Mỹ phản đối Trung Quốc đưa máy bay quân sự đến Trường Sa
Giới chuyên gia nhận định việc Bắc Kinh đưa máy bay quân sự phi pháp tới Trường Sa là nhằm phô trương sức mạnh trên biển.
Chiếc Y-8 hạ cánh phi pháp trên đá Chữ Thập – Ảnh: Sina
Đài CNN hôm qua 19.4 đưa tin Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho một máy bay tuần tra biển Y-8 hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa chiều 17.4.
Đó là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc công khai thừa nhận cho máy bay quân sự đáp xuống đá Chữ Thập. Theo Hoàn Cầu thời báo, chiếc Y-8 đã đưa 3 công nhân xây dựng làm việc phi pháp trên đá Chữ Thập đến đảo Hải Nam để cấp cứu.
Trả lời câu hỏi về vấn đề này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngang nhiên tuyên bố ứng cứu công dân là nhiệm vụ của quân đội và chiến dịch “diễn ra trên đất Trung Quốc thì không có gì gây ngạc nhiên”.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ đã phản bác những lời lẽ này. “Chúng tôi biết rằng một máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh xuống đá Chữ Thập được tuyên bố là nhằm thực hiện sứ mệnh nhân đạo sơ tán 3 công nhân bị bệnh. Tuy nhiên, tại sao Trung Quốc lại dùng máy bay quân sự mà không phải là máy bay dân sự”, CNN dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis nói. Ông tuyên bố thêm: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tái khẳng định không có kế hoạch triển khai máy bay quân sự tại các tiền đồn ở Trường Sa”.
Video đang HOT
Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định động thái nói trên nhằm thử nghiệm đường băng phi pháp trên đá Chữ Thập và phô trương sức mạnh trên biển. Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Vương Á Nam hồ hởi tuyên bố nếu Y-8 hạ cánh trên đá Chữ Thập được thì chiến đấu cơ cũng làm được và một khi máy bay chiến đấu được triển khai đến khu vực, Trung Quốc có thể kiểm soát không phận với bán kính 500 km.
Hiện dư luận quốc tế liên tục cảnh báo Trung Quốc sẽ có hành động gây biến động ở Biển Đông nhằm đón đầu khả năng phải nhận phán quyết bất lợi trong vụ kiện của Philippines.
Dự kiến, Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan sẽ ra phán quyết cho vụ kiện vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Hôm qua 19.4, Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Anh phụ trách khu vực Đông Á Hugo Swire nhấn mạnh rằng tất cả các bên phải tuân thủ phán quyết của PCA.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 18.4 lại nhắc lại quan điểm gây nhiều phản ứng rằng “không nên quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông. Phát biểu này được đưa ra trong cuộc gặp ở Moscow giữa ông Lavrov với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Theo Tân Hoa xã, ông Vương còn kêu gọi Nga cùng Trung Quốc phản đối “việc lạm dụng dùng tòa trọng tài phân xử”.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Mỹ phản ứng vụ Trung Quốc đưa máy bay quân sự đến đá Chữ Thập
Bộ Quốc phòng Mỹ phản đối việc Trung Quốc đưa máy bay quân sự trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho rằng hành động này của Bắc Kinh là đáng lo ngại.
Máy bay tuần tra trinh sát biển loại Y-8 của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
"Chúng tôi hiểu rằng máy bay quân sự Trung Quốc đã đáp xuống đá Chữ Thập hôm 17.4 và được Trung Quốc giải thích là hoạt động nhân đạo để đưa 3 công nhân bị thương đến bệnh viện", CNN dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis trong một thông cáo ngày 18.4.
"(Tuy nhiên), không rõ tại sao Trung Quốc lại sử dụng máy bay quân sự (cho hoạt động cứu hộ) thay vì máy bay dân sự", Lầu Năm Góc chất vấn.
Máy bay tuần tra biển Y-8 của Trung Quốc đã đưa 3 công nhân được cho là bị thương khi làm việc đến một bệnh viện ở đảo Hải Nam, theo Tân Hoa xã.
Trung Quốc lần đầu tiên chính thức công bố việc sử dụng máy bay quân sự đến đá Chữ Thập. Hồi tháng 1.2016, 2 máy bay dân sự đã hạ xuống đường băng phi pháp Bắc Kinh xây dựng ở đá Chữ Thập, làm dấy lên sự phản đối của nhiều nước.
Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây thành đảo nhân tạo phi pháp - Ảnh:AMTI
Bắc Kinh ngang ngược nói rằng việc sử dụng máy bay quân sự phục vụ cứu hộ là "hoạt động thường xuyên" của quân đội Trung Quốc và "không có gì đáng lo ngại cả" (?) vì hoạt động trên "lãnh thổ của Trung Quốc", theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 18.4.
Nhiều nước, bao gồm cả Mỹ, Philippines và Việt Nam lo ngại Trung Quốc muốn biến Trường Sa trở thành tiền đồn quân sự ở Biển Đông để đối phó với các nước trong khu vực và cả Mỹ.
"Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc xác nhận rằng họ không có kế hoạch triển khai hay điều động máy bay quân sự đến những địa điểm ở quần đảo Trường Sa nhằm ý đồ đảm bảo sự chiếm giữ của Trung Quốc ở đây", ông Davis phát biểu trong thông cáo, theo CNN.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc tuyên bố mở các chuyến bay dân sự đến đảo Phú Lâm Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi hành động gây hấn khi thông báo kế hoạch mở các chuyến bay thương mại đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi gây hấn bằng những chuyến bay dân sự sắp mở đến đảo Phú Lâm - Ảnh: Stratfor Các...