Mỹ phát triển phương pháp xác định các đột biến của virus SARS-CoV-2
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thông báo các nhà nghiên cứu đã phát triển phương pháp để đánh giá các đột biến trong tương lai của virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng thế nào đến việc nhận dạng các kháng thể được sử dụng trong các xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy tế bào (màu xanh) bị virus SARS-COV-2 (màu đỏ) xâm nhập, lấy từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 tại Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ ngày 28/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phương pháp trên được phát triển trong bối cảnh virus liên tục biến đổi, gây lo ngại về hiệu quả của các xét nghiệm kháng nguyên nhanh hiện nay. Nhóm các nhà nghiên cứu được NIH tài trợ đã chứng minh rằng các xét nghiệm nhanh kháng nguyên có sẵn trên thị trường hiện nay có thể phát hiện các biến thể trong quá khứ và hiện tại của virus SARS-CoV-2, đồng thời xác định các đột biến tiềm ẩn có thể tác động đến hiệu quả của xét nghiệm trong tương lai.
Vì hầu hết các xét nghiệm nhanh kháng nguyên hiện nay đều dựa trên việc phát hiện protein nucleocapsid hay còn gọi là protein N của virus SARS-CoV-2, nên nhóm nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu xem các đột biến ở protein N có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nhận ra mục tiêu của kháng thể chẩn đoán.
Giám đốc Viện Quốc gia Mỹ, ông Bruce J. Tromberg cho biết: “Các xét nghiệm kháng nguyên nhanh hiện nay vẫn là công cụ quan trọng nhằm giảm lây lan dịch và cần phải đảm bảo rằng phương pháp nghiệm này có thể phát hiện virus SARS-CoV-2 kể cả khi nó tục biến đổi. Vì các biến thể mới không ngừng sinh ra, dữ liệu từ nghiên cứu trên sẽ hữu ích trong nhiều năm tới”.
Chuyên gia nhận định 80% dân số Indonesia có thể đã mang kháng thể chống biến thể Delta
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, nhà dịch tễ học Citra Indriani của Đại học Gadjah Mada (UGM) cho rằng 80% dân số Indonesia có thể đã nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/ TTXVN
Căn cứ xu hướng sụt giảm mạnh các ca lây nhiễm trong 3 - 4 tháng qua, ông Citra nhận định sự sụt giảm này là do Indonesia đã đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua lây nhiễm tự nhiên. Với tổng số dân 270,2 triệu người tính đến tháng 9/2020 - theo số liệu do Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS) công bố - 80% dân số Indonesia (tương đương 216 triệu người) có khả năng đã mang kháng thể chống Delta.
Trong một bài đăng trên trang web chính thức của UGM, ông Citra nêu rõ: "Với hơn 50% bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, có thể 80% dân số Indonesia đã nhiễm biến thể Delta".
Tuy nhiên, ông Citra cảnh báo rằng làn sóng lây nhiễm thứ ba vẫn có thể xảy ra dù phần lớn người dân đã mang sẵn kháng thể tự nhiên. Nếu Indonesia bị tấn công bởi một biến thể mới của virus SARS-CoV-2, rất có thể số ca lây nhiễm sẽ gia tăng đột biến. Do vậy, ông Citra hy vọng chính phủ sẽ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng nhằm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ ba.
Ông Citra nhấn mạnh đa số những người nhiễm và tử vong do COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất hồi tháng 1/2021 và làn sóng lây nhiễm thứ hai hồi tháng 6 - 7 vừa qua đều chưa được tiêm phòng. Do vậy, một trong những nỗ lực để kiểm soát COVID-19 ở Indonesia là tiêm chủng. Ông bày tỏ hy vọng rằng trong trường hợp xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ ba vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới, hệ thống y tế của Indonesia sẽ không bị quá tải như hồi tháng 7 vừa qua.
Biến thể hiếm A.30 có khả năng 'qua mặt' kháng thể hiệu quả Biến thể A.30 của virus SARS-CoV-2 (được phát hiện tại Angola và Thụy Điển) có thể lẩn tránh kháng thể do vaccine COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca tạo ra. Ảnh minh họa: NEXU Science Communication Theo kênh RT, kết luận trên được một nhóm tại Đức đưa ra trong nghiên cứu mới trong phòng thí nghiệm. A.30 lần đầu xuất hiện tại Tanzania...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rò rỉ cơ sở dữ liệu khổng lồ: 184 triệu tài khoản bị lộ thông tin đăng nhập

OpenAI chi 6,5 tỷ USD mua công ty của "huyền thoại thiết kế" Jony Ive

"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink

Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu
Tin nổi bật
10:17:02 23/05/2025
Mẹ chồng mất tích 1 năm bỗng trở về nhưng người về lại không phải người tôi biết
Góc tâm tình
10:16:50 23/05/2025
15 điểm đến lý tưởng nhất thế giới cho kỳ nghỉ tháng 6 năm 2025
Du lịch
10:15:49 23/05/2025
Chính thức sold-out vé mega concert có G-Dragon tại Mỹ Đình: Hàng đợi lên đến 50 nghìn người, nhiều fan vẫn tiếc nuối
Nhạc quốc tế
10:14:07 23/05/2025
Cận cảnh laptop màn hình gập, chạy hệ điều hành tự phát triển của Huawei
Đồ 2-tek
10:11:07 23/05/2025
SUV Xiaomi YU7 trình làng: Tăng tốc như siêu xe, công nghệ tối tân, phạm vi hoạt động 800km/lần sạc
Ôtô
09:56:37 23/05/2025
Tranh cãi vụ Nhà tù Hoả Lò tuyển dụng yêu cầu "thử việc" 75 ngày, quyền lợi mông lung: Ban quản lý lên tiếng
Netizen
09:41:02 23/05/2025
Top 10 môtô hạng sang đáng mua nhất năm 2025: Vinh danh Honda Gold Wing
Xe máy
09:39:46 23/05/2025
Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm
Thế giới số
09:19:07 23/05/2025
Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ
Mọt game
09:10:57 23/05/2025