Mỹ phát triển ‘khoan phân tử’ trị vi khuẩn kháng thuốc
Theo New Atlas, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển các phân tử đặc biệt tạo ra lỗ hổng trên thành tế bào của vi khuẩn. Điều này khiến chúng bị hư hại và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của kháng sinh – bao gồm cả những loại kháng sinh đã lỗi thời.
Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae sau khi bị máy khoan phân tử tác động – Ảnh: Texas A&M
Sự lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa chính đối với y học hiện đại. Các mầm bệnh nhanh chóng thích nghi với các loại thuốc hiện đại nhất, ví dụ, chúng tạo ra thành tế bào mạnh hơn hoặc bơm phân tử đặc biệt để bơm các chất độc hại ra khỏi tế bào của chúng. Tuy nhiên, mặc dù vi khuẩn đối phó rất tốt với các cuộc tấn công hóa học, chúng thường bất lực trước tác động vật lý đơn giản.
Các nhà khoa học ở Đại học Rice đã phát triển các phân tử đặc biệt tìm kiếm các tế bào đích và gắn vào bề mặt của chúng. Sau khi được kích hoạt bằng ánh sáng, các phân tử bắt đầu quay với tốc độ lên tới 3 triệu vòng quay mỗi giây, tạo ra một lỗ hổng trên thành tế bào. Điều này có thể tự tiêu diệt vi khuẩn hoặc mở đường cho kháng sinh thâm nhập vào tế bào để chống lại vi khuẩn bao gồm cả những vi khuẩn đã phát triển kháng thuốc.
Các thí nghiệm trên vi khuẩn Klebsiella pneumoniae đã xác nhận tính hiệu quả của kỹ thuật mới. Việc sử dụng “máy khoan phân tử” đã tiêu diệt 17% vi khuẩn, còn khi kết hợp với kháng sinh meropenem thì tiêu diệt được 65%. Một sửa đổi nhỏ đã tăng chỉ số này lên 94%.
Thật thú vị, các chủng vi khuẩn được sử dụng trong thử nghiệm từng đã phát triển tính kháng với meropenem. Điều này có nghĩa là sử dụng “máy khoan phân tử” giúp khôi phục hiệu quả của các loại kháng sinh đã bị coi là không hiệu quả.
Vì kỹ thuật này dựa vào việc sử dụng nguồn kích thích ánh sáng, nên nó sẽ có hiệu quả nhất cho việc thủ tiêu các mầm bệnh trên da, nhiễm trùng phổi và đường ruột, cũng như màng sinh học trên bề mặt của các miếng cấy ghép. Trong tương lai, một kỹ thuật tương tự sẽ phá hủy các tế bào ác tính. Các thử nghiệm đầu tiên đã cho thấy hiệu quả của nó chống lại các tế bào ung thư tuyến tụy.
Vũ Trung Hương
Video đang HOT
Theo motthegioi
Kinh hãi: Vi khuẩn kháng kháng sinh được tìm thấy trong hầu hết những túi đồ trang điểm của phái đẹp
Kết quả khảo sát nhanh gây bất ngờ vô cùng khi các nhà khoa học nhận thấy E.coli được tìm thấy trong 9/10 túi đồ trang điểm của chị em.
Kết quả khảo sát gây sốc: 9/10 túi đồ trang điểm nhiễm khuẩn E.coli
Thông tin từ The sun cho biết, các nhà nghiên cứu tìm thấy vi khuẩn có khả năng đe dọa đến tính mạng trên hầu hết các loại bông mút, mascara và son bóng... Những người sở hữu các món đồ trang điểm thừa nhận, một số vật dụng không được giặt rửa sạch dù đã bị rơi vãi trên sàn cũng như nhiều món đồ quá hạn sử dụng.
Trước thông tin này, giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo, các sản phẩm mỹ phẩm nhiễm khuẩn E.coli nếu sử dụng gần mắt, miệng hoặc vết thương hở có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm độc máu, viêm phổi và viêm kết mạc.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Aston (Birmingham, Anh) thử nghiệm 46 loại bút kẻ mắt, son môi, mascara, bọt biển và son bóng đang sử dụng. Kết quả là, những loại bông đánh nền, đánh phấn, những chiếc cọ đánh góc mặt, sống mũi... chứa rất nhiều vi khuẩn. Tiếp theo đó là kẻ mắt, mascara và son môi.
Giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo, các sản phẩm mỹ phẩm nhiễm khuẩn E.coli nếu sử dụng gần mắt, miệng hoặc vết thương hở có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm độc máu, viêm phổi và viêm kết mạc.
Các loại vi khuẩn được phát hiện bao gồm E.coli và salmonella, thường bị lây lan trong việc dùng chung khăn tắm, hắt hơi, ho. Phần lớn, bông đánh nền, đánh phấn hay cọ nền, cọ phấn... đều chưa bao giờ được làm sạch dù có đến hơn 2/3 trong số này bị rơi trên sàn trong một số thời điểm sử dụng mỹ phẩm.
