Mỹ phai nhạt vai trò lãnh đạo tại hội nghị WHO
Tiếng nói nhạt nhòa của Mỹ tại phiên họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) năm nay cho thấy Washington đang từ bỏ tham vọng lãnh đạo toàn cầu.
Kỳ họp thường niên của WHA, cơ quan ra quyết sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thường không thu hút nhiều sự chú ý của dư luận quốc tế, ngoài giới chuyên môn liên quan trực tiếp.
Nhưng cuộc họp tuần này lại rất khác biệt, không chỉ bởi lần đầu tiên nó được tổ chức trực tuyến trong hai ngày do Covid-19. Trong hai ngày đó, dư luận quốc tế đã hình dung rõ ràng hơn bao giờ hết một trật tự thế giới mới, trong đó Mỹ không còn giữ vai trò “anh cả” dẫn dắt các nước trong nỗ lực ứng phó với kẻ thù chung là Covid-19.
“Điều này không phải do Mỹ đã sụp đổ, mà là cường quốc này đã từ bỏ mọi tham vọng giữ vị thế lãnh đạo toàn cầu cũng như chức năng khơi gợi cảm hứng toàn cầu của mình”, cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt viết trong bài bình luận đăng trên Washington Post. “Đây là một thực tế rất mới, đáng buồn là như vậy”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 18/5. Ảnh: Reuters.
Người thu hút sự chú ý trong một sự kiện tầm cỡ quốc tế như vậy lần này không phải là Tổng thống Mỹ, khi Trump đã từ chối phát biểu tại hội nghị. Thay vào đó, mọi ánh mắt đổ dồn vào bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Ông ấy đã có màn thể hiện đầy chỉn chu, tự tin và rất hiệu quả”, Bildt đánh giá. “Bài phát biểu Chủ tịch Tập nêu lên 4 thông điệp: Trung Quốc đã kiểm soát đã khống chế thành công và vượt qua khủng hoảng, Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ phần còn lại của thế giới chống dịch, đặc biệt là châu Phi, Trung Quốc đại diện cho sự minh bạch và vaccine Covid-19 phải được coi là một thứ hàng hóa phổ cập cho tất cả mọi người”.
Sau đó là màn thể hiện của các lãnh đạo châu Âu. Tiếng nói của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel được phát đi rộng rãi với thông điệp ủng hộ mạnh mẽ hợp tác toàn cầu trong nỗ lực chống dịch, nhất là thông qua WHO.
Liên minh châu Âu (EU) trong khi đó cẩn thận chuẩn bị những công việc ngoại giao cần thiết để đạt được sự đồng thuận cho nghị quyết kêu gọi tiến hành một cuộc đánh giá độc lập, công bằng và toàn diện về phản ứng y tế toàn cầu đối với Covid-19, bao gồm việc điều tra các động thái của WHO.
Video đang HOT
Ý tưởng về việc đánh giá những gì đã thực sự xảy ra ở Trung Quốc, nơi đầu tiên báo cáo các ca nhiễm nCoV, được Australia nêu lên đầu tiên từ cách đây vài tuần. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt trước đề xuất này.
Nhưng EU đã khéo léo điều chỉnh ngôn ngữ khi kêu gọi tiến hành cuộc đánh giá đến mức Australia đã quyết định đồng bảo trợ cho nghị quyết này. Ngôn ngữ trong nghị quyết, tất nhiên mang tính ngoại giao hơn những phát ngôn hùng hồn từ Nhà Trắng, rõ ràng đã thỏa mãn mong muốn ban đầu của Australia, Bildt nhận xét.
Trung Quốc hiểu rõ áp lực mà họ đang đối mặt. Muốn thể hiện mình là một bên liên quan có trách nhiệm trong nỗ lực hợp tác y tế toàn cầu, Bắc Kinh đã gạt sang một bên những lời phản đối và chấp nhận các yêu cầu đánh giá toàn diện về Covid-19 trong nghị quyết.
Khoảng hơn 4 tiếng sau phát biểu của hàng loạt lãnh đạo thế giới tại WHA, Mỹ mới bắt đầu lên tiếng. Nhưng thông điệp của Washington được truyền đi qua Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar lại khác biệt rõ rệt với các bài phát biểu khác và nó chỉ làm tăng thêm ấn tượng rằng Mỹ hứng thú đối đầu với Trung Quốc hơn nhiều so với đấu tranh chống dịch bệnh.
Đồng thời, bên ngoài WHA, chính quyền Trump tiếp tục tung ra hàng loạt cáo buộc nhằm vào Trung Quốc và WHO. Tổng thống Mỹ còn gửi “tối hậu thư” dọa sẽ rời khỏi WHO trong vòng 30 ngày tới nếu tổ chức “không cải thiện đáng kể”.
Nhưng rốt cuộc, Mỹ cũng phải chấp nhận một thực tế rằng dự thảo nghị quyết dưới sự dẫn dắt của EU cuối cùng đã được WHA thông qua, trong khi vai trò của Mỹ hoàn toàn nhạt nhòa. Điều này từng được coi là “không thể xảy ra” trước đây, khi thế giới vẫn quen với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong những vấn đề khẩn cấp toàn cầu.
