Mỹ phát hiện hoạt động mới của Trung Quốc tại biển Đông
Mỹ đã phát hiện một số hoạt động mới của Trung Quốc xung quanh khu vực rạn san hô Scarborough.
Phát hiện động thái mới
Theo tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho biết hôm thứ Năm (17/3), Mỹ đã phát hiện một số hoạt động mới của Trung Quốc xung quanh khu vực rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng của Philippines gần bốn năm trước. Đây có thể là tiền đề để Trung Quốc mở rộng chủ quyền lãnh thổ ở vùng Biển Đông đang tranh chấp,
Người đứng đầu cơ quan hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, bày tỏ lo ngại rằng phán quyết của tòa án quốc tế trước tranh chấp lãnh thổ giữa Philipines và Trung Quốc có thể châm ngòi cho tuyên bố của Bắc Kinh về một “vùng cấm” trên tuyến đường thương mại.
Trao đổi với Reuters, Richardson cho biết Mỹ đang cân nhắc các hướng xử lý trước động thái này của Trung Quốc. Ông cho biết quân đội Mỹ đã ghi nhận hoạt động của Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough.
“Dường như là Trung Quốc đang tiến hàng số hoạt động bề mặt và các hoạt động khảo sát. Đó là một khu vực đáng lưu tâm … rất có thể nó sẽ là khu vực tiếp theo Trung Quốc dùng để mở rộng chủ quyền,” ông nói.
Richardson nói rằng nó là vẫn chưa có bằng chứng xác thực liệu các hoạt động gần rạn san hô, mà Trung Quốc chiếm của Philipines năm 2012, có liên quan đến các phán quyết của Tòa án trọng tài hay không.
Ông cho biết theo tham vọng mở rộng lãnh thổ trên Biển Đông, bao gồm các hoạt động cải tạo đất quy mô lớn để tạo ra các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở những khu trong quần đảo Trường Sa, đe dọa quyền tự do đi lại. Bắc Kinh có thể sẽ thiết lập hệ thống các “quy tắc” mới buộc các nước phải xin phép trước khi quá cảnh những vùng biển này.
Hoạt động bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông khiến nhiều nước trong khu vực quan ngại
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có thể phản ứng lại với các phán quyết của tòa án trọng tài ở The Hague bằng cách thiết lập một khu vực xác định phòng không, hay ADIZ, như nó đã làm xa hơn về phía bắc ở Biển Đông Trung Quốc vào năm 2013, Richardson nói: “Đó là một quan ngại.”
Richardson nói rằng Mỹ có kế hoạch để tiếp tục thực hiện hoạt động tuần tra trong vòng 12 hải lý ở vùng Biển Đông đang tranh chấp để đảm bảo quyền tự do hàng hải trong khu vực
Các nước sẽ tuần tra chung?
Mỹ phản ứng với tuyên bố thành lập ADIZ của Trung Quốc bằng cách điều máy bay B-52 qua khu vực này vào tháng 11 năm 2013.
Richardson cho biết ông đã bị sốc bởi cách hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Động thái của Trung Quốc buộc các nước khác trong khu vực hợp tác trên nhiều phương diện, không chỉ song phương, mà còn đa phương để chuẩn bị đối phó.
Ấn Độ và Nhật Bản đã bắt đầu tham gia các cuộc tập trận Malabar của Hải quân Mỹ kể từ năm 2014, và dự kiến sẽ tham gia một lần nữa trong năm nay trong một cuôc tập trận phức tạp diễn ra trong một khu vực gần phía Đông và Nam Trung Quốc
Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ cũng đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết, ông nói. Richardson nói rằng Mỹ chào đón sự tham gia của các nước khác trong cuộc tuần tra chung tại Biển Đông, nhưng những các nước cần phải cân nhắc kĩ.
Ông cho biết quân đội Mỹ đã nhìn thấy cơ hội tốt để xây dựng và xây dựng lại mối quan hệ với các nước như Việt Nam, Philippines và Ấn Độ trong công tác tối quan trọng bảo vệ tự do trên biển.
Ông cho biết bản đánh giá hạm đội quốc tế của Ấn Độ bao gồm 75 tàu từ 50 lực lượng hải quân.
Nhưng ông nói rằng Washington cần tiến hành mọi thứ một cách thận trọng hơn là “đánh nhanh đánh mạnh”, vì Trung Quốc là nước có tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn trong nền kinh tế khu vực.
“Chúng ta phải tiếp cận vấn đề này một cách khôn ngoan để các bên đều không phải đánh đổi lợi ích” “Chúng tôi hy vọng sẽ có Mỹ có thể đóng vai trò chính trong việc giải quyết vấn đề biển Đông, mà không loại trừ các nước khác trong khu vực”, ông nói.
