Mỹ phẩm Hàn hết long lanh vì dịch COVID
Ngành công nghiệp mỹ phẩm một thời thịnh vượng của Hàn Quốc dường như đã ngày một sa sút trong đại dịch COVID-19. Làm việc từ xa thì nhu cầu trang điểm cũng giảm đi nhanh chóng, chưa kể mất đi những du khách hào phóng.
Mỹ phẩm từng là ngành công nghiệp ăn nên làm ra của Hàn Quốc – Ảnh: AFP
Chủ tịch tập đoàn mỹ phẩm Amorepacific Suh Kyung Bae từ vị trí người giàu thứ hai Hàn Quốc, nay đã tuột xuống chỉ còn trong Top 10.
Từ 8 tỉ USD vào năm 2017, khối tài sản của ông Suh nay chỉ còn 3,6 tỉ USD. Cổ phần trong tập đoàn Amorepacific chiếm phần phần lớn tài sản của ông Suh. Cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm hơn 40% kể từ mức cao hồi giữa tháng 1.
Một thời hưng thịnh
Amorepacific là công ty mẹ của những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng như Innisfree, Laniege và Sulwhasoo. Hãng đã đối diện với nhiều khó khăn ngay từ trước đại dịch.
Thế nhưng, dịch COVID-19 đã tạo ra cả một phong cách sống mới với hàng loạt giới hạn về đi lại, nhanh chóng đẩy mỹ phẩm ra khỏi ưu tiên trong đời sống thường ngày của phụ nữ.
Ngành công nghiệp làm đẹp đang ăn nên làm ra của Hàn Quốc bị cú “gió đảo chiều” trong ngày một ngày hai.
Theo hãng tư vấn Samjong KPMG, trong giai đoạn 2010-2014, các doanh nghiệp ngoại đã chi ít nhất 215 triệu USD để thâu tóm các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc.
Trong 5 năm sau đó, quốc gia Đông Á trở thành nhà xuất khẩu sản phẩm làm đẹp đứng thứ 4 thế giới. Con số 215 triệu USD từ đó phình lên 5 tỉ USD, đó là chưa tính các khoản giao dịch không được công bố.
Chẳng hạn Estée Lauder đã thực hiện thương vụ mua lại một thương hiệu mỹ phẩm châu Á đầu tiên vào tháng 11-2019. Đó là công ty Hàn Quốc Have & Be Co, được biết đến với dòng sản phẩm Dr. Jart .
Thỏa thuận trị giá 1,1 tỉ USD trên đã biến nhà sáng lập Have & Be Co, ông Chin Wook Lee, thành một tỉ phú.
Sao đổi ngôi
Đại dịch ập đến như cơn sóng thần quét đi gần như tất cả/ Các lệnh giãn cách xã hội và yêu cầu làm việc từ xa đã đẩy nhu cầu trang điểm đi xuống, đồng thời buộc các cửa hàng lần lượt đóng cửa.
Hãng nghiên cứu thị trường Mintel dự đoán doanh số bán lẻ mỹ phẩm ở Mỹ, thị trường lớn thứ ba của hàng xuất khẩu Hàn Quốc, sẽ giảm hơn 7% trong năm 2020.
Hơn thế, Hàn Quốc cũng đối mặt với việc mất dòng du khách “chịu chi” từ Trung Quốc, cũng như các tiểu thương chuyên mua hàng tại các gian miễn thuế, vì biên giới đóng cửa.
Cùng lúc đó, khách hàng Trung Quốc cũng ngày một dễ tiếp cận hơn với các thương hiệu thế giới khác. Ngay cả thị trường mỹ phẩm nội địa của Trung Quốc cũng ngày một nhộn nhịp, theo báo Straits Times .
Dù vậy, một lớp tỉ phú mới của Hàn Quốc đang nổi lên. Nhà sáng lập hãng dược Celltrion, ông Seo Jung Jin, là một trong số đó. Nhờ hoạt động phát triển phương pháp điều trị COVID-19 của hãng, khối tài sản của ông Seo đã tăng gần gấp ba trong năm nay lên 14,6 tỉ USD,
Nay, ông là người giàu đứng thứ hai tại Hàn Quốc.
