Mỹ phạt công ty bán bí mật quân sự cho Trung Quốc
Tập đoàn Honeywell bị phạt 13 triệu USD do vi phạm luật xuất khẩu vũ khí khi bán hàng chục bản vẽ kỹ thuật cho Trung Quốc và nhiều nước.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3/5 cho biết nhà thầu quốc phòng Honeywell chấp nhận trả 13 triệu USD tiền phạt cùng chi phí khác, song cho phép hoãn nộp 5 triệu USD nếu công ty này sử dụng khoản tiền đó để khắc phục hậu quả.
Cáo trạng cho biết Honeywell thừa nhận xuất khẩu trái phép 71 bản vẽ kỹ thuật, vốn bị hạn chế xuất khẩu theo Quy định Lưu thông Vũ khí Quốc tế (ITAR), trong giai đoạn từ tháng 7/2011 đến tháng 10/2015. Trong số này có các bản vẽ liên quan đến bộ phận dùng trên tiêm kích tàng hình F-22 và F-35, oanh tạc cơ chiến lược B-1B, xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1, động cơ trực thăng T55 và CTS800 được chuyển giao cho Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ xác định việc bán cho Trung Quốc các tài liệu về một số bộ phận và thành phần nền tảng động cơ F-35, B-1B và F-22 đã làm tổn hại đến an ninh quốc gia Mỹ, thông cáo cho biết.
Tiêm kích tàng hình F-22 (trước) và F-35 (sau) trong chuyến bay tri ân nhân viên y tế tại bang Florida, Mỹ, tháng 5/2020. Ảnh: USAF .
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới chức Mỹ không theo đuổi hành động pháp lý nghiêm trọng hơn do Honeywell “tự giác tiết lộ” các mặt hàng xuất khẩu vi phạm Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí (AECA) và ITAR.
Tài liệu về một số khí tài khác bị xuất khẩu trái phép bao gồm vận tải cơ C-130, cường kích A-10, cường kích hạng nhẹ A-7H, trực thăng AH-64 và tên lửa hành trình Tomahawk.
Honeywell sau đó cho biết các công nghệ liên quan vụ bán bản vẽ “được đánh giá có tác động đến an ninh quốc gia” của Mỹ dù đã được thương mại hóa trên toàn thế giới, song khẳng định không chia sẻ “chuyên môn kỹ thuật hoặc chi tiết sản xuất”.
Trung Quốc từ lâu bị cáo buộc triển khai hoạt động gián điệp công nghiệp nhằm thu thập bí mật công nghệ quân sự và thương mại, bao gồm các hệ thống thuộc lĩnh vực hàng không và đặc biệt là động cơ máy bay.
Mỹ và Bỉ hồi năm 2018 phối hợp bắt một điệp viên Trung Quốc với cáo buộc đánh cắp thông tin hàng không vũ trụ từ nhiều công ty Mỹ. Tình báo Trung Quốc bị nghi đã thu được những thông tin nhạy cảm về nhiều hệ thống vũ khí hiện đại của Mỹ, bao gồm tiêm kích tàng hình F-22 và F-35.
Xuất khẩu vũ khí Trung Quốc 'thất thế' trước hàng Mỹ
Xuất khẩu vũ khí Trung Quốc giai đoạn 2016-2020 giảm 7,8% so với chu kỳ 5 năm trước đó, trong khi nhiều bên tăng mua khí tài Mỹ.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 15/3 công bố báo cáo tình hình mua bán vũ khí toàn cầu, cho biết Trung Quốc là nước xuất khẩu khí tài quân sự nhiều thứ năm thế giới với 5,2% doanh số toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ, nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, tăng thị phần toàn cầu từ 32% giai đoạn 2011-2015 lên 37% trong chu kỳ 5 năm sau đó, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc lại giảm 7,8%.
Máy bay không người lái CH-4B do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Xinhua .
Một số chuyên gia quân sự cho rằng suy giảm xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh bắt nguồn từ chính sách của chính quyền cựu tổng thống Donald Trump, trong đó thúc đẩy các đồng minh, đối tác tại châu Á - Thái Bình Dương mua vũ khí Mỹ nhằm đối phó với "mối đe dọa Trung Quốc".
"Trump là nhà buôn vũ khí lớn, người tìm cách đẩy cao căng thẳng trong khu vực và thúc đẩy nhiều nước châu Á mua khí tài do Mỹ chế tạo, nhằm tăng cường doanh thu cho các tập đoàn vũ khí Mỹ", chuyên gia quân sự Tống Trung Bình ở Hong Kong nhận xét.
Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á, đã tăng mua vũ khí lên mức 124% trong 5 năm qua. Bộ Quốc phòng Nhật được cho là đã lên kế hoạch chi 240 tỷ USD từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2024 để mua sắm khí tài tăng cường năng lực tấn công lẫn phòng thủ trên không và trên biển đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, Triều Tiên. Hồi tháng 7/2020, Tokyo thông báo kế hoạch mua 105 tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ trị giá 23 tỷ USD.
Thiệt hại kinh tế từ đại dịch Covid-19 cũng khiến nhiều quốc gia xem xét lại chính sách quốc phòng và cắt giảm những hợp đồng vũ khí lớn. Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận xu hướng chậm lại của hoạt động xuất khẩu vũ khí này có thể tiếp tục hay không.
"Tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 có thể khiến một số quốc gia đánh giá lại hoạt động nhập khẩu vũ khí của họ trong những năm tới", Pieter Wezeman, chuyên gia thuộc dự án Chương trình Chi tiêu Quân sự và Vũ khí của SIPRI, cho biết.
Cũng theo báo cáo của SIPRI, Pakistan, Bangladesh và Algeria là những nước nhập khẩu nhiều vũ khí nhất của Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2020.
Châu Á và châu Đại dương là khu vực nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhận 42% vũ khí xuất khẩu toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020. Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pakistan là những quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất khu vực.
Xuất khẩu vũ khí toàn cầu ngừng tăng sau một thập kỷ Lượng vũ khí mua bán toàn cầu chững lại trong giai đoạn 2016-2020, chấm dứt một thập kỷ liên tục gia tăng. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 15/3 công bố báo cáo cho biết ba nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới là Mỹ, Pháp và Đức tăng chuyển giao vũ khí, song Nga và Trung...