Mỹ phát triển tên lửa hạt nhân mới “gây mất ổn định” chiến lược
Theo chuyên gia về an ninh hạt nhân James E.Doyle, kế hoạch phát triển mới một loại tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân của Washington đang mâu thuẫn với chính sách cắt giảm vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.
Bình luận trên tạp chí National Interest (Mỹ), James E.Doyle cho rằng loại tên lửa hành trình đối đầu tầm xa (LRSO) đã đi ngược lại văn bản Nhìn lại Chính sách Hạt nhân năm 2010 và Chiến lược Ứng dụng Vũ khí Hạt nhân năm 2013 của Mỹ. Ông Doyle cũng cho rằng, việc phát triển mới LRSO sẽ gây khó khăn cho mục tiêu duy trì một trật tự chiến lược trên thế giới, khi mà các quốc gia đòi sở hữu vũ khí hạt nhân ngày một tăng.
Tên lửa hành trình Tomahawk, loại tên lửa có đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ chiến hạm USS Barry (lớp DDG 52) của Mỹ
Ông cho rằng: “Những máy bay chiến đấu, được trang bị tên lửa hànht rình tầm xa, có khả năng qua mặt các hệ thống ra-đa và thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ sẽ chỉ gây nên sự bất ổn nặng nề”. Ông Doyle nhắc nhở rằng chính sách hạn chế tên lửa hành trình đã là mấu chốt quan trọng trong quan hệ hợp tác hạt nhân Washington – Moscow từ những năm 1980 đến nay.
Theo Doyle, việc hủy bỏ chương trình tên lửa hành trình LRSO sẽ tái khẳng định lập trường của Mỹ về vũ khí hạt nhân vốn đã đề ra trong các văn bản trước. Điều này cũng sẽ góp phần tạo động lực cần thiết, đưa thế giới đến gần hơn với một tương lai không có vũ khí hạt nhân, đảm bảo ổn định và an ninh cho các quốc gia. Hiện chỉ mới có Nga và Mỹ có khả năng vận hành các tên lửa hành trình có trang bị đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ cũng đang chạy đua phát triển công nghệ này. Ông Doyle cho rằng, nếu như cả Washington và Moscow có thể cùng đồng thuận đưa ra lệnh cấm công nghệ tên lửa hành trình hạt nhân, việc xây dựng một hiệp định đa phương hạn chế công nghệ này sẽ trở nên khả thi hơn.
Video đang HOT
Kiệt Anh
Theo_PLO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bị quân đội quay lưng
Tin tức đang rộ lên về việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn với Tổng tham mưu trưởng quân đội về vụ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Chỉ vì một phát biểu "vội vã", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang bị quân đội nước này quay lưng. Theo nhiều nguồn tin đang rộ lên hiện nay, Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang mâu thuẫn với Tổng Tham mưu trưởng quân đội nước này sau khi ông Erdogan có phát biểu, trong đó khẳng định Ankara không biết chiếc máy bay mà họ ngắm bắn hôm 24/11 là của Nga. Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời một nguồn tin quân sự đáng tin cậy cho biết, "nếu giới lãnh đạo quân sự lặng yên, không nói gì thì chúng tôi đã có thể giải quyết vấn đề rất nhanh".
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay được châm ngòi từ vụ việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng bắn rơi một chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga khi chiếc máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các mục tiêu của tổ chức khủng bố khét tiếng mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Vụ bắn rơi máy bay trên không chỉ đẩy mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xuống vực thẳm mà còn đang gây ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và quân đội nước này, báo chí địa phương đưa tin.
Nguyên nhân chính gây ra sự bất hoà đáng ngại giữa lãnh đạo dân sự cao nhất và lãnh đạo quân sự cấp cao hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ những phát biểu gần đây của Tổng thống Erdogan. Cụ thể, sau khi xảy ra vụ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga, trước sự nổi giận của phía Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng bào chữa rằng, Ankara không hề biết chiếc máy bay mà họ bắn rơi là của Nga.
Theo nhật báo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Szc, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng Tham mưu trưởng quân đội nước này đang mâu thuẫn với nhau vì cuộc tấn công máy bay Nga và vì những phát ngôn được đưa ra sau vụ việc.
Tờ báo của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời một nguồn tin quân sự đáng tin cậy của nước này cho biết, Tổng thống Erdogan đã áp dụng một lập trường "vội vã, thiếu suy nghĩ" khi tuyên bố rằng quân đội không thể xác định được danh tính của chiếc máy bay mà họ bắn rơi. "Điều này làm phức tạp thêm vấn đề".
"Nếu các chính khách giữ yên lặng, chúng tôi đã có thể giải quyết vấn đề một cách rất nhanh", tờ Szc dẫn lời nguồn tin quân sự giấu tên cho hay.
Cũng theo nguồn tin nói trên, Lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo các phi công của họ tránh có bất kỳ hành động vi phạm không phận nào của Syria sau khi Nga đưa hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất - S-400 đến Lattakia. Nga hiện giờ được cho là đã bao phủ gần như toàn bộ không phận Syria. Giới chức Moscow còn tung ra cảnh báo sắc lạnh rằng họ sẽ bắn hạ bất kỳ thứ gì có thể gây ra mối đe doạ tiềm tàng đối với lực lượng của Nga ở Syria.
Chính quyền Tổng thống Vladimir Putin đang tỏ thái độ rất cứng rắn và quyết liệt trước hành động của Thổ Nhĩ Kỳ. Nga đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt về kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Ban đầu, Ankara còn tỏ ra cứng rắn, tuyên bố sẽ không xin lỗi Nga về vụ bắn rơi máy bay. Tuy nhiên, trước việc Moscow trả đũa không nương tay, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu có dấu hiệu xuống nước.
Mới đây nhất, hồi cuối tuần, Tổng thống Erdogan đã lên tiếng bày tỏ "sự đau buồn" trước việc máy bay ném bom Nga bị bắn rơi và rằng Thổ Nhĩ Kỳ không muốn làm leo thang căng thẳng với Nga. Ông Erdogan cũng đang cố gắng liên lạc với người đồng cấp Putin để làm dịu tình hình nhưng ông chủ điện Kremlin vẫn từ chối nghe điện thoại hay gặp gỡ ông Erdogan cho đến khi Ankara chịu nói lời xin lỗi.
Dự kiến, Cao uỷ về chính sách an ninh và đối ngoại của EU - bà Federica Mogherini sẽ có cuộc thảo luận về vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi với Ngoại trưởng Sergey Lavrov bên lề hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở thủ đô Paris sắp tới.
Theo_VnMedia
Sức mạnh Quân khu miền Đông Nga được cho là sẽ tập trận với Việt Nam Quân khu miền Đông Nga là một trong bốn trung tâm chỉ huy chiến lược hoạt động trong các lực lượng vũ trang Nga. Ngày 26/11, truyền thông Nga thông báo, Nga và Việt Nam sẽ tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên vào năm 2016 trên lãnh thổ Việt Nam. Quân đội Nga. Theo đó, phía Nga sẽ cử 1 đơn...