“Đây thực sự là một thảm họa đối với những ai quan tâm. Nhưng phải nói rằng, đối với bất kỳ ai theo dõi các cuộc thảo luận tại WHA, dường như thảm họa thực tế đã xảy ra”, cựu thủ tướng Thụy Điển bình luận. “Một thế giới vắng bóng Mỹ đã hiển hiện rõ nét: Trung Quốc quyết đoán và tự tin. Châu Âu đang cố gắng cứu vãn những gì còn có thể cứu được của hợp tác toàn cầu. Chính quyền Trump trong khi đó bắn trọng pháo từ bên ngoài theo đủ mọi hướng, nhưng không thu được kết quả thực tế nào”.
Sai lầm khiến viện dưỡng lão Thụy Điển trả giá
Gần một nửa ca tử vong vì Covid-19 ở Thụy Điển là người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão, nơi họ chậm trễ được cho nhập viện khi đổ bệnh.
Reza, cha của Lili Sedghi, không được bác sĩ khám vào ngày ông qua đời vì Covid-19 tại viện dưỡng lão ở phía bắc thủ đô Stockholm của Thụy Điển. Một y tá cho biết ông đã được tiêm morphine vài giờ trước khi chết, nhưng ông không được trợ thở, nhân viên cũng không gọi xe cứu thương.
"Không có ai ở đó, ông ấy chết một mình", Sedghi nói. "Thật không công bằng".
Một phụ nữ sống tại viện dưỡng lão ở Stockholm, Thụy Điển ngày 4/5. Ảnh: AFP.
Gần 3.700 người chết vì nCoV ở Thụy Điển, hầu hết trên 70 tuổi, mặc dù nước này nhấn mạnh ưu tiên bảo vệ nhóm gặp rủi ro cao, trong đó có người già sống tại các viện dưỡng lão. Thụy Điển, với dân số hơn 10 triệu dân, không áp đặt hạn chế nghiêm ngặt như hầu hết châu Âu. Thủ tướng Stefan Lfven tuần trước thừa nhận "đã không bảo vệ được những người dễ bị tổn thương nhất, những người cao tuổi".
Thụy Điển đã cấm người bên ngoài đến thăm viện dưỡng lão từ ngày 31/3. Nhưng cũng như nhiều nước châu Âu khác, người thân, nhân viên và quan chức công đoàn lo ngại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi đã nhận quần áo bảo hộ quá muộn và trong giai đoạn đầu dịch bùng phát, một số nhân viên có thể đã đi làm dù có triệu chứng Covid-19.
Hiện giờ, ngày càng nhiều nhân viên viện dưỡng lão chỉ trích giới chức y tế khu vực về các quy định không khuyến khích họ đưa người cao tuổi ở viện dưỡng lão đến bệnh viện và ngăn họ sử dụng biện pháp trợ thở mà không có sự chấp thuận của bác sĩ, kể cả chăm sóc cấp tính hay giảm nhẹ (giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng, đau đớn vào giai đoạn cuối đời).
"Họ nói với chúng tôi rằng không nên đưa bất cứ ai đến bệnh viện, ngay cả những người không quá cao tuổi", Latifa Lfvenberg, y tá từng làm việc tại một số viện dưỡng lão quanh Gvle, phía bắc Stockholm, vào giai đoạn đầu dịch bùng phát, nói.
"Một số người có thể còn rất nhiều năm để sống với người thân yêu, nhưng họ không có cơ hội vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời", cô nói. "Họ ngạt thở đến chết. Thật khó khăn và đáng sợ khi chứng kiến cảnh tượng đó mà không thể làm gì".
Lfvenberg đang làm việc tại khoa chuyên điều trị người nhiễm nCoV trong một bệnh viện lớn ở thủ đô Thụy Điển. Cô nói rằng những bệnh nhân cô đang điều trị là bằng chứng cho thấy người cao tuổi không được nhập viện. "Chúng tôi không thấy nhiều người cao tuổi ở đây. Đa phần là những người trẻ hơn, sinh ra trong thập niên 90, 80, 70".
Một kỹ thuật viên y tế khẩn cấp tại Stockholm cho biết cô chưa từng được yêu cầu đến viện dưỡng lão với lý do liên quan đến Covid-19, dù được điều động làm thêm giờ.
Mikael Fjllid, nhà tư vấn người Thụy Điển về gây mê và chăm sóc đặc biệt, tin rằng "rất nhiều mạng sống" có thể được cứu nếu cư dân viện dưỡng lão được điều trị tại bệnh viện hoặc nếu nhân viên viện dưỡng lão được trao nhiều quyền sử dụng biện pháp trợ thở hơn, thay vì chờ đợi đội chuyên xử lý Covid-19 hay kỹ thuật viên y tế khẩn cấp.
"Nếu một người chỉ có hơn 20% cơ hội sống sót nếu không được can thiệp thì cũng có thể cơ hội sống sót sẽ tăng thêm 20% nữa nếu được trợ thở", Fjllid nói.