Beauty blogger 51 tuổi chỉ ra 10 sản phẩm mà cô không dùng, kinh nhất là có loại còn khiến đẩy nhanh tốc độ lão hoá
Không phải cứ dùng nhiều sản phẩm dưỡng da mà đã tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tối giản chu trình dưỡng da, nhưng yên tâm là da vẫn được nuôi dưỡng đầy đủ nhé!
Ngành công nghiệp Mỹ phẩm phát triển cực mạnh khi chúng ta bắt đầu ý thức hơn về việc bảo vệ và chăm sóc da. Thế giới sản phẩm chăm sóc da bao la cùng những chiến dịch truyền thông "đi vào lòng người" từ các nhãn hàng tác động không nhỏ đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu phần trăm trong những lời quảng cáo đó là đúng?
Video đang HOT
Beauty Blogger Angie sở hữu kênh Youtube HotandFlashy với hơn 814 nghìn người theo dõi đã chỉ ra 10 sản phẩm dưỡng da mà cô không bao giờ sử dụng. Đây đều là những sản phẩm cô đã sử dụng trước đó nhưng hoàn toàn không hợp với da cô hoặc đơn giản nó không xứng đáng với những lời ca ngợi.
Kem mắt
Nghe thì có vẻ bất hợp lý khi một người ngoài 50 nhưng chẳng dùng kem dưỡng chuyên dụng cho vùng da dưới mắt. Beauty Blogger này cho biết cô không hề sử dụng bất kỳ sản phẩm kem mắt nào nhưng vùng da dưới mắt vẫn rất mịn màng, không nếp nhăn.
Nếu so sánh bảng thành phần của kem mắt và kem dưỡng cho mặt thì chúng không khác gì nhau. Chúng có cùng công thức dưỡng ẩm cùng các thành phần quen thuộc như Glycerin, Shea Butter hoặc dầu Jojoba, thậm chí là Hyaluronic Acid. Vì thế bạn hoàn toàn có thể sử dụng kem dưỡng cho mặt cho vùng da dưới mắt vì chúng có hiệu quả như nhau. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí đầu tư cho bộ dưỡng da bởi kem mắt luôn được bán giá cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm kem dưỡng thông thường.
Lời khuyên:
Nếu bạn muốn thêm khả năng chống lão hoá, hãy sử dụng kem dưỡng có Retinol và massage nhẹ nhàng vùng da quanh mắt.
Kem dưỡng da vùng cổ
Vùng da cổ (hoặc bàn tay) là những khu vực có thể nhìn thấy rõ dấu hiệu lão hoá. Chính vì thế, tương tự kem mắt, kem dưỡng da vùng cổ cũng là một sản phẩm hoàn toàn có thể thay thế bằng kem dưỡng cho mặt. Những sản phẩm dưỡng bạn dùng cho mặt hoàn toàn có thể bôi xuống vùng cổ, ngực và tay, thay vì phải sử dụng một loại kem chuyên biệt, trong khi nó chẳng khác nhau là mấy.
Lời khuyên:
Để dưỡng cho vùng da cổ, cô dùng một sản phẩm dành cho da mặt nhưng để massage riêng cho vùng cổ.
Sản phẩm gợi ý: Avene Retrinal 0.1 Intensive Cream
Khăn giấy tẩy trang
Đây là một sản phẩm được đánh giá là tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo tẩy sạch các lớp trang điểm mà không cần rửa lại với nước. Beauty Blogger này nói rằng mặc dù cô đã sử dụng sản phẩm này từ những ngày đầu tập tành skincare nhưng sau 1 thời gian, cô nhận ra rằng nó không thể làm sạch da như chu trình Double-cleansing.
Thực tế, quá trình sử dụng khăn giấy tẩy trang để làm sạch lớp trang điểm chống trôi (như mascara, kem nền...) vô tình kéo căng những vùng da nhạy cảm như mắt, môi... Và điều này khiến da vùng chùng chảy, không săn chắc và đẩy nhanh tốc độ lão hoá. Hơn nữa, nó còn chẳng làm sạch bề mặt da bởi những cặn bẩn cứng đầu vẫn còn đó.
