Mỹ phản đối Trung Quốc dùng hải quân đe dọa tàu cá ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết nước này không muốn Trung Quốc sử dụng hải quân đe dọa tàu cá các nước khác trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner. Ảnh: Times of Israel.
“Chúng tôi biết thông tin có tàu Trung Quốc hoạt động” gần bãi Hải Sâm, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, Reuters dẫn lời Mark Toner, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói. “Chúng tôi không muốn họ sử dụng… hải quân để đe dọa các tàu cá khác trong khu vực”.
Giới chức Philippines hôm qua cho biết Trung Quốc vài tuần gần đây đã điều 7 tàu tới bãi Hải Sâm, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngăn ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường truyền thống này.
Video đang HOT
Quân đội Philippines sau đó thông báo đang tìm cách xác nhận sự hiện diện của tàu Trung Quốc gần bãi Hải Sâm. Một tàu chiến Trung Quốc được cho là đã bắn cảnh cáo ngư dân Philippines tại đây vào năm 2011.
Trung Quốc trong cùng ngày giải thích rằng các tàu trên được điều đến bãi Hải Sâm để kéo một tàu mắc cạn và hiện chúng đã rời khỏi vùng biển này. “Để đảm bảo an toàn đi lại và điều kiện làm việc, Trung Quốc kêu gọi các tàu cá gần khu vực rời đi”, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói.
Bộ Ngoại giao Philippines thông báo đang theo dõi thông tin về tình hình thực địa và kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, không thực hiện các hành động có thể làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng Biển Đông, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/2 một lần nữa khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông kêu gọi các bên hành động có trách nhiệm, mang tính xây dựng trong việc duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông cũng như khu vực dựa trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 .
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trước đó yêu cầu Trung Quốc không nên có những hành động “gây hấn” trong khu vực, cảnh báo việc quân sự hóa Biển Đông sẽ dẫn đến “những hậu quả rõ ràng”. Ông Hồng yêu cầu Washington “dừng phóng đại và nhạy cảm hóa vấn đề này”.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc nói đóng tàu sân bay nhằm bảo vệ lợi ích nơi xa
Chuẩn đô đốc Yin Zhuo, thành viên hội đồng cố vấn hải quân Trung Quốc về an ninh mạng, nói rằng Trung Quốc đóng tàu sân bay nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở nơi xa.
Máy bay J-15 (nhái kiểu Su-33 của Liên Xô) đáp xuống tàu Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Ảnh: Hải quân Trung Quốc
"Việc bảo vệ tình trạng chính trị, kinh tế và sự an toàn lao động của người Trung Quốc ở nước ngoài là tối quan trọng để bảo vệ sự phát triển kinh tế trong nước và thành quả của chính sách cải cách - mở cửa của Trung Quốc", tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 3.3 dẫn phát biểu của ông Yin với Tân Hoa xã.
Với đầu tư của Trung Quốc tại 155 quốc gia và 120 triệu lượt công dân đi du lịch nước ngoài năm 2015, ông Yin, từng là cố vấn chính trị quốc gia, cho rằng tàu sân bay là cần thiết để bảo vệ tài sản của Trung Quốc và công dân của họ ở nước ngoài.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận hồi đầu năm 2016 rằng nước này đang đóng tàu sân bay thứ hai, tàu này sẽ hoàn toàn do Trung Quốc sản xuất. Ông Yin nói rằng tàu sân bay của Trung Quốc "không xâm lược hoặc đe dọa các nước láng giềng" và học thuyết "chủ động tự vệ" của Bắc Kinh sẽ không thay đổi.
Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc hiện nay, đã vài lần tham gia các cuộc tập trận ở Biển Đông kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2012. Theo South China Morning Post, hiện nay tàu sân bay này được sử dụng chủ yếu cho mục đích đào tạo.
Trung Quốc đang ráo riết tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông; dù vậy Ni Lexiong, nhà phân tích quân sự ở Thượng Hải cho rằng tàu sân bay Trung Quốc sẽ không ghé vào Biển Đông trong tương lai gần. "Điều động tàu sân bay là một tuyên bố ngoại giao mạnh mẽ. Đó là minh chứng sức mạnh của một quốc gia và ý chí quyết liệt trong việc sẽ sử dụng vũ lực", ông Ni nhận định.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Hải quân Trung Quốc ra mắt bến tàu nổi đầu tiên Theo tờ Quân giải phóng Nhật báo, Hải quân Trung Quốc ngày 1-3 đã hoàn tất việc chế tạo bến tàu nổi đầu tiên để làm nơi sửa chữa tàu chiến xa bờ biển. Đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh trong nỗ lực hiện đại hóa lưc lượng hải quân của mình. Theo đó, bến tàu nổi đầu tiên mang...