Vũ Phương Thảo
Theo_PLO
Choáng với chiếc ô Arena bảo vệ xe tăng Nga tại Syria
Ngoài hệ thống Shtora đang hoạt động tại Syria, hệ thống phòng thủ Arena được coi là chiếc ô hoàn hảo bảo vệ xe tăng Nga khi hoạt động tại đây.
Theo những thông tin được công khai, Arena là một hệ thống APS được thiết kế để bảo vệ xe tăng chiến đấu chủ lực hay xe bọc thép trước mối đe dọa từ tên lửa chống tăng có điều khiển, súng phóng lựu chống tăng cá nhân. Cấu hình hệ thống bao gồm một trạm cảm biến được bố trí gần cuối tháp pháo.
Bên trong trạm cảm biến được trang bị một radar xung Doppler đa chức năng, radar này có phạm vi quét 360 độ xung quanh xe. Một hệ thống đánh chặn gồm có 26 đạn được bố trí xung quanh tháp pháo, cung cấp khả năng đánh chặn từ 220-270 độ về phía trước và 2 bên hông xe tăng.
Chiếc ô an toàn hệ thống Arena tạo nên quanh xe thiết giáp được trang bị.
Arena được trang bị một máy tính điều khiển kỹ thuật số. Hệ thống có nguyên tắc hoạt động như sau: Hệ thống cảm biến sẽ quét khu vực xung quanh xe tăng để phát hiện mối đe dọa từ các loại vũ khí chống tăng. Khi một tên lửa chống tăng phóng về phía xe tăng, thông số về mục tiêu sẽ được hệ thống cảm biến truyền về cho máy tính điều khiển.
Dựa vào thông số về tọa độ, vận tốc của tên lửa, máy tính điều khiển sẽ kích hoạt hệ thống đánh chặn ở vị trí phù hợp. Arena sẽ phóng ra một đạn hình hộp chữ nhật được kích nổ cách xe tăng khoảng 1,5m, khi nổ, nó sẽ phóng ra hàng nghìn mảnh đạn nhỏ để tiêu diệt tên lửa hay đầu đạn của vũ khí chống tăng khác.
Hệ thống Arena có thời gian phản ứng với mục tiêu chỉ 0,07 giây, nó có thể đối phó với các mục tiêu có tốc độ lên đến 700m/s. Arena còn có khả năng nhận dạng các mục tiêu giả và các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng nhỏ không đủ khả năng đe dọa xe tăng.
Arena có trọng lượng khoảng 1.100kg, khi hoạt động, nó yêu cầu bộ binh phải tránh xa xe tăng một khu vực an toàn khoảng 30m xung quanh. Hệ thống Arena cung cấp phạm vị bảo vệ khoảng 50m xung quanh xe tăng.
Hệ thống Arena đánh chặn thành công tên lửa tấn công.
Các thử nghiệm trên thao trường Kubinka vào năm 1995 cho thấy hệ thống Arena đã bảo vệ thành công xe tăng trước cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển và đạn xuyên giáp động năng sử dụng thanh xuyên cố định.
Xe tăng chiến đấu chủ lực được trang bị Arena sẽ có khả năng sống sót trên chiến trường cao gấp 1,5-2 lần so với xe tăng không được trang bị hệ thống APS này. Nếu Arena kết hợp cùng hệ thống phòng vệ mềm Shtora thì khả năng bảo vệ còn tăng lên rất nhiều.
Hệ thống Arena đang được thử nghiệm trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UM1 và theo một số nguồn tin, hệ thống Arena cũng đang được trang bị trên xe thiết giáp của Nga đang hoạt động tại Syria.
Ngoài ra, hệ thống Arena cũng được giới thiệu với biến thể xe chiến đấu bộ binh nâng cấp BMP-3. Biến thể xuất khẩu Arena-E đi kèm với xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 tại triển lãm Defexpo-2014 tại Ấn Độ.
APS Arena đang được kỳ vọng sẽ mang lại một sức mạnh mới cho xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga cũng như các xe tăng, xe bọc thép khác.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Hệ thống Arena khiến xe tăng Nga bất bại Cùng với hệ thống Shtora đang hoạt động tại Syria, hệ thống phòng thủ Arena được coi là chiếc áo giáp hoàn hảo bảo xe thiết giáp của Nga. Arena là một hệ thống APS được thiết kế để bảo vệ xe tăng chiến đấu chủ lực hay xe bọc thép trước mối đe dọa từ tên lửa chống tăng có điều khiển,...