Lời khuyên:
Dù tính tiện dụng, nhưng khăn giấy tẩy trang có thể gây ra nhiều tác hại khác lên da như kích ứng (do chất liệu khăn giấy) hoặc gây mụn vì da không được làm sạch triệt để.
Nước tẩy trang Micellar
Dù sản phẩm nước tẩy trang này được rất nhiều người sử dụng và yêu thích; bản thân nó cũng được quảng cáo là một sản phẩm tẩy trang thần thánh và nhanh gọn. Nhưng điều mà đa số người sử dụng không để ý đó là phần lớn nước tẩy trang Micellar có nguyên liệu tuyệt đối không nên để chúng thẩm thấu trên da, đó là hoạt tính kích ứng bề mặt.
(Nguồn: Internet)
Hoạt tính kích ứng bề mặt (surfactant) có khả năng làm xáo trộn cấu trúc bề mặt da. Khi dùng để làm sạch, chất này sẽ lấy hết bụi bẩn, đồng thời cả những dưỡng chất tốt ở trên bề mặt da. Dùng lâu dài, da sẽ bị mất lớp màng bảo vệ và trở nên khô nứt, mẫn cảm. Chất này thường có trong những loại sữa rửa mặt tạo bọt nữa.
Lời khuyên:
Giống như khăn giấy tẩy trang, nước tẩy trang Micellar cũng bị liệt vào danh sách cấm trong chu trình dưỡng da của Beauty Blogger này.
Sữa rửa mặt tạo bọt hoặc tẩy da chết có hạt cho mặt
Những tưởng các sản phẩm này sẽ giúp da sạch mịn, nhưng chúng ta hoàn toàn đã nhầm. Trái lại, nó khiến da luôn trong tình trạng đỏ ửng và dễ kích ứng. Bạn nào cũng ở tình trạng tương tự thì nên kiểm tra và cân nhắc kỹ có nên tiếp tục sử dụng những sản phẩm này không.
Những sản phẩm này có thể bào mòn hoặc gây kích ứng cho làn da. Không những thế, những loại tẩy da chết dạng hạt lại không thân thiện với môi trường. Hoặc những loại sữa rửa mặt tạo bọt, có thể giúp bạn làm sạch lớp trang điểm cũng như kem chống nắng, nhưng đồng thời cũng lấy đi hết những dưỡng chất khác trên da da.
Lời khuyên:
Double cleansing gợi ý từ Beauty Blogger
- Bước đầu tiên là tẩy trang dạng sáp gốc dầu Clinique Take the day off cleansing balm và massage trên da khô.
- Bước tiếp theo là sữa rửa mặt dạng gel Neutrogena Hydro Boost Gentle Cleansing Lotion.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học chứa các hợp chất hữu cơ như: Oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học như một màng lọc tia UV từ ánh nắng. Màng lọc này hấp thụ và thay đổi các tia tử ngoại thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da. Chính vì lý do này, kem chống nắng hoá học dễ gây kích ứng cho da.
Beauty Blogger cho biết cô phát hiện điều này từ khi bắt đầu sử dụng thêm những thành phần chống lão hoá như Retinol, Vitamin C và da của cô bắt đầu thấy xót khi bôi kem chống nắng hoá học vào mỗi buổi sáng. Sau khi thay đổi, da cô đã thấy ổn hơn khi chuyển qua kem chống nắng vật lý. Cũng nói thêm rằng kem chống nắng vật lý nhẹ dịu cho làn da hơn, cùng với kết cấu bền vững sẽ bảo vệ da hiệu quả hơn.
