Mỹ phái tàu vận tải cao tốc tối tân nhất đến Việt Nam
Trong hơn 10 ngày (17-28/08/2015), tàu vận tải cao tốc Millinocket tối tân của Mỹ sẽ ghé cảng Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình hoạt động và tập huấn nhân đạo thường niên mang tên Đối tác Thái Bình Dương (Pacific Partnership) do Hải quân Mỹ chủ xướng.
Tàu vận tải cao tốc Millinocket của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Theo ghi nhận của báo mạng Nhật Bản The Diplomat, Việt Nam là một trong 7 nước được Mỹ mời góp phần vào chương trình Đối tác Thái Bình Dương năm nay. Ngoài Việt Nam, chương trình cũng đã diễn ra ở Philippines và sẽ được tổ chức ở các đảo quốc Fiji, Papua New Guinea, Kiribati, Micronesia và Quần đảo Solomon.
Theo Hải quân Hoa Kỳ, sự kiện Việt Nam đón tiếp các hoạt động trong chương trình này chứng tỏ quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai nước, kể cả trong lĩnh vực hàng hải, nhất là trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Như để đánh dấu sự kiện đó, cùng với tàu bệnh viện Mercy, đã từng đến Việt Nam trước đây, lần này Hải quân Mỹ lần đầu tiên cho tàu vận tải cao tốc USNS Millinocket tham gia chương trình tại Việt Nam. Ngoài các hoạt động như chữa và khám bệnh miễn phí cho cư dân, sẽ có những cuộc tập huấn về cứu hộ, cứu nạn cùng với Hải quân Việt Nam.
Chiếc Millinocket thuộc loại tàu gọi là đa năng cao tốc (JHSV) của quân đội Mỹ, vừa mới được Hải quân Mỹ đưa vào hoạt động vào tháng Ba năm 2014. Gọi là đa năng là vì loại tàu này vừa có thể dùng làm tàu vận tải, chở quân lính và chuyển vận vũ khí, vừa có thể tham gia vào cả các nhiệm vụ nhân đạo hay đối phó thiên tai.
Đối tác Thái Bình Dương là một sáng kiến của Hải quân Mỹ, phối hợp với các quốc gia khác và các tổ chức phi chính phủ để hình thành ra một lực lượng hỗn hợp, hàng năm ghé một số nước nhất định để tổ chức các hoạt động nhân đạo cũng như hoạt động nhằm thúc đẩy năng lực ứng phó thiên tai, thảm họa tự nhiên của các nước.
Theo Bizlive
Video đang HOT
Cận cảnh cầu phao đổ bộ khổng lồ của Mỹ-Hàn Quốc
Trong cuộc tập trận mới đây, Hải quân Mỹ-Hàn Quốc đã thiết lập cầu phao đổ bộ dài đến 560m để các phương tiện cơ giới đi từ tàu vận tải và đất liền.
Hoạt động thiết lập cầu phao đổ bộ nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận lớn của Hải quân Mỹ - Hàn bắt đầu từ tháng 6. Cuộc tập trận nhằm tăng cường các kỹ năng vận tải, đổ bộ, liên lạc cũng như sự hợp tác giữa quân đội Hàn Quốc và Mỹ. Ảnh: cầu phao đổ bộ khổng lồ dài tới 560 mét được Mỹ-Hàn huy động trong cuộc tập trận. Phía Mỹ đã cử 900 thủy thủ cùng hơn 40 chiến hạm và nhiều thiết bị khác tham gia cuộc tập trận. Ảnh: xe bọc thép Humvee đang đổ bộ từ cầu phao lội nước tiến lên đất liền. Phía Hàn Quốc đã cử 800 thủy thủ cùng 20 tàu thuyền và nhiều thiết bị vũ khí tham gia đợt huấn luyện. Ảnh: pháo tự hành K-9 Thunder của Hàn Quốc đang đổ bộ lên bờ biển. Cầu phao được kết nối với tàu đổ bộ Perryville (LCU 2034) của Quân đội Mỹ để chuẩn bị đón các phương tiện, vũ khí. Loại tàu đổ bộ này có thể mang theo 350 tấn hàng hóa. Hệ thống đường phao đổ bộ được kéo dài lên bờ biển. Nó cho phép xe tăng, xe bọc thép và các phương tiện vũ khí khác di chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời cũng cho phép các lính thủy đánh bộ từ ngoài biển di chuyển được nhanh chóng vào sâu đất liền. Để chuẩn bị cho đường đổ bộ kéo dài nối liền với cầu phao như thế này, trước đó Mỹ đã huy động các xe ủi san đường và đồng thời cho máy tời tấm đổ bộ kéo dài ra biển. Ảnh chụp từ trên cao cho thấy các binh sĩ đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho cuộc huấn luyện. Các binh sĩ đang bện các sợi dây thừng to lại với nhau. Dự kiến cuộc tập trận này kéo dài tới ngày 9/7.
Hoạt động thiết lập cầu phao đổ bộ nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận lớn của Hải quân Mỹ - Hàn bắt đầu từ tháng 6.
Cuộc tập trận nhằm tăng cường các kỹ năng vận tải, đổ bộ, liên lạc cũng như sự hợp tác giữa quân đội Hàn Quốc và Mỹ. Ảnh: cầu phao đổ bộ khổng lồ dài tới 560 métđược Mỹ-Hàn huy động trong cuộc tập trận.
Phía Mỹ đã cử 900 thủy thủ cùng hơn 40 chiến hạm và nhiều thiết bị khác tham gia cuộc tập trận. Ảnh: xe bọc thép Humvee đang đổ bộ từ cầu phao lội nước tiến lên đất liền.
Phía Hàn Quốc đã cử 800 thủy thủ cùng 20 tàu thuyền và nhiều thiết bị vũ khí tham gia đợt huấn luyện. Ảnh: pháo tự hành K-9 Thunder của Hàn Quốc đang đổ bộ lên bờ biển.
Cầu phao được kết nối với tàu đổ bộ Perryville (LCU 2034) của Quân đội Mỹ để chuẩn bị đón các phương tiện, vũ khí.
Loại tàu đổ bộ này có thể mang theo 350 tấn hàng hóa.
Hệ thống đường phao đổ bộ được kéo dài lên bờ biển.
Nó cho phép xe tăng, xe bọc thép và các phương tiện vũ khí khác di chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Đồng thời cũng cho phép các lính thủy đánh bộ từ ngoài biển di chuyển được nhanh chóng vào sâu đất liền.
Để chuẩn bị cho đường đổ bộ kéo dài nối liền với cầu phao như thế này, trước đó Mỹ đã huy động các xe ủi san đường và đồng thời cho máy tời tấm đổ bộ kéo dài ra biển.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy các binh sĩ đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho cuộc huấn luyện.
Các binh sĩ đang bện các sợi dây thừng to lại với nhau. Dự kiến cuộc tập trận này kéo dài tới ngày 9/7.
Theo_Kiến Thức
Tàu ngầm Kilo 185 - Khánh Hòa đã tiến vào Quân cảng Cam Ranh Hai ngày sau khi được đưa về vịnh Cam Ranh, khoảng 10 giờ 40 sáng 2.7, tàu ngầm Kilo 185-Khánh Hòa đã vào Quân cảng Cam Ranh an toàn. Trước đó, từ sáng cùng ngày, các chuyên gia đã thực hiện các thao tác kỹ thuật chuẩn bị cho việc lai dắt chiếc tàu ngầm thứ 4 của Việt Nam vào quân cảng...