Mỹ phân bổ lại số ghế tại Hạ viện theo kết quả điều tra dân số
Texas, Florida và North Carolina sẽ trở thành những bang có thêm ghế lập pháp liên bang vào năm sau, sau khi Văn phòng thống kê dân số Mỹ ngày 26/4 đã công bố số liệu mới nhất cho thấy sự thay đổi trong phân bổ cơ cấu số ghế tại Hạ viện cũng như tỷ lệ trong cử tri đoàn.
Quang cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ ở Washington, DC, ngày 3/1/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các chuyên gia nhận định việc dữ liệu thống kê dân số Mỹ mới nhất (tính đến tháng 4/2020) được công bố sẽ có thể định hình lai quyền lực chính trị ở Washington trong thập kỉ tới. Hiến pháp Mỹ quy định 435 ghế tại Hạ viện và tỷ lệ trong cử tri đoàn để bầu tổng thống sau mỗi 4 năm được phân bổ giữa 50 bang của nước này dựa trên tỉ lệ dân số, và mỗi bang phải nhận được ít nhất 1 ghế tại Hạ viện. Số ghế cụ thể sẽ được phân định lại sau mỗi 10 năm, dựa trên kết quả điều tra dân số 1 thập kỉ.
Theo số liệu mới nhất, Texas sẽ nhận thêm 2 ghế tại Hạ viện, trong khi 5 bang là Florida, North Carolina, Colorado, Montana và Oregon sẽ có thêm 1 ghế. Ở chiều ngược lại, 7 bang là New York, California, Illinois, Michigan, Ohio, Pennsylvania và West Virginia sẽ mất 1 ghế.
Video đang HOT
Sự thay đổi ở những bang như Texas và Florida là rất đáng chú ý, do đây là những nơi đảng Cộng hòa đang nắm quyền kiểm soát và có thể xóa bỏ thế đa số mong manh hiện nay của đảng Dân chủ ở Hạ viện. Theo quy định, các bang sẽ sử dụng dữ liệu điều tra dân số mới nhất để phân bổ lại số ghế đại diện trong các cơ quan lập pháp cấp bang. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không thể hoàn tất cho đến dữ liệu dân số chính xác đến mức theo từng khu nhà được công bố, dự kiến vào tháng 9 tới.
Việc trì hoãn đó đã làm dấy lên quan ngại về việc liệu các bang có đủ thời gian để phân định lại ghế của các quận trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kì vào năm sau hay không. Tòa án Hiến pháp Mỹ năm 2019 đã phán quyết các tòa án liên bang không có thẩm quyền trong vấn đề này.
Theo thống kê mới nhất, 4 bang đông dân nhất nước Mỹ là California, Texas, Florida và New York, với tổng cộng hơn 110 triệu người, sẽ chiếm khoảng 1/3 số ghế tại Hạ viện.
Tính đến tháng 4/2020, dân số nước Mỹ là 331.449.281 người, tăng 7,4% so với 1 thập kỉ trước đó. Đây là mức tăng chậm thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ, chỉ sau thập niên 1930.
12 bang của Mỹ yêu cầu Facebook và Twitter ngăn thông tin sai lệch về vaccine
Ngày 24/3, các Trưởng công tố của 12 bang ở Mỹ đã yêu cầu Facebook và Twitter có hành động mạnh tay hơn nhằm ngăn chặn nạn lan truyền thông tin sai lệch về các vaccine ngừa COVID-19 trên mạng xã hội.
Biểu tượng của Facebook và Twitter. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thư gửi tới Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg và CEO Twitter Jack Dorsey, các Trưởng công tố đã yêu cầu hai mạng xã hội này gỡ bỏ các tài khoản có liên quan đến nhóm phản đối vaccine.
Họ cáo buộc các cá nhân và những nhóm lan truyền thông tin sai lệch đang khiến người dân Mỹ hiểu sai về độ an toàn của các loại vaccine ngừa COVID-19, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng, làm chậm lại các tiến độ giúp bảo vệ người dân trước virus, ảnh hưởng tới đà phục hồi kinh tế tại các bang.
Lá thư dẫn các số liệu từ các nhóm nghiên cứu cho thấy có 12 tài khoản đang kiểm soát tới 65% nội dung chống vaccine trên Facebook, Instagram, và Twitter, với 59 triệu người đang theo dõi các tài khoản này.
Các nhóm chống vaccine đang sử dụng các mạng xã hội để nhắm tới các cộng đồng người da màu, vốn đã có sẵn hoài nghi về vaccine do các lý do lịch sử. Các Trưởng công tố chỉ trích việc Facebook không dán nhãn thông tin sai lệch đối với các trang và các nhóm do những người chống vaccine tạo nên. Các nhóm chống vaccine thường thiếu kiến thức chuyên môn, tận dụng các nền tảng xã hội để hạ thấp nguy cơ về COVID-19, đồng thời thổi phồng rủi ro liên quan đến tiêm phòng nhằm thu lợi.
Lá thư trên có chữ ký của Trưởng công tố các bang Connecticut, Delaware, Iowa, Massachusetts, Michigan, Minnesota, New York, North Carolina, Oregon, Pennsylvania, Rhode Island và Virginia.
Lời kêu gọi được đưa ra ra ngay trước thềm phiên họp của Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Mỹ trong ngày 25/3 về chủ đề "Vai trò của mạng xã hội đối với việc phát tán thông tin sai lệch và kích động chủ nghĩa cực đoan". Dự kiến CEO của Facebook, Twitter và Google sẽ phiên điều trần trước hai tiểu ban của Hạ viện Mỹ về vấn đề chống thông tin sai lệch trên mạng.
Đáp lại, người phát ngôn Facebook Dani Lever khẳng định công ty đã gỡ bỏ hàng triệu mẩu thông tin sai lệch về dịch COVID-19, đồng thời nỗ lực giảm bớt xu hướng do dự khi tiêm phòng thông qua việc thường xuyên định hướng người dùng đến nguồn tin chính thống của giới chức y tế.
Về phần mình, Twitter khẳng định hãng dỡ bỏ hơn 22.400 dòng tweet đi ngược lại chính sách của mạng xã hội này về các bài đăng COVID-19, đồng thời ưu tiên việc gỡ các nội dung có thể gây tổn hại đến thế giới thực.
Các kịch bản cho cuộc chiến pháp lý giữa Trump - Biden về kết quả bầu cử Cử tri Mỹ có thể phải chứng kiến một cuộc chiến pháp lý kéo dài và căng thẳng giữa 2 ứng viên Donald Trump và Joe Biden nếu ông Biden giành đủ 270 phiếu cử tri để đắc cử tổng thống. Hai ứng viên tổng thống Mỹ (Ảnh: Getty) Bầu cử tổng thống Mỹ chưa thể khép lại khi kết quả chưa ngã...