Lời khuyên:
Sản phẩm gợi ý từ Beauty Blogger
- Elta MD UV Elements SPF 44 cho da khô
- Australian Gold Botanical Tinted BB Sunscreen SPF 50 (có 3 màu) cho da dầu
Dầu dưỡng da
Mặc dù làn da của cô không gặp bất kỳ phản ứng tiêu cực nào khi dùng, nhưng cô cho rằng thực chất dầu dưỡng da không "thần thánh" như những gì được quảng cáo: Chống lão hoá, siêu dưỡng ẩm... Ví dụ một loại dầu dưỡng da có thể chứa Vitamin A tự nhiên nhưng tỷ lệ của chất đó trong sản phẩm lại cực kỳ ít, và nó chẳng có tác dụng nào rõ ràng trên da cả. Bạn có thể dùng dầu dưỡng da để khóa tất cả dưỡng chất mà trước đấy đã sử dụng. Nhưng không nên kỳ vọng vào bất kỳ tác dụng khác.
Lời khuyên:
Nếu bạn muốn thêm những thành phần dưỡng da chuyên sâu thì có thể tham khác các sản phẩm serum như Timeless Vitamin C E Ferulic Acid Serum chứa vitamin C tự nhiên hoặc The Ordinary Retinol 1% .
Sản phẩm bổ sung hormone tăng trưởng
Đây là một trào lưu khá mới trong dưỡng da. Các chiến dịch truyền thông đã khiến bạn tin rằng, những các sản phẩm bổ sung hormone tăng trưởng sẽ giúp bạn giải quyết tất tần tật vấn đề nếp nhăn trên da, kích thích sản sinh collagen hoặc elastin.
Sản phẩm bổ sung hormone tăng trưởng (HGH) được áp dụng với các phương pháp chống lão hoá.
Tuy nhiên, có một sự thật là collagen hay elastin không hấp thụ dưới da được. Nên nếu chỉ bôi ngoài da thì sẽ chẳng thể nào đáp ứng được ngần đó tác dụng. Suy ra, nó thực sự không thần thánh như những gì nó được ca ngợi.
Lời khuyên:
Collagen là chất vốn đã có trong cơ thể tự nhiên. Tuy nó sẽ hao hụt trong quá trình trưởng thành nhưng bạn vẫn có thể bổ sung collagen qua đường uống, tập thể thao và có một chế độ sinh hoạt hợp lý.
Bọc gối bằng lụa
Tuy không phải sản phẩm dưỡng da, nhưng bọc gối bằng lụa lại có những tác dụng hỗ trợ dưỡng da. Ví dụ, sản phẩm được quảng cáo là không làm kích ứng da khi ngủ, làm chậm quá trình lão hoá da và giữ nếp tóc khi đang ngủ. Cũng giống như những sản phẩm cô không dùng khác, dù đã sử dụng nhưng không thể thấy được tác dụng rõ ràng hoặc như những gì nó được miêu tả.
Lời khuyên:
Chất liệu lụa làm mát nhưng sẽ hợp với khu vực khí hậu nóng ẩm. Với thời tiết lạnh, sử dụng gối lụa có thể khiến bạn bị lạnh và mất ngủ.
Serum chứa Hyaluronic Acid riêng biệt
Đây là thành phần dưỡng ẩm cho da vô cùng tốt. Nó giúp củng cố lớp màng ẩm bảo vệ da và tránh thất thoát độ ẩm bay hơi khỏi da cả ngày. Chính vì thế, phần lớn các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng dưỡng ẩm đều chứa Hyaluronic Acid.
Hãy kiểm tra các sản phẩm dưỡng da khác trong chu trình, nếu nó đã có sẵn Hyaluronic Acid hoặc Sodium Hyaluronate, thì bạn sẽ không cần phải mua bất kỳ serum Hyaluronic Acid riêng biệt nào cả.
Lời khuyên:
Thay vào đó, hãy tập trung vào các vấn đề khác trên da và chọn những sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu hơn. Ví dụ da không đều màu, da lão hoá...
Loạt sản phẩm chăm sóc da phổ biến có thể gây hại nhiều hơn lợi Làm đẹp không đúng cách, sử dụng sai hoặc quá mức các sản phẩm hóa mỹ phẩm dưới đây có thể khiến làn da bị tổn thương, nổi mụn, thậm chí là gây bệnh da liễu. Công cuộc làm đẹp không hề dễ dàng với tất cả mọi người, ngay cả người Ai Cập cổ đại cũng đã biết sử dụng một loại...