su - 27 với các cải tiến đáng giá về khí động học, động cơ và khung sườn hứa hẹn sẽ góp mặt trong đội hình chiến đấu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Giả sử đội hình 4 chiếc F-35 phải đương đầu với 4 chiếc Su-35, kịch bản dễ đoán nhất là đội F-35 sẽ phải lùi lại và gọi viện trợ từ những "đồng đội" F-22 Raptors hoặc F-15C. Lý do là F-35 không được thiết kế cho những cuộc chiến giáp lá cà. Nó thiếu các kỹ năng về biến tốc, bán kính, góc độ tấn công và thậm chí là năng lượng dự phòng. Thêm vào đó, F-35 không thể đạt tới tốc độ và độ cao cần thiết để phát huy tối đa sức mạnh của các loại tên lửa không đối không AIM-120 như những chiếc F-22 Raptor.
Tuy nhiên, không phải là không có cơ hội cho những chiến đấu cơ của Mỹ nếu biết sử điều khiển đúng kỹ thuật. Phi công F-35 có thể tận dụng tối đa khả năng tàng hình, kết hợp cùng các cảm biến trên không và dưới mặt đất cùng với chiến thuật thông minh để che giấu nhược điểm của "quái vật" này. Nói tóm lại, F-35 không phải để dùng cho các cuộc cận chiến, nó phải ở ngoài tầm quan sát của đối phương thì mới có thể phát huy được ưu thế và sức mạnh của mình.
Su-35 và F-15C Eagle
Su-35 (trên) và F-15 (dưới) (Ảnh: Wikipedia)
Những chiếc F-15C Eagle đã phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ gần 40 năm và sẽ còn tiếp tục trong nhiều thập niên tới. Sau nhiều năm với nhiều lần cải tiến, loại chiến cơ này vẫn còn nguyên độ tin cậy và uy lực để thống lĩnh bầu trời.
Mối đe doạ lớn nhất của F-15C chính là những chiếc Su-35, vốn thực sự là những cỗ máy chiến tranh bẩm sinh. Chiến cơ Nga vượt trội F-15 trên hầu hết các phương diện, kể cả là những phiên bản cải tiến mới nhất của F-15C. Xét riêng về mặt khí động học, Su-35 chậm hơn một chút về tốc độ tối đa, nhưng lại bỏ xa đối thủ về khả năng tăng tốc nhờ có động cơ Saturn Izdeliye 117S mạnh mẽ. Thêm vào đó, với tải trọng vừa phải, Su-35 có thể bay ở tốc độ siêu thanh trong thời gian dài mà không cần dùng đến thùng nhiên liệu phụ.
Điều đáng sợ nhất ở Su-35 chính là khả năng cận chiến tuyệt đỉnh ở tốc độ thấp. Nhờ có hệ thống phòng thủ tích hợp và tên lửa hiện đại như AIM-9X hay Russian R-73, chiến cơ này không e ngại bất cứ đối thủ nào. Việc tiếp cận và chiến đấu trực diện với nó chẳng khác nào hành động tự sát, như chính các phi công đã thừa nhận.
Tuy nhiên, ở tầm trung và tầm xa, F-15C và biến thể F-15E vẫn có những ưu thế riêng nhờ hệ thống ra đa điện tử tối tân Raytheon APG-63 và APG-82, vốn được đánh giá vượt trội so với hệ thống Tikhomirov IRBIS-E lắp trên Su-35. Bên cạnh đó, xét riêng về khía cạnh chiến đấu theo đội hình, dù Su-35 hiện đang chiếm ưu thế về các cảm biến bị động dựa vào hệ thống tìm và diệt hồng ngoại IRST, nhưng các chiến cơ của Mỹ sẽ sớm được nâng cấp các hệ thống tối tân hơn nhiều, đủ để khiến các thiết bị của đối thủ trở thành đồ bỏ.
Điều đáng bàn là Su-35 và F-15 gần như tương đồng nhau xét về tổng thể, nhưng về từng khía cạnh thì thậm chí phiên bản mới nhất của F-15 cũng ít có cơ hội sánh được với đối thủ. Điều này là không thể chấp nhận được với giới chức Mỹ, quốc gia vốn luôn tự hào về nền khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến giờ lại phải chịu ở chiếu dưới trong cuộc đua về công nghệ.
Su-35 và F-16 Fighting Falcon
Máy bay F-16 Fighting Falcon (Ảnh: Wikipedia)
F-16 Fighting Falcon hay còn gọi là Viper, cũng là một trụ cột khác của Không quân Mỹ và các đồng minh trong nhiều thập kỉ nay. Theo thời gian, nó đã được nâng cấp từ một loại chiến đấu cơ cận chiến hạng nhẹ thành một siêu chiến đấu cơ có khả năng thực hiện đủ các loại nhiệm vụ từ triệt tiêu hệ thống phòng không cho tới thống lĩnh không phận của đối phương.
Về tương quan, Su-35 và F-35 là khá tương đồng do F-35 đã và sẽ được cải tiến trong tương lai. Còn những chiếc F-16 hiện nay thua thiệt khá nhiều so với người "đồng nghiệp". Hầu như chưa một chiếc F-16 nào được trang bị hệ thống ra đa điện tử AESA, cũng như nó không có khả năng mang theo loại tên lửa AIM-120 ở độ cao và tốc độ lớn như F-35. Hệ thống ra đa điện tử là yếu tố sống còn cho các loại chiến đấu cơ trong việc tìm diệt tên lửa cũng như phát hiện các mục tiêu cỡ nhỏ. Nếu được trang bị hệ thống hiện đại hơn thì F-16 có đủ khả năng chiến đấu với Su-35 ở tầm xa. Ở phạm vi gần hơn, mọi việc lại phụ thuộc vào kỹ năng của phi công và hiệu quả của các loại tên lửa không đối không.
Thực tế không thể chối cãi là Su-35 thực sự là một pháo đài bay đầy uy lực và đang chiếm thế thượng phong so với các đối thủ khác. Hơn bao giờ hết, Mỹ cần gấp rút đầu tư ngay vào một thế hệ chiến đấu cơ tiếp theo để có thể cân bằng tương quan lực lượng với đối thủ bên kia đại dương.
Khánh Trần
Theo National Interest
Mỹ điều 2 pháo đài bay B-52 đến Hàn Quốc, lần này Triều Tiên khó thoát? Theo hãng tin Yonhap, Mỹ sẽ đưa 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 tới Hàn Quốc trong tuần này để chứng tỏ sự cam kết mạnh mẽ đối với Hàn Quốc, trong bối cảnh đang xuất hiện những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Yonhap đưa tin, 2 chiếc máy bay...