Những miếng bông đánh phấn hay bông đánh nền được bày bán rộng rãi, chứng thực bởi những người nổi tiếng và ước tính bán được hơn 6,5 triệu trên toàn thế giới. Chúng đặc biệt dễ nhiễm bẩn vì thường xuyên bị ẩm ướt sau khi sử dụng. Điều này tạo ra một nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn.
Các quy định của EU cho thấy, các thương hiệu mỹ phẩm cần đạt được tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất. Điều đó đồng nghĩa với việc E.coli không thể xuất hiện trong bất cứ sản phẩm mỹ phẩm mới nào. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa biết cách bảo vệ sức khỏe chính mình qua rủi ro ô nhiễm sản phẩm mỹ phẩm trong quá trình sử dụng.
Phần lớn, bông đánh nền, đánh phấn hay cọ nền, cọ phấn... đều chưa bao giờ được làm sạch dù có đến hơn 2/3 trong số này bị rơi trên sàn trong một số thời điểm sử dụng mỹ phẩm.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Amreen Bashir cho biết, các công ty nên cấm tuyệt đối việc sử dụng mỹ phẩm đã hết hạn cùng như yêu cầu làm sạch đồ trang điểm ngay trên bao bì để khuyến cáo mọi người khi làm đẹp.
"Vê sinh kém khi sử dụng các sản phẩm làm đẹp rất đáng lo ngại. Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để giáo dục người tiêu dùng và ngành công nghiệp trang điểm nói chung về nhu cầu làm sạch các dụng cụ trang điểm, các sản phẩm mỹ phẩm... cũng như rủi ro khi sử dụng đồ trang điểm hết hạn sử dụng", TS Amreen Bashir nhấn mạnh.
Những phát hiện này cũng đã được công bố trên Tạp chí Vi sinh ứng dụng như một lời cảnh báo vô cùng mật thiết đến người tiêu dùng.
Vê sinh kém khi sử dụng các sản phẩm làm đẹp rất đáng lo ngại.
Nhiễm khuẩn E.coli thực sự rất đáng sợ vì nguy cơ kháng kháng sinh cho tất cả mọi người
Theo Webmd, vi khuẩn E.coli hay còn gọi là Escherichia coli là một loại vi khuẩn sống bình thường trong ruột của chúng ta nhưng một số chủng nhất định có thể khiến chúng ta bị bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Cdc, loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây nên tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi và các bệnh khác không hề mong muốn. Điều đáng báo động là chủng vi khuẩn này có khả năng kháng kháng sinh.
E.coli kháng thuốc đặc biệt gây phiền hà vì các cán bộ y tế công cộng đang hết cách để điều trị các bệnh như vậy. Pritish K. Tosh, bác sĩ y khoa và nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Mayo Clinic, cho biết: "Có một số bệnh nhiễm trùng mà chúng ta thấy có khả năng đề kháng với kháng sinh, chúng tôi không dự đoán được bất kỳ loại kháng sinh nào có thể hoạt động".
Phòng chống nhiễm khuẩn E.coli là việc làm cần thiết, ngay từ những thói quen sinh hoạt giản đơn nhất như nhu cầu làm đẹp hàng ngày.
Hầu hết những người bị nhiễm E.coli trong ruột sẽ bị tiêu chảy, tốt nhất là nên nghỉ ngơi vài ngày và bổ sung chất lỏng để ngăn ngừa mất nước. Tuy nhiên, Tiến sĩ Tosh cho biết, những trường hợp nhiễm E.coli nghiêm trọng hơn có thể cần kháng sinh và có thể đe dọa đến tính mạng. Ông cũng cho biết, khi E.coli không đáp ứng với điều trị, các bác sĩ có thể sử dụng các kháng sinh cũ hơn, nhưng những loại thuốc này có thể ít hiệu quả và có nhiều tác dụng phụ hơn.
Do đó, phòng chống nhiễm khuẩn E.coli là việc làm cần thiết, ngay từ những thói quen sinh hoạt giản đơn nhất như nhu cầu làm đẹp hàng ngày. Điều này giúp loại trừ nguy cơ sâu xa hơn mang tên kháng kháng sinh. Chúng ta cần tích cực phòng chống hiện tượng kháng kháng sinh trong mọi trường hợp, mọi thời điểm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh nhân được khuyến nghị phải dùng hết liều kháng sinh ngay cả khi họ bắt đầu thấy khỏe trở lại. Bạn cũng cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về sử dụng kháng sinh, tránh đòi hỏi hay áp đặt điều kiện về sử dụng kháng sinh lên nhân viên y tế, nâng cao khả năng phòng bệnh như vệ sinh cá nhân, rửa tay, tránh khạc nhổ, tiêm phòng đầy đủ...
Theo baodansinh
Mỹ sử dụng thể thực khuẩn để chống vi khuẩn kháng kháng sinh Trước tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh đang lan rộng gây tử vong cho nhiều người, các nhà khoa học Mỹ đã tìm được cách để vượt qua vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách sử dụng thể thực khuẩn (bacteriophages) kết hợp với kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh. Nhiễm trùng kháng kháng sinh làm chết khoảng 23.000 người Mỹ...