Các địa phương tự ra quy định về nhân lực và nguồn lực y tế ở Thụy Điển, nhưng theo chỉ dẫn quốc gia, bệnh nhân cao tuổi, dù ở viện dưỡng lão công hay tư, không nên tự động được đưa đến bệnh viện điều trị.
Thomas Linden, Giám đốc Y khoa tại Ủy ban Y tế và Phúc lợi Quốc gia, cho biết các nhân viên nên cân nhắc giữa các lợi ích và rủi ro như lây nhiễm chéo trong bệnh viện và sự bất tiện khi điều chuyển bệnh nhân. Nhân viên y tế không được yêu cầu đối xử phân biệt với bệnh nhân chỉ dựa vào tuổi tác, nhưng họ có thể cân nhắc tuổi sinh học kết hợp với các yếu tố khác, Linden nói thêm.
Về chăm sóc giảm nhẹ, Linden cho rằng không bắt buộc phải trợ thở cho bệnh nhân và thừa nhận "các chuyên khoa và khu vực có ý kiến khác nhau về hiệu quả của việc trợ thở".
Gvleborg, nơi Latifa Lfvenberg từng làm việc khi dịch mới bùng phát, nói rằng nhu cầu của từng bệnh nhân luôn được đặt lên hàng đầu và các y tá có thể gọi bác sĩ để đánh giá có cần cho cư dân viện dưỡng lão nhập viện không. Tuy nhiên, Gvleborg phản đối ý tưởng cho phép nhân viên viện dưỡng lão trợ thở cho bệnh nhân trong chăm sóc giảm nhẹ, vì việc này đòi hỏi đào tạo chuyên môn.
Christoffer Bernskld, phát ngôn viên về lão khoa của mạng lưới y tế Region Stockholm, khẳng định có đủ nguồn lực để đảm bảo mọi bệnh nhân ở thủ đô được chăm sóc cấp tính hoặc giảm nhẹ. Ông chỉ ra rằng tại nam Stockholm có một bệnh viện dã chiến mới chưa sử dụng, cho thấy lý do người cao tuổi không nhập viện không phải vì thiếu giường bệnh.
Trong khi đó, những người chỉ trích chính phủ như Mikael Fjllid coi bệnh viện dã chiến là dấu hiệu cho thấy các quan chức ở thủ đô quá ngần ngại cho người cao tuổi nhập viện vì sợ nguồn lực quá tải, vì các bệnh viện dã chiến là hạ tầng cần thiết để đối phó nếu ca nhiễm tăng đột biến trong tương lai.
Khác với Thụy Điển, đại diện các viện dưỡng lão ở những nước châu Âu khác khẳng định người cao tuổi ở nước họ được điều trị đầy đủ.
Tại Anh, Hiệp hội Y tế Quốc gia nói rằng mọi người nhiễm nCoV đều được chăm sóc "bất kể họ bao nhiêu tuổi hay yếu đến mức nào". Hiệp hội Hỗ trợ Người già và Người khuyết tật Đức cho biết mọi bệnh nhân có triệu chứng Covid-19 đều được bác sĩ khám và không bệnh nhân nào không được chăm sóc. Trong một số trường hợp, toàn bộ người cao tuổi sống trong một viện dưỡng lão đều nhập viện. Nhiều viện dưỡng lão có sẵn thiết bị trợ thở khẩn cấp.
Hiệp hội Y tá Đan Mạch cho biết tất cả bệnh nhân cần trợ thở đều được nhập viện. Chính sách này có thể được xem xét lại nếu thiếu máy thở, tuổi tác không phải là yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này.
Tuần trước, Thụy Điển thông báo giải ngân thêm 2,2 tỷ kronor (220 triệu USD) để đào tạo bổ sung cho nhân viên viện dưỡng lão, với mục tiêu tạo ra 10.000 vị trí y tế sơ cấp và nhân viên chăm sóc. Lfven cho rằng giờ không phải là thời điểm thích hợp để kiểm điểm. Một ủy ban quốc gia sẽ đánh giá cách xử lý dịch ở cấp địa phương, khu vực và quốc gia ngay khi qua giai đoạn khủng hoảng nguy hiểm.
Đó là một thông điệp nửa vui nửa buồn với người thân của những nạn nhân Covid-19 như Lili Sedghi, người mất bố vào tuần trước. "Tất cả những thứ họ làm đều không có hiệu quả, vì nhiều người sống tại cùng viện dưỡng lão với bố tôi đã chết", cô nói.
Gần 1,6 triệu ca nhiễm nCoV ở Mỹ Mỹ ghi nhận thêm gần 21.000 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm lên gần 1,6 triệu, trong đó hơn 93.000 người chết. Số ca nhiễm và chết vì nCoV hiện nay của Mỹ lần lượt là 1.569.659 và 93.473, sau khi nước này ghi nhận thêm 20.829 ca nhiễm và 1.600 ca tử vong. 362.984 người đã bình...