Mỹ phản ứng tuyên bố của Trung Quốc về biển Đông
Mỹ cho biết nước này lưu ý thông báo của Trung Quốc về việc sắp hoàn thành cải tạo ở các bãi đá ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) trên biển Đông và quan ngại về kế hoạch xây dựng thêm của Bắc Kinh
Trung Quốc cải tạo trái phép trên đá Vành khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Hãng tin Reuters dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 16-6 cho rằng: “Kế hoạch của Trung Quốc không góp phần giảm căng thẳng, hỗ trợ các giải pháp ngoại giao và hòa bình khẩn cấp hay củng cố tuyên bố chủ quyền trên biển.
Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép từ năm ngoái, báo động nhiều quốc gia châu Á và đối mặt với sự chỉ trích ngày càng gay gắt từ Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16-6 đã ra tuyên bố cho biết hoạt động cải tạo trái phép này sắp hoàn thành nhưng chỉ nói chung chung mà không chỉ rõ hoạt động cải tạo tại khu vực nào trong số 7 bãi đá sắp hoàn tất. Bắc Kinh còn ngang ngược cho rằng điều này “phù hợp với kế hoạch làm việc”, đồng thời tuyên bố sẽ xây cơ sở hạ tầng trên các đảo để “hoàn thiện những chức năng liên quan”.
Video đang HOT
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ biển Đông, tuyến đường hàng hải quan trọng với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỉ USD được vận chuyển qua vùng này mỗi năm.
Ngoài các hoạt động xây dựng phi pháp trên biển Đông, Trung Quốc còn bị giới chức Mỹ cáo buộc tấn công máy tính chính phủ nước này, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước trước thềm cuộc gặp thường niên Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ – Trung, diễn ra từ 22 đến 24-6 tại Washington.
Bà Mira Rapp Hooper, chuyên gia biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định động thái thông báo kế hoạch kết thúc xây dựng mà Trung Quốc vừa đưa ra có thể chỉ là sự điều chỉnh nhằm giảm căng thẳng ngoại giao trước thềm cuộc đối thoại nói trên. Bà Hooper còn nhấn mạnh rằng động thái này không phải là dấu hiệu thể hiện sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc.
Đỗ Quyên (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Kế hoạch khủng 40 tỉ USD trên không gian của Nga
Nga có kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ không gian riêng trước năm 2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong phiên đối thoại trực tuyến thường niên lần thứ 13 diễn ra ngày 16-4.
Theo hãng tin Sputnik, kế hoạch xây dựng một tiền đồn mới ngoài vũ trụ của Nga đã được phê duyệt vào tháng 12-2014 bởi ông Oleg Ostapenko, người đứng đầu hãng vũ trụ Roscosmos. Ông nói trạm không gian mới này sẽ đóng vai trò là nền móng cho dự án trên mặt trăng của Nga.
Tổng thống Putin phát biểu: "Trước năm 2023, chúng tôi có kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ không gian của riêng Nga. Chúng tôi nhất định sẽ thực hiện thành công dự án này, và chắc chắn sẽ do chính chúng tôi kiểm soát nó". Tổng thống Nga nói thêm rằng việc xây dựng và thực thi kế hoạch một thập kỉ như thế cho tương lai là cần thiết. Nga vẫn tích cực tham gia vào việc sử dụng và bảo trì trạm vũ trụ quốc tế (ISS) theo tiêu chuẩn khoa học và kinh tế mặc dù sự thật là chỉ 1/20 lãnh thổ Nga được thấy từ trạm không gian ISS này.
"Từ trạm vũ trụ quốc gia của riêng mình thì tất nhiên chúng tôi sẽ có thể thấy toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của đất nước chúng tôi", ông Putin nhấn mạnh.
Nga sẽ xây dựng trạm vũ trụ quỹ đạo quốc gia trước năm 2023 (NASA)
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, hồi tháng 5-2014, nói rằng Moscow đang xem xét liệu có nên ra khỏi chương trình ISS để tiết kiệm quỹ cho trạm không gian riêng đầy hứa hẹn của Nga hay không. Trong tháng Hai, Nga cho biết Nga sẽ tiếp tục dùng trạm không gian ISS cho đến khoảng năm 2024, và có kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình mà dùng các mô-đun ISS hiện có. Theo hãng tin Sputnik, số tiền tài trợ cho dự án xây dựng trạm không gian này của Nga đến năm 2015 là sắp xỉ khoảng 40 tỉ USD.
Bảo Anh
Theo_PLO
Trung Quốc lên kế hoạch "xuyên thủng nóc nhà thế giới" Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt chạy ngầm dưới chân núi Everest nối liền Trung Quốc và Nepal. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết nước này sẽ mở rộng tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng "theo yêu cầu từ phía Nepal", bao gồm một con đường hầm bên dưới "nóc nhà của thế...