Mỹ phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa của mọi quốc gia trước cả khi được phóng
Việc triển khai các hệ thống chống tên lửa ngoài không gian sẽ giúp Mỹ có khả năng tiêu diệt tên lửa của bất cứ quốc gia nào ngay từ giai đoạn phóng.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Quốc tế Matxcơva lần thứ 8, Phó Tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục chỉ huy tác chiến, Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Trung tướng Viktor Poznikhir, khẳng định Mỹ đã phát triển khái niệm “đánh chặn trước phóng” cho các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Theo ông Poznikhir, Washington hiện đang có kế hoạch tiêu diệt tên lửa của các quốc gia khác ngay từ khi còn ở bệ phóng.
Trung tướng Poznikhir giải thích thêm: “Mỹ dự định sẽ đánh chặn các tên lửa được phóng khi bị tấn công bất ngờ bằng các hệ thống chống tên lửa”.
Theo khẳng định của đại diện Bộ Tổng Tham mưu, với tất cả các bước đi này Mỹ mong muốn có được ưu thế chiến lược khi cuộc đối đầu xảy ra.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD được đưa lên máy bay C-17 Globemaster III tại căn cứ không quân Fort Bliss ở bang Texas, Mỹ. (Ảnh: U.S. Air Force)
Video đang HOT
Ông Poznikhir nhấn mạnh rằng những quốc gia đang cho Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của mình sẽ trở thành những mục tiêu tấn công đầu tiên.
Ngoài ra, theo ông, việc triển khai các trang thiết bị phòng thủ tên lửa cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm phóng xạ kéo dài.
Trung tướng xác nhận: “Không chỉ thế, những quốc gia không liên quan đến việc thực hiện kế hoạch chống tên lửa của Lầu Năm Góc vẫn có thể bị ảnh hưởng”.
“Chiến tranh giữa các vì sao”
Cũng theo ông Poznikhir, Mỹ hiện đang tìm cách hồi sinh chương trình “Chiến tranh các vì sao”. Việc đưa các thiết bị phòng thủ tên lửa lên không gian sẽ cho phép Mỹ có thể bắn hạ các loại tên lửa ngay ở giai đoạn phóng.
Trung tướng Poznikhir cho biết: “Không ngoại trừ khả năng Mỹ sẽ sử dụng những thiết bị ngoài không gian để thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào mục tiêu của Nga và Trung Quốc. Còn nếu xét độ bao phủ toàn cầu của các thiết bị đó, đòn tấn công có thể được thực hiện nhằm vào mục tiêu của bất cứ quốc gia nào”.
Tất cả điều này sẽ làm phá vỡ sự ổn định chiến lược và gây bất ổn tình hình ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân
Tướng Poznikhir cũng xác nhận rằng Mỹ đã chính thức nới lỏng cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân kể từ khi phát triển đầu đạn hạt nhân năng lượng thấp dành cho loại tên lửa Tomahawk.
Đại diện Bộ Tổng tham mưu Nga kết luận: “Khả năng sử dụng các loại đầu đạn hạt nhân như thế của Lầu Năm Góc sẽ kích thích các quốc gia khác nỗ lực phát triển loại vũ khí tương tự. Kết quả là, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới sẽ bùng nổ”.
(Nguồn: RIA Novosti)
TƯỜNG NGUYỄN
Theo VTC
Bán tên lửa cho Nhật, Mỹ đang "cà khịa" Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ bán 2 hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất AEGIS Ashore của hãng Lockheed Martin cho Nhật Bản. Đây là động thái tăng cường quân sự mới nhất của Tokyo khiến Bắc Kinh "nóng mặt".
Hệ thống đánh chặn tên lửa AEGIS Ashore. Ảnh: Reuters.
Theo RT, thương vụ trị giá 2,15 tỷ USD, bao gồm hệ thống tên lửa và các trang bị, thiết bị có liên quan cũng do Lockheed Martin sản xuất, được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ báo cáo lên Quốc hội vào hôm qua (29.1).
Được biết, AEGIS Ashore là phiên bản mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa chính AEGIS của Hải quân Mỹ. Khi được triển khai vào khoảng năm 2023, các ống phóng của AEGIS Ashore do Mỹ bán cho Nhật Bản có khả năng khai hỏa tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA/Block IB, tên lửa đánh chặn siêu thanh SM-6. Các hệ thống AEGIS Ashore mới được chính phủ Nhật Bản dự kiến đặt tại tỉnh Akita và Yamaguchi của nước này.
Theo RT, việc những đồng minh của Washington triển khai các hệ thống AEGIS Ashore đang là vấn đề gây tranh cãi. Lý do là hệ thống này có thể được sử dụng để khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk và các loại đầu đạn, tên lửa khác. Điều này đồng nghĩa với việc AEGIS Ashore không chỉ là hệ thống phòng thủ mà còn có thể được sử dụng như một hệ thống tấn công thông thường.
Trong nhiều năm, Nga đã lên tiếng chỉ trích việc đặt AEGIS Ashore tại Ba Lan, Romania. Tương tự, Trung Quốc cũng phản đối kế hoạch mua và triển khai hệ thống của Nhật Bản.
Về phía mình, Tokyo khẳng định AEGIS Ashore sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích phòng vệ và sự hiện diện của các hệ thống là để đối phó với Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng việc Nhật Bản mua AEGIS Ashore và sau này là máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 là để đối phó với sức ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Trung Quốc tại khu vực.
Theo Danviet
Hệ thống vũ khí quân sự khổng lồ Ấn Độ mua từ Nga Ấn Độ hiện đang sở hữu một hệ thống vũ khí quân sự hùng mạnh do Nga sản xuất. Trong thời gian tới, Ấn Độ sẽ tiếp tục mua sắm thêm các vũ khí do Nga thiết kế và sản xuất để mở rộng thêm kho vũ khí của mình. Ảnh: AFP Thỏa thuận gần đây nhất là thỏa thuận mua 464 xe...