Mỹ phát triển tên lửa “khắc tinh của radar phòng không”
Mỹ đã phát triển một loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không chuyên dùng để đối phó với các hệ thống tên lửa đất đối không của kẻ địch.
Công ty Raytheon đã bắt tay hợp tác với công ty hệ thống hàng không nguyên tử thông dụng GA-ASI (General Atomics Aeronautical Systems Inc) để chế tạo một loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không (MALD) cho các loại UAV RQ-9 Predator và MQ-9 Reaper để nâng cao khả năng tác chiến tự động cho các loại UAV này.
Quý 3 năm 2012 vừa qua, công ty Raytheon đã bàn giao các nguyên mẫu tên lửa tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu gây nhiễu cho không quân Mỹ để tiến hành công tác thử nghiệm tác chiến.
Máy bay tấn công không người lái (UCAV) RQ-9 Predator đang phóng tên lửa
Vào tháng 11/2012, bộ phận phát triển dự án đã kết thúc quá trình thử nghiệm mặt đất tại nhà máy thử nghiệm đặt tại thành phố Palmdale, bang California. Dự kiến trong năm 2013 sẽ hoàn tất quá trình tích hợp loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ trên không này trên các UAV.
Video đang HOT
Loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ này có trọng lượng chưa tới 136 kg, tầm bay xa nhất đạt 925 km, có thể xâm nhập sâu vào hệ thống phòng không tổng hợp (IADS) của địch và tiến hành gây nhiễu các thiết bị radar của các hệ thống tên lửa đất đối không trong phạm vi khu vực phòng không.
Xét về tính chất nhiệm vụ, loại tên lửa này được phân làm 2 kiểu cơ bản là: Tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu mục tiêu giả và tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu gây nhiễu.
Tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu mục tiêu giả phát đi các tín hiệu mô phỏng giống hệt máy bay tác chiến thật để đánh lừa radar của các trận địa tên lửa đất đối không, tạo tình huống giả trên không.
MQ-9 Reaper được phỏng chế từ RQ-9 Predator được trang bị nhiều vũ khí khủng
Tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu gây nhiễu thì tiến hành các hoạt động gây nhiễu chế áp kiểu áp sát, tấn công trực diện vào tín hiệu radar quan trắc làm tê liệt hệ thống radar, vô hiệu hóa các trận địa phòng không trên mặt đất.
Các loại UAV của Mỹ có thể đồng thời mang và đồng loạt phóng cả 2 loại tên lửa này, một mặt làm giảm hiệu quả quan sát của radar phòng không, mặt khác tung các mục tiêu giả đánh lừa kẻ địch phát động tấn công làm tiêu hao đạn dược, bộc lộ trận địa, tạo điều kiện cho các máy bay có người lái tấn công phá hủy.
Theo ANTD
Cuộc đua trực thăng chống ngầm trên biển Đông
Quan chức quốc phòng Philippines vừa tiết lộ với báo giới, 2 tàu hộ vệ nước này mới mua sẽ được trang bị loại trực thăng hải quân chuyên dụng trong tác chiến trinh sát chống ngầm.
Chính phủ Philippines hy vọng đến năm 2014, hải quân nước này sẽ tiếp nhận 3 chiếc máy bay trực thăng AW109 của hãng Agustawestland. Loại máy bay này được trang bị hệ thống định vị do thám sonar, thiết bị thăm dò từ tính, thiết bị tìm kiếm, cứu hộ, có thể tác nghiệp trong điều kiện khắc nghiệt nhất, nâng cao khả năng tác chiến tổng quát của hải quân Philippines, đặc biệt là khả năng tác chiến chống ngầm.
Trước đây, Philippines đã mua tàu tuần tiễu "Del Bilal" dài 115m thuộc lớp Hamilton của Mỹ. Đây là chiến hạm lớn nhất và có tốc độ cao nhất trong lực lượng hải quân nước này. Sang năm nay, họ sẽ tiếp nhận chiếc thứ 2 đồng thời sẽ mua của Italia 2 tàu hộ vệ tên lửa.
Trực thăng chống ngầm Sikorsky S-70B Seahawk
Các quan chức Philippines cho biết, hợp đồng mua sắm máy bay trực thăng được ký vào tháng 12/2012. Điều khoản hợp đồng cho thấy, máy bay sẽ không trang bị ngư lôi nhưng sẽ mở rộng bán kính tác chiến xa tàu mẹ hơn. Gần đây, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố sẽ đặt mua của Hàn Quốc 12 chiếc máy bay phản lực huấn luyện T/A-50, là một phần của bản hợp đồng trị giá 519 triệu USD. Trước đó, Philippines cũng đã tiếp nhận từ Ba Lan 8 chiếc máy bay trực thăng "Sokol".
Trước khi căng thẳng biển Đông nổ ra, Manila chủ yếu tập trung nâng cao sức mạnh của lực lượng tác chiến mặt đất, bao gồm lục quân và hải quân đánh bộ. Hiện nay Manila đã chuyển hướng sang đầu tư mạnh tay để nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng không quân và hải quân.
Ngày 20-2 vừa qua, tạp chí "Flightglobal" đưa tin, Singapore đã ký một hợp đồng mua thêm hai chiếc trực thăng hải quân S-70B Seahawk do hãng Sikorsky của Mỹ sản xuất. Khi hai máy bay chống ngầm này được bàn giao cho Hải quân Singapore vào năm 2016 sẽ nâng tổng số máy bay loại này lên 8 chiếc, triển khai trên tất cả các tàu hộ vệ lớp Formidable.
Theo tin trên Website của hãng Sikorsky, trong vai trò tác chiến đối hạm, trực thăng có tầm hoạt động xa tới 400km và được trang bị 8 quả tên lửa không đối hạm tầm gần AGM-114 Hellfire của hãng Lockheed Martin, vũ khí bổ trợ là súng máy và pháo.
Máy bay trực thăng trinh sát chống ngầm AW109 của hãng Agustawestland
Vì hệ thống radar chống ngầm của tàu chiến chỉ có thể phát hiện đối phương cách xa khoảng 10 hải lý nên phạm vi hoạt động rộng, xa tàu mẹ của trực thăng săn ngầm là lợi thế rất lớn. Hải quân Thái Lan cũng đã nhanh tay sở hữu một biên đội S-70B Seahawk, hải quân Australia cũng sử dụng loại máy bay này, các nước khác cũng đã mua đủ loại máy bay trực thăng chống ngầm trên hạm hoặc thủy phi cơ chống ngầm căn cứ đất liền.
Theo ANTD
Thực lực hải quân Iran còn kém xa hạm đội 5 của Mỹ Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, thực lực của hải quân Iran còn rất nhỏ bé, số lượng tàu ít ỏi, không có tàu chiến hạng nặng, vũ khí trang bị trên hạm chủ yếu là các loại nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện nay, Iran đang nỗ lực sử dụng công nghiệp đóng tàu dân dụng để phát...